An toàn số cho Nhà báo
Nhà báo cần làm gì để giữ an toàn tác nghiệp trong môi trường số? | |
Nhà báo nữ - ngoài niềm đam mê là nỗ lực làm việc gấp đôi, gấp ba | |
Nhà báo Hồ Quang Lợi: "Báo chí không được theo đuôi mạng xã hội" |
Công nghệ điện tử, công nghệ thông tin vừa là một cuộc cách mạng của nhân loại, vừa đặt ra nhiều thách thức về an toàn dữ liệu, an toàn thông tin đối với người sử dụng.
Theo Thống kê thường niên 2017 của Kaspersky Lab, Việt Nam đứng đầu trong danh sách có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc cục bộ, đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia bị tấn công vào lỗ hổng mật mã hóa, đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc trực tuyến.
Trong bối cảnh đó, vấn đề an toàn tác nghiệp trong môi trường số càng trở nên quan trọng đối với các nhà báo. Trong thời đại báo chí đa phương tiện, đặc biệt là với báo chí điện tử, thì dữ liệu, thông tin số vừa là tư liệu, vừa là sản phẩm, tài sản chủ yếu của báo chí; mặt khác, ngành báo chí không thuộc lĩnh vực khoa học - công nghệ nên kiến thức, kỹ năng về an toàn số của nhà báo, phóng viên còn nhiều hạn chế.
Trên thế giới đã có rất nhiều tổ chức, trường đào tạo báo chí, các tổ chức xã hội về báo chí nghiên cứu sâu và có chương trình, hành động cụ thể để tăng cường an toàn tác nghiệp báo chí thì ở Việt Nam, câu chuyện an toàn tác nghiệp báo chí vẫn chưa được đặt ra một cách toàn diện.
Hội thảo tập trung thảo luận nhằm nhận diện và làm rõ các nguy cơ ảnh hưởng đến nhà báo khi hoạt động trong môi trường số. Từ việc nhận diện nguy cơ, hội thảo hướng tới tìm ra các giải pháp phòng chống, khắc phục và xử lý vấn đề, đồng thời chia sẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản góp phần tăng cường an toàn tác nghiệp cho nhà báo trong môi trường số.
Toàn cảnh buổi hội thảo (Nguồn: BTC) |
Nói về các nguy cơ tác động tới nhà báo từ môi trường số, nhà báo Nguyễn Bá (Phó TBT báo điện tử Infonet) nhấn mạnh việc các nhà báo, phóng viên gặp rất nhiều nguy cơ mất an toàn số khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội (chủ yếu là Facebook).
Minh chứng cho nguy cơ mất an toàn khi tham gia các hoạt động trên mạng xã hội, nhà báo Trương Châu Hữu Danh và Hoàng Thiên Nga đã chia sẻ những câu chuyện thực tế của bản thân khi tài khoản Facebook bị tấn công, giả mạo rất nhiều lần, gây ra nhiều thiệt hại về uy tín.
Bà Hoàng Thiên Nga cho biết, bà đã bị nhiều đối tượng có hành vi vu khống, tấn công, bôi nhọ trên Facebook, Youtube vì lý do liên quan đến hoạt động báo chí của bà.
Chia sẻ câu chuyện an toàn số cho nhà báo ở Hoa Kỳ, TS Terry F.Buss trình bày nội dung "Thách thức từ Fake News". TS F.Buss cho biết, trong thực tế, có những trường hợp nhà báo dùng “fake news” – tin giả khi tác nghiệp. Việc này khiến nhà báo gặp các nguy cơ: Mất uy tín, bị cho thôi việc, kết quả thông tin đạt được trái với mong muốn ban đầu, làm suy giảm sự dân chủ.
Sau khi nhận diện các nguy cơ, những người tham gia đã chia sẻ, thảo luận về các giải pháp đảm bảo an toàn khi hoạt động trong môi trường số bằng nhiều câu chuyện, bài học thực tế.
Theo ông Ngô Văn Tráng (Giám đốc Công nghệ Nội dung, Công ty CP VCCorp), báo chí chính là đối tượng bị tấn công nhiều nhất trong môi trường số ở Việt Nam. Nhiều trang thông tin, báo chí ở Việt Nam đã từng bị tấn công, chiếm quyền kiểm soát bằng cách tấn công đội ngũ phóng viên, biên tập viên, thư ký tòa soạn qua gửi mã độc, âm thầm chiếm hệ thống quản trị nội dung…
Ông Lê Nguyên Khang (Trưởng phòng An toàn thông tin, Công ty CP VCCorp) cho biết, các máy tính và điện thoại di động của người dùng ở Việt Nam – trong đó có nhiều phóng viên, nhà báo – rất dễ dàng bị hacker tấn công, xâm nhập, chiếm quyền kiểm soát.
Nói về giải pháp đảm bảo an toàn khi hoạt động trong môi trường số, ông Khang cho rằng, các phóng viên, nhà báo tuyệt đối không nên cài đặt và sử dụng các phần mềm lạ, không an toàn. Cùng với đó, người dùng nên đặt mật khẩu cho những tài liệu quan trọng khi lưu trữ.
Ông Nguyễn Hòa Văn (Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng: “Cần đưa ra những tài liệu hướng dẫn, cảnh báo để nhà báo tránh được những nguy cơ đe dọa an toàn trong môi trường số. Bên cạnh đó, cần có thêm các nghiên cứu sâu về vấn đề này”.
Những vấn đề đặt ra tại hội thảo như một sự cảnh tỉnh về ý thức tự bảo vệ của nhà báo khi hoạt động trong môi trường số, từ đó tìm ra và áp dụng những biện pháp phòng ngừa các nguy cơ mất an toàn số.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24