Ẩn họa phía sau sự hào nhoáng
Hà Nội: Lan can nhà 3 tầng bất ngờ đổ sập trong đêm |
Theo quan sát của PV, mặt tiền của ngôi nhà ba tầng số 20 Bát Sứ chằng chịt các khung sắt, “lô cốt”, ống nước và dây diện. Chiếm gần trọn phần diện tích tầng một là cửa hàng kinh doanh quần áo, phần diện tích ít ỏi còn lại được cải tạo thành con ngõ nhỏ sâu hun hút, đây cũng là lối đi duy nhất của các hộ dân ở tầng trên.
Ngôi nhà ba tầng số 20 Bát Sứ. |
Đặc biệt, nhằm gia tăng diện tích sử dụng, các tầng trên của ngôi nhà đều được đóng dầm nhô ra ngoài từ 2-3m và đây cũng chính là khu vực xảy ra sự cố vào đêm ngày 1/7 vừa qua. Đến nay, để tạm khắc phục sự cố, phục vụ công tác điều tra, cơ quan chức năng đã gia cố phần lan can bị sập ở tầng hai bằng ống thép và giàn giáo, riêng phần vách che bằng tôn và mái lan can vẫn đang “dính” tạm vào khối nhà chính. Rất may vụ việc không gây thiệt hại về người.
Tình trạng như nhà số 20 không phải duy nhất tại phố Bát Sứ mà còn ở rất nhiều các ngôi nhà trong ngõ phố cổ, các khu chung cư cũ trên địa bàn Thành phố hiện nay.
Là người sinh sống lâu năm tại khu vực phố cổ Hà Nội, ông Nguyễn Minh Huân, một cư dân ở phố Hàng Cá - Hoàn Kiếm cho hay, đa phần các ngôi nhà ở đây đều được xây dựng từ trước năm 1954 và thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Các nhà này đều có chung đặc điểm là nền móng khá thô sơ, chỉ sâu vài chục centimét và chỉ đáp ứng được cho một ngôi nhà từ 1 đến 2 tầng.
Trải qua nhiều thập niên sử dụng, nền cốt của những ngôi nhà này đều đã xuống cấp, lại chịu thêm áp lực rất lớn, khi chủ nhà bất chấp thực tế tiến hành cải tạo, cơi nới, chồng tầng lên thêm từ 1 đến 2 tầng. “Mặc dù hầu hết những ngôi nhà ở khu phố cổ này đều lộ rõ dấu hiệu xuống cấp và đã nằm trong kế hoạch bảo tồn nhưng vấn đề xin sửa chữa bảo dưỡng lại gặp rất nhiều khó khăn” – ông Huân tâm sự.
Về những sự cố liên tiếp vừa qua, theo ông Phạm Sĩ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, thì việc quản lý xây dựng tại Hà Nội vẫn mang tính chất đơn lẻ với từng khu vực đặc thù như khu phố cổ, khu tập thể, biệt thự cổ. Có một thực tế, nhiều căn nhà được quản lý rất tốt vì chỉ có một chủ. Nhưng với một căn mà có hàng chục hộ ở thì không ai là người làm chủ, dẫn đến tình trạng xuống cấp.
Từ những sự cố trên Hà Nội cần có giải pháp tổng thể, trong đó đầu tiên phải xác định ai là chủ sở hữu, quản lý để quy rõ ràng trách nhiệm quản lý và người sử dụng, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tương tự, với các khu tập thể, chung cư hiện nay cũng cần có quy chế quản lý rõ ràng theo Luật Xây dựng để không xảy ra tình trạng xuống cấp không có ai sửa chữa, cải tạo.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14