--> -->

Ấm lòng đón Tết

Với quyết tâm “không để ai bị ở lại sau lưng”, “nhà nào cũng được vui xuân đón Tết”, những năm qua thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực để cải thiện đời sống nhân dân, nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo, ai cũng được vui Xuân đón Tết.
am long don tet Ấm lòng đón Tết nơi tiền tiêu của Tổ quốc
am long don tet Mang Tết đến với mọi nhà
am long don tet Vui Xuân, đón Tết cùng quân dân trên đảo Thổ Chu

Đến khu vực miền núi thuộc huyện Ba Vì vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Canh Tý này, chúng tôi thấy rõ sự đổi thay của vùng quê vốn được xem là nghèo khó nhất Thành phố. Trong ngôi nhà vững chãi bên sườn núi, anh Dương Phú Nam (sinh năm 1991), thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì ngân nga những giai điệu ngày Tết, khiến không khí Tết càng trở lên rộn ràng: “Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi. Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi. Đàn em thơ khoe áo mới. Chạy tung tăng vui pháo hoa…”.

Thấy chúng tôi đến thăm, anh Nam dừng lời ca, phấn khởi đón khách. Bên ly trà nóng ngày cuối năm, anh kể: “Sau khi được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để xây dựng nhà ở vào năm 2018, gia đình tôi đã có nếp nhà bình yên, các thành viên yên tâm vui sống, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo.

am long don tet
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Phạm Bá Vĩnh (thứ 3 từ trái sang) thăm, chúc Tết công nhân lao động ngành Giao thông vận tải Hà Nội.

Đến năm 2019, gia đình tôi tiếp tục đề nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi với số tiền 50 triệu đồng từ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo việc làm và dùng số tiền này đầu tư xây dựng chuồng trại, mua lợn, bò, gà giống để chăn nuôi, mở rộng diện tích trồng cây thuốc nam - nguồn dược liệu quý của đồng bào dân tộc Dao cư trú tại xã Ba Vì.

Nhờ sự quan tâm của các cấp, nhờ đồng vốn vay cuối năm 2019, tôi đã làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Tôi muốn dành cơ hội thụ hưởng chính sách ưu đãi cho những hoàn cảnh khó khăn hơn. Tết này nhà tôi vui lắm vì được đón Tết trong nhà mới, hơn thế nữa, kinh tế gia đình cũng khấm khá hơn”.

Cũng giống như anh Dương Phú Nam, năm nay, Tết của gia đình bà Hoàng Thị Quy, thôn Hợp Sơn - một trong những hộ được đánh giá là nghèo “bền vững” ở xã Ba Vì cũng vui hơn khi cơ hội thoát nghèo rộng mở. Trò chuyện với phóng viên, bà Quy chia sẻ: “Kinh tế gia đình tôi còn rất khó khăn nhưng trong gia đình cũng có thành viên còn khả năng lao động. Đặc biệt, trong năm qua, tôi được cơ quan chức năng tặng một con bò sinh sản làm nguồn sinh kế, nên gia đình tôi sẽ nỗ lực làm ăn với hy vọng sẽ thoát nghèo. Để củng cố cho quyết tâm của mình, năm 2019, tôi đã làm đơn xin thoát nghèo”.

Ngoài hai trường hợp nêu trên, trong năm 2019, xã Ba Vì có 43 hộ thoát nghèo, trong đó có hơn 20 hộ tự làm đơn xin thoát nghèo; không có hộ nào tái nghèo; đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 16,04% vào cuối năm 2018, xuống còn 7,47% vào cuối năm 2019. Đời sống văn hóa, tinh thần của hơn 2.000 người dân trên địa bàn xã, với 98% là đồng bào dân tộc Dao ngày càng ổn định, phát triển…

Không riêng huyện Ba Vì, hiện nay, bức tranh kinh tế - văn hóa - xã hội ở những địa phương tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nổi lên những gam màu tươi sáng. Điển hình như xã An Phú, huyện Mỹ Đức đã được quy hoạch trở thành điểm du lịch; xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ đã về đích xây dựng nông thôn mới...

am long don tet

“Có được kết quả này là nhờ Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách của trung ương, Thành phố đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để thực hiện hơn 40 dự án nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”- ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho hay.

Cùng với người nghèo, những người già cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa và nhiều hoàn cảnh khó khăn khác cũng luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Thành phố, các cấp, ngành, đoàn thể. Năm 2019, Hội đồng nhân dân Thành phố có Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND về “Một số chính sách đặc thù hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ gia đình không có khả năng thoát nghèo.

Vui với niềm vui thoát khỏi cảnh nghèo, khắp các thôn, làng vùng dân tộc thiểu số ở Hà Nội rộn ràng không khí đón Tết. Người Dao chuẩn bị các lễ vật cho lễ Tạ ơn, tết Nhảy, người Mường say sưa luyện tập cồng, chiêng...

Tiếng khèn, chiêng, trống vang lên kết hợp với những điệu múa mang đậm sắc thái văn hóa dân gian, vừa phiêu linh, vừa huyền ảo, hòa theo niềm hân hoan của lòng người, diễn ra giữa cảnh sắc đất trời dần vào xuân... đã tạo nên bức tranh “no ấm, tươi vui” trên vùng rẻo cao của Thành phố.

Thụ hưởng chính sách này, nhiều trường hợp người già cô đơn không nơi nương tựa đã được đưa vào các Trung tâm Bảo trợ xã hội của Thành phố để nuôi dưỡng thường xuyên. Bà Nguyễn Thị Thực - thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng là một trong những trường hợp như thế.

Trò chuyện với phóng viên, bà Thực rưng rưng xúc động: “Sau bao năm phải sống trong cảnh ở nhờ, một mình chịu đau đớn do tác động của bệnh thấp khớp, bệnh tắc nghẽn phổi kéo dài, giờ đây, tôi được vào Trung tâm Bảo trợ xã hội 3, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm sinh sống và được chăm sóc rất tận tình. Hàng ngày đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm khám sức khỏe, hướng dẫn tôi tập thể dục; hơn nữa, ở đây tôi còn có người đồng cảnh ngộ để trò chuyện, tâm tình, cùng động viên, chia sẻ lẫn nhau… Tết Canh Tý năm nay thật sự là cái Tết ấm áp của tôi khi được đón Tết với gia đình mới”.

Tại Trung tâm Nuôi dưỡng Trẻ khuyết tật Hà Nội, thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ), niềm vui đón Tết Nguyên đán của hơn 100 trẻ khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt đang sống tại đây năm nay cũng trọn vẹn hơn khi các cháu được sinh hoạt, học tập trong những căn phòng mới do thành phố vừa đầu tư sửa chữa, nâng cấp với nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng; đồng thời đón thêm những người bạn mới vào theo Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND.

Tương tự, những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt sống tại Làng trẻ em Birla, Làng Trẻ em SOS Hà Nội, phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) cũng nhộn nhịp không khí Tết với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa. Nào là biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao; nào gói bánh chưng, nấu các món ăn truyền thống; nào chia sẻ những chuyện chung, chuyện riêng, những ước mơ cho năm mới.

…Một mùa xuân mới lại về, niềm vui của người nghèo, người yếu thế bừng lên qua nụ cười, ánh mắt khi được được đón nhận sự quan tâm, sẻ chia, hỗ trợ của Thành phố, các cấp, ngành và của cộng đồng xã hội đã lan tỏa thêm hơi ấm, sức xuân và cho mùa xuân thêm trọn vẹn với tất cả mọi người.

Diệp Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil lập kỷ lục với chức vô địch World Cup lần thứ 7

Tuyển Brazil tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trong làng bóng đá bãi biển thế giới khi đánh bại Belarus với tỷ số 4-3 trong trận chung kết World Cup bóng đá bãi biển 2025, qua đó lần thứ 7 lên ngôi vô địch.
Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2/9

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9.
Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Thực hư thông tin TP.HCM và Hà Nội cấm ô tô đời trước 2017 lưu hành trên địa bàn

Những ngày qua, trên nhiều diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội xuất hiện thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới, trong đó có quy định về Hà Nội và TP.HCM sẽ cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn. Thông tin ngay lập tức lan truyền và gây "xôn xao" dư luận. Thậm chí khiến nhiều người lo lắng, bức xúc.
Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ đêm nay 12/5, cấm toàn bộ xe đường Vành đai 3 trên cao hướng Big C - Mai Dịch

Từ 22h đêm nay (12/5), Vành đai 3 trên cao chiều từ siêu thị Big C đến cầu Mai Dịch, các lực lượng chức năng tổ chức cấm toàn bộ xe để phục vụ sửa chữa mặt đường và khe co giãn đường.
Người “ươm mầm” giọng hát

Người “ươm mầm” giọng hát

Nếu hỏi về những gương mặt thầm lặng đứng sau thành công của nhiều giọng ca trẻ, cái tên Lê Thị Kim Tuyến chắc chắn sẽ được nhắc đến với sự trân trọng đặc biệt. Là giảng viên Khoa Thanh nhạc, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, cô Tuyến không chỉ được biết đến như một người thầy tận tụy mà còn là người gieo niềm tin, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Trao học bổng cho 100 con công nhân, viên chức, lao động vượt khó học giỏi

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 109/KH-LĐLĐ về việc biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô tiêu biểu" năm 2025; tuyên dương và trao học bổng cho con CNVCLĐ Thủ đô đạt thành tích cao, vượt khó học giỏi năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đông Anh, Hà Nội, các hộ dân đang gặp vướng mắc liên quan đến Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sái tại ngã ba Kim phần lớn là công nhân Nông trường Đông Anh II trước đây. Các hộ đang gặp khó khăn về kinh tế, không có chỗ ở nào khác trên địa bàn huyện, không thể tạo lập được chỗ ở sau khi thu hồi đất.
Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

Thông tin mới vụ 4 lao động Việt Nam tử vong trong căn hộ thuê ở Đài Loan

3 trong số 4 nạn nhân người Việt Nam được phát hiện tử vong trong một căn hộ cho thuê ở Đài Loan là người ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Bài 2: Đa dạng hình thức chăm lo đời sống cho người lao động

Nắm bắt nhu cầu của người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai hiệu quả các hoạt động, mô hình để nâng cao chất lượng đời sống, giúp người lao động có điều kiện, cơ hội tái tạo sức lao động để làm việc năng suất, hiệu quả hơn.
Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Bài 1: Quẩn quanh với guồng quay “nhà trọ - công ty”

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, là địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp hoạt động, thu hút hàng triệu lao động sinh sống và làm việc. Thực tế cho thấy, nhu cầu thụ hưởng các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống của người lao động ngày càng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, với vai trò của mình, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động.
Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người

Nhắc lại câu chuyện buồn của đồng nghiệp vừa ra đi cách đây 5 ngày, do không may bị tai nạn trên chính cung đường làm việc vào lúc nửa đêm, chị Ninh Thị Loan - công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Môi trường đô thị Hà Nội cho rằng: Việc đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.
Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5, người lao động được nhận mức lương thế nào?

Theo quy định, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục. Nếu có việc phải đi làm vào ngày nghỉ lễ này, người lao động sẽ được nhận mức lương cao gấp gần 5 lần.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức

Thực hiện Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị và Kết luận số 128-KL/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện nghiêm chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, chuyển công tác, tiếp nhận, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Cung cấp kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ trong việc quản lý tài chính

Sáng nay (10/4), Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam tổ chức hội nghị “Tư vấn kiến thức quản lý tài chính gia đình năm 2025” cho hơn 100 hội viên phụ nữ tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động