Âm hưởng hào hùng của những kỷ vật
Tầm vóc Đại hội XII của Đảng có ý nghĩa lịch sử |
Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năng. |
Sau nhiều lần hẹn gặp, tôi mới được Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năng – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (BTLSQSVN) tiếp chuyện vào một buổi sáng đầu đông.
Biết tôi gặp ông nhằm viết về BTLSQSVN, ông mừng lắm, nhưng bảo: “Nhà báo đừng viết riêng về BTLSQSVN mà hãy viết về những câu chuyện hào hùng của lịch sử dân tộc Việt Nam, về những con người đã hy sinh thầm lặng để bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc thông qua những kỷ vật thiêng liêng mà họ đã để lại. Những kỷ vật tưởng như vô tri, vô giác, nhưng chứa đựng những câu chuyện lay động lòng người”.
Nâng ly trà lên ông kể, BTLSQSVN hiện lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị, hiện vật có giá trị trong đó có tấm bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
Đây là tấm bản đồ miền Nam Việt Nam được can 12 mảnh, phía trên có chữ "Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh", phía dưới góc bên phải có dòng chữ "Làm tại chỉ huy sở, ngày 22.4.1975" và chữ ký của đồng chí Phạm Hùng - Chính ủy Chiến dịch, ký tên là Bảy và của Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch.
Tấm bản đồ này được các cán bộ Phòng Tác chiến - Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - cùng cán bộ tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thực hiện từ ngày 15.4.1975, dưới sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy chiến dịch tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ở căn cứ Tà Thiết, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sau nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung, xin ý kiến của Bộ Chỉ huy chiến dịch, Quân ủy TƯ và Bộ Chính trị, ngày 22.4.1975, bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” hoàn thành, thể hiện 5 hướng tiến công vào Sài Gòn. Sau khi Bộ chỉ huy chiến dịch duyệt lần cuối cùng, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Chiến dịch Hồ Chí Minh cùng ký lên bản đồ với sự chứng kiến của đồng chí Lê Đức Thọ - đại diện Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng tại mặt trận và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tiếp đón Đoàn Bộ Quốc phòng Slovakia. |
"Tấm bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” là kết quả của cả một quá trình lao động sáng tạo, sự tập trung trí tuệ cao độ của tập thể Bộ Chỉ huy chiến dịch để thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy TƯ trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Bản đồ góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, thể hiện quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta" - Thiếu tướng Năng khẳng định.
Qua buổi trò chuyện với giám đốc bảo tàng, có một câu chuyện làm tôi xúc động mãi, là chuyện về số phận ly kỳ của cuốn nhật ký bằng tranh của chiến sĩ, họa sĩ Lê Đức Tuấn. Đó là những bức họa vội vàng của người lính ghi lại những khoảnh khắc rất đỗi dung dị, yên bình trong những thời khắc yên tiếng súng. Nếu những bức tranh đó chỉ dừng ở việc họa sĩ Tuấn lưu giữ và tặng lại bảo tàng thì sức lan tỏa của nó chưa đủ mạnh để làm mọi người xúc động, nhưng với việc một sĩ quan Mỹ đã cất giữ trong suốt 41 năm và mong được trả lại kỷ vật thiêng liêng cho chủ của nó thì thực là một điều đặc biệt. Cuốn họa ký đã sang tận bên kia bán cầu, nhưng khi trở về đất mẹ, nó vẫn phẳng phiu và vẫn nguyên màu sắc vốn có.
Cuốn nhật ký bằng tranh của họa sĩ Lê Đức Tuấn chắc chắn sẽ khiến cho mọi người ở thời hậu chiến có những cảm xúc vô cùng đặc biệt. 109 bức ký họa toát lên hình ảnh những chặng hành quân, trú quân, mỗi vùng tác giả đi qua, về những sinh hoạt của bộ đội, người dân. Qua cuốn nhật ký bằng tranh đó, cũng có thể hình dung về cuộc sống gian khổ mà hào hùng của các chiến sĩ ở chiến trường Tây Nguyên những năm 1967-1968.
Trong một lần càn quét vào đầu năm 1968, Thiếu tá Mỹ Robert B.Simpson (thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 8, thuộc sư đoàn 4 bộ binh của quân đội Mỹ ở vùng Pleiku - Kon Tum) nhặt được cuốn nhật ký này. Simpson thật sự ngỡ ngàng bởi những bức tranh quá đẹp, nên ông đã giữ lại. Cựu binh Simpson chia sẻ: "Thông thường, những người lính của bất kỳ bên tham chiến nào cũng đều hiểu rằng cái đẹp và sự nhạy cảm hình như không tồn tại trong chiến tranh. Nhưng tác giả của những bức tranh này lại khác. Ông không chỉ là một người lính dũng cảm mà còn là một hoạ sĩ vẽ những bức tranh đẹp đến nao lòng".
Sau khi nhặt được cuốn nhật ký của hoạ sĩ Lê Đức Tuấn, ông Simpson lấy 3 bức tranh trong cuốn nhật ký, gửi về cho người vợ bên quê nhà. Ông muốn khi xem những bức tranh trên, người vợ của mình sẽ hiểu được hiện thực cuộc chiến nơi chồng mình đang tham gia. Sau đó, 3 bức tranh nói trên nhanh chóng được tờ báo địa phương The Columbus Enquirer ở bang Georgia, số ra ngày 20.5.1968 đăng với tiêu đề: "Chuyện từ những bức ký họa của người lính Bắc Việt tử trận" do phóng viên Charles Black thực hiện.
Trước khi qua đời vào năm 1984, ông Simpson mới trao lại cuốn nhật ký cho con gái Penny Peers Hicks. Bà Penny Peers Hicks cho biết, “Cha tôi luôn trân trọng kỷ vật đó và ông có tâm nguyện muốn trao lại cuốn ký họa cho chủ nhân của nó”. Bà Hicks cho biết thêm, mỗi lần ông Simpson mở xem tranh của họa sĩ Tuấn lại luôn gợi cho ông những hồi ức đáng sợ về cuộc chiến tàn khốc ở Việt Nam. Mãi đến năm 2009, bà Hicks mới có cơ hội trao cuốn nhật ký cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Khi nhận được cuốn nhật ký này, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã có kế hoạch tìm tác giả của nó, dù nhiều người đều nghĩ tác giả đã hy sinh. Và cuộc tìm kiếm được tiến hành trên danh sách liệt sĩ hy sinh trong năm 1968, nhưng không có kết quả. Nhưng điều kỳ diệu là tác giả của cuốn họa ký vẫn còn sống. "Tôi đã bật khóc khi biết được hoạ sĩ Lê Đức Tuấn - tác giả của các bức tranh còn sống..." (trích tâm sự của bà Hick gửi họa sĩ Lê Đức Tuấn).
Tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam còn có nhiều kỷ vật đặc biệt như thế. Các kỷ vật sẽ mãi luôn im lặng, nhưng luôn chất chứa trong đó âm hưởng hào hùng của những giai đoạn lịch sử của dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22