--> -->

9 tỷ USD xuất khẩu thủy sản - mục tiêu đầy thách thức

Sau khi lập hàng loạt kỷ lục về xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022 về tổng kim ngạch xuất khẩu (đạt 5,7 tỷ USD, tăng gần 40% so cùng kỳ năm 2021), bước sang tháng 7, xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu chững lại khi chỉ đạt 970 triệu USD và giảm 4% so với tháng 6/2022. Cộng thêm nhiều tín hiệu thị trường khác, dự báo xuất khẩu thủy sản cuối năm 2022 sẽ rất khó khăn…
Nhiều cơ hội cho xuất khẩu thủy sản sang thị trường Australia Mỹ giữ vị trí số 1 trong các thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh tại Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau).
Dây chuyền chế biến tôm đông lạnh tại Tập đoàn Minh Phú (Cà Mau).

Trong nửa đầu năm, chỉ có 4 tháng đầu xuất khẩu thủy sản mới thật sự bùng nổ, tăng khoảng 40%. Tuy nhiên sang đến tháng 5 và tháng 6/2022 đã bắt đầu chững lại và đi xuống. Nguyên nhân giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm gây ra dịch bệnh trên vật nuôi khiến sản lượng giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm 2021 cũng cạn dần. Thí dụ như mặt hàng tôm, xuất khẩu tôm trong tháng 6 giảm 1% so cùng kỳ năm 2021 vì thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD.

Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm. Không giống như mặt hàng tôm, nguồn nguyên liệu cá tra không phải là vấn đề lớn, nhưng nhu cầu nhập cũng có xu hướng chững lại ở một số thị trường. Do vậy, xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng chậm lại trong quý II...

Trước tác động của lạm phát và xu hướng tăng giá xuất khẩu của các nước cho nên nhu cầu nhập của các thị trường cũng có những thay đổi. Thí dụ tại Mỹ, lượng tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu nhập hàng của thị trường này từ tháng 6, do vậy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này giảm 8% trong tháng 6 và tiếp tục giảm sâu 23% trong tháng 7/2022.

Theo nhận định chung, tình trạng khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam sắp tới, theo đó dự báo quý III/2022 sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý II và quý I.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhận định, có một số nguyên nhân chính khiến xuất khẩu cuối năm 2022 sẽ gặp khó, bao gồm: Trước hết là các doanh nghiệp thủy sản đang phải gánh nhiều khoản chi phí tăng, tác động kéo theo chi phí đầu vào cho sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thủy sản và các ngành hàng. Theo đó, từ năm 2020 đến nay, với nhiều lý do từ “tắc cảng” do đại dịch Covid-19 và nay là giá nhiên liệu xăng dầu tăng, việc đặt công-ten-nơ vốn đã khó khăn thì giá cước ở hầu hết các chặng tăng 4-5 lần.

Mặt khác, do giá nhiên liệu tăng trong nửa đầu năm 2022 khiến 40-50% số tàu khai thác hải sản nước ta đã nằm bờ khiến nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến giảm từ 70-80% so với trước. Do nguồn nguyên liệu trong nước bị giảm mạnh cho nên các nhà máy chế biến hải sản cũng gặp khó khăn. Các doanh nghiệp buộc phải tăng nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng không đủ cho chế biến.

Một khó khăn khác mà các doanh nghiệp thủy sản đang gặp phải là các thủ tục chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác còn nhiều bất cập. Do đó, các doanh nghiệp vẫn còn vướng mắc khi sử dụng nguồn nguyên liệu khai thác có chứng nhận. Tính tới tháng 6/2022, EU vẫn chưa gỡ thẻ vàng IUU cho thủy sản Việt Nam.

Vì vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng để tốc độ xuất khẩu không tiếp tục đi xuống và cuối năm ngành thủy sản vẫn đạt được mục tiêu xuất khẩu 9 tỷ USD đã đề ra, cần tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp để tháo gỡ những nút thắt chính cho xuất khẩu thủy sản. Trước hết, Chính phủ cần có chính sách đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền, khai thác biển.

Trước mắt là cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền khai thác, sửa đổi quy định ghi nhật ký và số hóa quy trình kiểm tra, cấp xác nhận, chứng nhận khai thác. Riêng về công tác khắc phục thẻ vàng IUU, Tổng cục Thủy sản sẽ chuẩn bị kế hoạch, kịch bản làm việc với đoàn thanh tra EC kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại Việt Nam; tiếp tục tham mưu tổ chức kiểm tra tại các địa phương về việc chống khai thác IUU, khắc phục các khuyến nghị của EC.

Hiện, các chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản cho sản xuất, xuất khẩu còn thiếu, các thủ tục cho nhập khẩu vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Trên cơ sở chiến lược phát triển thủy sản đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021, Chính phủ cần ban hành quy định và chính sách khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu. Ngành thủy sản cần bám sát tình hình sản xuất tại các địa phương, khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho chế biến để tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất hiệu quả trong bối cảnh giá thức ăn, giá vật tư sản xuất trong nuôi trồng thủy sản tăng cao như hiện nay...

Theo Tâm Thời/nhandan.vn

https://nhandan.vn/9-ty-usd-xuat-khau-thuy-san---muc-tieu-day-thach-thuc-post711326.html

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Bochum vs Leverkusen: Bài kiểm tra trước mùa giải mới

Trận giao hữu giữa Bochum và Bayer Leverkusen tại Vonovia Ruhrstadion, dù chỉ mang tính thử nghiệm, hứa hẹn sẽ là một cuộc đọ sức đáng chú ý khi cả hai đội đều có những mục tiêu riêng trong giai đoạn tiền mùa giải. Với một Bochum đang khao khát khẳng định lại mình và một Leverkusen cần lấy lại phong độ, đây sẽ là cơ hội để HLV hai bên kiểm tra chiều sâu đội hình và các phương án chiến thuật.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Chung kết EURO Nữ 2025 - Anh vs Tây Ban Nha: Cơ hội lịch sử “lên đỉnh” châu Âu

Trận chung kết EURO Nữ 2025 vào lúc 23h00 ngày 27/7 hứa hẹn sẽ là một cuộc đối đầu nảy lửa giữa hai cường quốc bóng đá nữ: Nữ Anh và Nữ Tây Ban Nha. Dù được đánh giá là hai đội bóng có thực lực tương đồng, nhưng lịch sử đối đầu gần đây cùng với phong độ hiện tại đang tạo nên một bức tranh nghiêng nhẹ về phía những cô gái đến từ bán đảo Iberia.
Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Nhận định trận đấu Barcelona vs Vissel Kobe: Màn ra mắt mùa giải

Sau những lùm xùm tưởng chừng sẽ hủy bỏ, người hâm mộ bóng đá châu Á cuối cùng cũng có thể thở phào khi trận giao hữu giữa Barcelona và Vissel Kobe đã chính thức được khôi phục. Trận đấu diễn ra vào lúc 17h00 ngày 27/7 (theo giờ Việt Nam) này không chỉ là màn ra mắt mùa giải 2025/26 của gã khổng lồ xứ Catalunya dưới triều đại Hansi Flick, mà còn là bài kiểm tra thú vị với một Vissel Kobe đang có phong độ cực kỳ ấn tượng tại J1 League.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ghé thăm Bảo tàng chiến thắng B52 nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để cả nước tưởng nhớ và tri ân những người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Giữa không gian lịch sử của Bảo tàng chiến thắng B52, từng mảnh xác máy bay cháy đen, từng hiện vật khói lửa như nhắc nhớ về những ngày tháng Hà Nội đỏ lửa, nơi quân và dân đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Đến bảo tàng vào ngày này, mỗi bước chân như chậm lại, lắng nghe tiếng vọng lịch sử, để càng thêm trân trọng sự hy sinh và giá trị của hòa bình hôm nay.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay (27/7): Giá dầu chạm mức thấp nhất trong 3 tuần

Hôm nay (27/7), giá dầu thế giới có tuần giảm nhẹ, mức giảm dao động từ 1 - 3%, về mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Giá dầu giảm do lo ngại trước những tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, cùng với dấu hiệu nguồn cung đang gia tăng. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,39 USD/thùng, giảm 1,07%, giá dầu WTI ở mốc 65,07 USD/thùng, giảm 1,32%.
Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Giá USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (27/7): Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index tăng lên mức 97,67 điểm.
Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Vàng trong nước và thế giới giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (27/7): Giá vàng miếng trong nước giảm mạnh 600.000 đồng/lượng, bán ra ở mức 121,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm những phiên cuối tuần khiến kim loại quý khép lại tuần giao dịch ảm đạm.
Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Giá USD “chợ đen” giảm mạnh chiều bán

Tỷ giá USD hôm nay (26/7): Tại thị trường “chợ đen”, giá USD “chợ đen” giảm 5 VND chiều mua và 25 VND chiều bán so với phiên giao dịch ngày 25/7, giao dịch quanh mốc 26.371 - 26.441 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (26/7): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Hôm nay (26/7), giá dầu thế giới giảm do những tin tức tiêu cực về kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc cùng với dấu hiệu nguồn cung tăng, dù kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại của Mỹ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu trong tương lai.
Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Vàng trong nước bất động

Giá vàng hôm nay (26/7): Giá vàng miếng SJC đi ngang ở mức 119,7 triệu đồng/lượng mua vào và 121,7 triệu đồng/lượng bán ra. Trong khi đó, vàng nhẫn giảm nửa triệu đồng mỗi lượng và vàng thế giới giảm về quanh ngưỡng 3.338 USD/ounce.
Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Dấu hiệu tích cực nào để chứng khoán Việt “chạm đích” nâng hạng

Với kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi ngay trong tháng 9 tới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước.
Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (25/7): Giá bán USD hạ xuống còn 26.399 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (25/7), Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên tại mốc 25.166 đồng/USD. Cùng thời điểm, giá USD bán ra ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi ngang hoặc thấp hơn phiên trước, cao nhất đạt 26.399 đồng/USD. Chỉ số USD index quanh mức 97,52 điểm.
Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Ồ ạt chốt lời, giá lao dốc

Giá vàng hôm nay (25/7): Giá vàng thế giới sụt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư ồ ạt chốt lời. Trong nước, vàng nhẫn và vàng miếng cũng đang giảm mạnh.
Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (25/7): Giá dầu thế giới đảo chiều tăng, trong nước giá xăng giảm

Hôm nay (25/7), giá dầu thế giới tăng do thị trường lạc quan với tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ và sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến trong lượng tồn kho dầu thô tại Mỹ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 69,33 USD/thùng, tăng 1,23%, giá dầu WTI ở mốc 66,17 USD/thùng, tăng 1,43%.
Xem thêm
Phiên bản di động