7 lý do khiến bạn luôn cảm thấy rất khát
7 dấu hiệu bạn ăn quá nhiều muối |
1. Mất nước
Thật ngạc nhiên là lý do số một khiến chúng ta cảm thấy khát là do không uống đủ nước. Đôi khi đó chỉ là thói quen ít uống nước; một số lần khác là chúng ta không nhận ra môi trường ảnh hưởng đến nhu cầu nước của cơ thể như thế nào.
Trời nóng hay ẩm? Bạn có sống ở vùng núi cao không? Hôm nay bạn có tập thể dục không? Tất cả những điều này làm tăng nhu cầu nước của cơ thể, vì vậy sẽ cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
Khi cảm thấy khát, thông thường cơ thể đã mất từ 1 đến 2% mất nước, vì vậy hãy lập kế hoạch trước và mang theo nhiều nước hơn bạn nghĩ là mình sẽ cần - việc có nước dự phòng luôn sẽ tốt hơn.
2. Ăn quá nhiều muối
Nếu bạn có thói quen ăn vặt bằng đồ mặn hoặc bắt đầu một ngày với thức ăn nhiều muối, đó có thể là lý do khiến bạn cảm thấy khát. Tỷ lệ nước/muối là rất quan trọng trong cơ thể. Nếu bạn ăn quá nhiều, cơ thể sẽ tự nhiên muốn pha loãng nó, và điều đó gây ra cơn khát.
Tuy nhiên, người ta còn tranh cãi là liệu uống nhiều hơn có thực sự giúp điều hòa lượng muối tăng trong cơ thể hay không, vì một nghiên cứu năm 2017 trên Journal of Clinical Investigation đã theo dõi 10 phi hành gia vũ trụ và phát hiện ra rằng họ bài xuất natri thừa qua nước tiểu bất kể họ uống bao nhiêu.
Nói cách khác, nếu lượng muối cao và có khả năng làm bạn khát nước, hãy thử muối xuống 2.300 mg một ngày theo khuyến cáo của Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ. Điều đó có thể giúp nhiều hơn việc tiếp tục uống nước như một con cá.
3. Đái tháo đường
Một trong những tình trạng bệnh phổ biến nhất có thể gây ra khát dai dẳng là đái tháo đường týp 2. Về cơ bản, nó hoạt động như thế này: Thận phải làm việc để xử lý hoặc loại bỏ lượng đường thừa trong cơ thể, và khi không thể, đường được bài xuất qua nước tiểu, sẽ kéo theo nước từ cơ thể bạn. Đi tiểu nhiều càng khiến bạn mất nước nhiều hơn, từ đó lại càng khát và vòng xoắn cứ tiếp tục mãi.
Vì vậy, nếu cảm thấy khát và nhận thấy mình đi tiểu nhiều hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu.
4. Khô miệng
Có khả năng là không phải bạn thực sự bị khát mà là bị khô miệng, một tình trạng xảy ra khi các tuyến nước bọt không thể tạo ra đủ nước bọt để giữ cho miệng luôn ẩm ướt. Đây là tác dụng phụ thường gặp của một số loại thuốc, bao gồm thuốc chống trầm cảm, , dramamine, và thuốc huyết áp. Nó cũng có thể do tia xạ và hóa trị, sử dụng thuốc lá, tổn thương thần kinh, và các loại ma túy như cần sa và methamphetamine.
Để làm dịu các triệu chứng, bạn có thể ngậm kẹo chanh cứng, vì nó có thể giúp kích thích tiết nước bọt.
5. Thiếu máu
Thiếu máu là một tình trạng gây mệt mỏi và rụng tóc, nhưng nó cũng có thể gây khát nhiều. Các trường hợp nhẹ có thể có ít hoặc không có triệu chứng, nhưng khi bệnh nặng hơn thì cảm giác khát có thể bắt đầu tăng lên.
Nếu bạn biết mình dễ bị thiếu máu thì nên thông báo triệu chứng này với bác sĩ để tìm xem liệu chúng có liên quan với nhau hay không.
6. Tuổi già
“Khi có tuổi, cơ chế khát và phản ứng khát sẽ không còn mạnh. Điều đó đơn giản có nghĩa là những người cao tuổi thường ít uống nước hơn, và người cao tuổi rất hay bị mất nước nhanh hơn nhiều so với người trẻ.
Nếu điều đó có vẻ giống với trường hợp của bạn, hãy thử đặt lời nhắc để uống nước hoặc đầu tư vào một chai nước công nghệ cao phát sáng khi đã đến lúc phải uống nước.
7. Đái tháo nhạt
Một bệnh hoàn toàn khác với đái tháo đường týp 1 và 2, bệnh đái tháo nhạt không liên quan đến lượng đường trong máu, mà là do thiếu một loại hoóc-môn chống bài niệu. Những bệnh nhân bị tình trạng bệnh hiếm gặp này không thể kiểm soát được lượng nước thải ra qua nước tiểu, khiến họ đi tiểu nhiều hơn nhiều so với người bình thường, dẫn đến tình trạng mất nước, khiến họ phải uống nhiều nước.
Nếu bạn nghĩ rằng đây là trường hợp của bạn, bác sĩ có thể muốn xét nghiệm máu và nước tiểu, hoặc thậm chí thử xét nghiệm không uống nước để xem lượng nước tiểu tạo ra khi bạn không uống bất cứ thứ gì. Từ đó, bác sĩ có thể giúp bạn quản lý bệnh bằng thuốc thích hợp và làm dịu các triệu chứng.
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58