4 sai lầm của mẹ khiến trẻ tiêu chảy kéo dài
Trẻ bị tiêu chảy sử dụng thuốc không đúng, dễ gây phản ứng ngược | |
Vắc xin phòng Rotavirus miễn phí cho trẻ 6 - 16 tuần tuổi | |
Nhiều người bị tiêu chảy do ‘giặc ruồi’ |
Dưới đây là những sai lầm mẹ cần sửa ngay khi chăm sóc trẻ bị đi ngoài do Ths.BS Hoàng Thị Năng khuyến cáo.
1. Dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài
Tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn, cầm đi ngoài là rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nhiều, không nôn, gây khỏi bệnh giả tạo, nhưng thực chất lại khiến bệnh lâu khỏi và trầm trọng hơn. Càng kéo dài càng khiến bệnh tiêu chảy trở nặng, trẻ bị mất nước nhiều và có thể tử vọng nếu không kịp thời chữa trị.
Một số mẹ còn tự ý cho trẻ uống những loại thuốc nam không rõ nguồn gốc mà không biết chúng có thể ảnh hưởng đến gan và thận, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ.
Ths.BS Hoàng Thị Năng khuyến cáo các phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình trạng phân của trẻ |
2. Tự dùng kháng sinh có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Rất nhiều bà mẹ có thói quen tự cho con mình uống thuốc kháng sinh khi bị tiêu chảy. Đây là cách chữa sai lầm vì uống kháng sinh không đúng liều lượng có nguy cơ làm trẻ bị ngộ độc, bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy kéo dài.
Do đó, khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh, bạn cần cho trẻ đến khám bác sĩ và uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn.
Soi phân bằng kính hiểm vi |
3. Kiêng ăn thịt, cá, trứng, sữa, chỉ ăn cháo trắng
Quan niệm kiêng nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và chỉ cho trẻ ăn cháo trắng vì cho rằng vì cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy còn yếu, không thể hấp thụ dưỡng chất sẽ chỉ khiến trẻ kiệt sức, lâu khỏi bệnh hơn.
Ngược lại, khi trẻ bị tiêu chảy, những loại thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa cần được bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày để trẻ không bị kiệt sức vì thiếu chất, đồng thời tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch để trẻ có sức chiến đấu với bệnh tật. Mẹ lưu ý nên chọn thực phẩm tươi ngon và chế biến kỹ để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ trong giai đoạn này.
4. Cho uống oresol không đúng nồng độ
Dung dịch oresol có tác dụng bù nước cho trẻ bị tiêu chảy nhưng nếu trẻ uống với nồng độ đặc hoặc loãng quá sẽ khiến trẻ bị mất nước nhiều, làm tiêu chảy kéo dài hơn. Đặc biệt, orsesol pha quá đặc sẽ khiến trẻ nạp thêm quá nhiều muối, tăng lượng muối có trong máu, khiến trẻ sốt cao, co giật, hôn mê,…
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà để tìm nguyên nhân tiêu chảy
Theo Ths.BS Hoàng Đình Năng, tiêu chảy kéo dài do nhiều nguyên nhân: có thể do nhiễm khuẩn các vi khuẩn, do virus, ký sinh trùng, nấm...; do chế độ ăn… Ngoài ra, tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng của bệnh khác, không liên quan đến hệ tiêu hóa như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai giữa… Loại tiêu chảy này thường tự khỏi khi trẻ được điều trị xong bệnh chính.
Theo Ths.BS Hoàng Đình Năng, muốn trị bệnh tiêu chảy cho trẻ, cần tìm rõ nguyên nhân bằng cách cho trẻ đi khám và làm các xét nghiệm phân tại các cơ sở y tế để có cách điều trị đúng.
Tuy nhiên, trẻ tiêu chảy đi ngoài liên tục và yếu mệt lại cộng thêm với việc chờ đợi ở những nơi khám bệnh đông đúc sẽ rất bất tiện khiến trẻ mệt mỏi đồng thời lây chéo các bệnh tật khác. Các mẹ có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà rất tiện lợi.
Sau khi nhận được thông tin đăng ký, tổng đài bệnh viện sẽ gọi lại và có nhân viên đến tận nhà lấy mẫu phân để xét nghiệm. Kết quả sẽ được trả lại và thông báo cho người bệnh. Sau đó, sẽ có bác sĩ tư vấn qua điện thoại về cách điều trị bệnh cho bé.
Lưu ý khi lấy mẫu phân làm xét nghiệm tận nhà:
Cho trẻ đi ngoài vào bô sạch, không lẫn nước tiểu (không lấy phân trong bỉm).
Dùng que lấy phân (que sẵn vô khuẩn hoặc que sạch), lấy phân chỗ nghi ngờ: nhầy nhớt, lỏng, bọt, máu,... lấy 10- 15g phân vào lọ sạch đậy kín lại. Phân lấy xong bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Cán bộ đến lấy mẫu và tiếp tục được bảo quản để chuyển về khoa Xét nghiệm. Nếu mẫu này bảo quản trong nhiệt độ lạnh có thể duy trì được 4-6 tiếng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47