4 phương án bảo vệ quyền lợi cho NLĐ khi doanh nghiệp phá sản
Nghiên cứu dùng thẻ điện tử thay thế sổ hưu, trợ cấp BHXH bằng giấy | |
Doanh nghiệp phá sản người mua bảo hiểm vẫn được bảo vệ |
Đó là 4 phương án bảo vệ quyền lợi BHXH của NLĐ tại các DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa báo cáo Chính phủ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo Bộ LĐTBXH, đối với NLĐ làm việc tại các DN giải thể, phá sản mà DN nợ tiền đóng BHXH, tiền nợ BHXH sẽ được thanh toán khi thanh lý tài sản của DN. Trường hợp, nếu tiền thanh lý tài sản vẫn chưa đủ trả hết nợ BHXH, Bộ LĐTBXH đưa ra 4 phương án đề xuất:
Phương án 1: Số tiền nợ BHXH còn thiếu, ngân sách Nhà nước đóng bù. Cụ thể: Đối với DN giải thể, phá sản, sau khi thanh lý tài sản được ưu tiên đóng BHXH, trong trường hợp không đủ, ngân sách Nhà nước đóng bù.
Với phương án này, quyền lợi về BHXH của NLĐ được đảm bảo; đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng, NLĐ có đóng BHXH thì mới được hưởng cho dù thanh toán khoản nợ BHXH lấy từ thanh lý tài sản của DN hoặc ngân sách Nhà nước hỗ trợ.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về BHXH, thì ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ tiền đóng đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, không quy định hỗ trợ trợ đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc; Luật Ngân sách Nhà nước cũng không có điều khoản nào quy định việc đảm bảo cho khoản nợ BHXH.
Quy định này có thể sẽ tạo điều kiện cho một số DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH. Để thực hiện phương án này, Chính phủ trình Quốc hội thông qua khoản ngân sách đảm bảo tiền đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản mà còn nợ tiền đóng BHXH (tính lũy kế đến hết năm 2015 là 220,5 tỷ đồng)
Phương án 2: Số tiền nợ BHXH còn thiếu, sẽ dùng Quỹ BHXH đóng bù. Cụ thể: Sau khi thực hiện xử lý tài sản của DN giải thể, phá sản mà không đủ trả tiền nợ đóng BHXH thì quỹ BHXH chịu khoản tiền nợ BHXH không thu hồi được.
Với phương án này, ngoài quyền lợi về BHXH của NLĐ được đảm bảo, còn có ưu điểm là ngân sách Nhà nước không phải bố trí một khoản kinh phí đảm bảo tiền nợ đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản. Tuy nhiên, theo Bộ LĐTBXH lại không đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của Luật BHXH (về bản chất thời gian nợ đóng BHXH không đóng vào quỹ BHXH nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về BHXH).
Mặt khác, cũng như phương án 1, phương án này cũng sẽ khuyến khích các DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH. Để thực hiện phương án này, Chính phủ phải trình Quốc hội (quy định cá biệt hoặc sửa đổi, bổ sung Luật BHXH), trong đó quy định đối với DN đã giải thể, phá sản mà còn nợ tiền đóng BHXH thì NLĐ được ghi nhận thời gian làm việc để giải quyết quyền lợi về BHXH.
Phương án 3: Nếu thu hồi được nợ sau thanh lý tài sản của DN mới xác nhận thời gian đã đóng BHXH cho NLĐ. Cụ thể, cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH đối với NLĐ đến thời điểm đóng đủ BHXH; sau này nếu thu hồi được khi thực hiện xử lý tài sản của DN thì sẽ xác nhận bổ sung cho NLĐ. Với phương án này, sẽ phải sửa đổi một số pháp luật có liên quan theo hướng khi thanh lý tài sản của các DN giải thể, phá sản thì tiền đóng BHXH được ưu tiên trước khi thanh toán các khoản khác.
Ưu điểm của phương án này là đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của Luật BHXH; ngân sách Nhà nước không phải bố trí một khoản kinh phí đảm bảo tiền nợ đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản. Tuy nhiên, quyền lợi về BHXH của NLĐ không được đảm bảo; nhiều trường hợp người sử dụng LĐ đã trích tiền đóng BHXH của NLĐ nhưng không đóng cho cơ quan BHXH.
Phương án 4: Phần còn thiếu được đảm bảo bằng tiền lãi phạt chậm nộp của các DN nợ đóng BHXH. Đây là phương án do Bộ LĐTBXH đề xuất trong quá trình trao đổi, thảo luận khi tổng hợp ý kiến tham gia. Cụ thể, sau khi thanh lý tài sản được ưu tiên đóng BHXH, trong trường hợp không đủ thì được đảm bảo bằng khoản tiền lãi mà người sử dụng LĐ phải nộp khi nợ tiền đóng BHXH.
Phương án này không hoàn toàn đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của luật BHXH; có thể sẽ tạo tiền lệ cho các DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH. Tuy nhiên, ưu điểm của phương án này so với 3 phương án trên là ngoài quyền lợi về BHXH của NLĐ được đảm bảo; ngân sách Nhà nước không phải bố trí khoản kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ đóng BHXH; mặc dù, khoản tiền lãi chậm nộp cũng được nộp vào quỹ BHXH nhưng đây là khoản tiền người sử dụng LĐ phải nộp thêm ngoài khoản tiền nợ BHXH.
Theo Bộ LĐTBXH, 3 phương án đầu đều khó thực hiện, vì phương án 1 khó khả thi trong bối cảnh khó khăn của Ngân sách Nhà nước; phương án 2 không đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, phương án 3 không đảm bảo quyền lợi NLĐ.
Hiện nay, dù ý kiến các bộ ngành còn khác nhau, nhưng Bộ LĐTBXH nghiêng về phương án 4, dùng tiền lãi thu được từ các DN chậm đóng BHXH để cấp bù cho phần nợ BHXH của DN giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn còn nợ. Theo Bộ LĐTBXH, ưu điểm của phương án này là vừa đảm bảo được quyền lợi của NLĐ, cũng không quá vi phạm nguyên tắc đóng-hưởng của Luật BHXH.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49