3 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua đất
Quy hoạch 1/2000 và những điều cần nắm rõ khi mua đất quy hoạch Mua đất có thông tin chuyển nhượng nhưng sổ đỏ vẫn tên chủ cũ được không? "Điểm mặt" những rủi ro phổ biến khi mua đất nền |
Những dạng tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua đất phổ biến
- Tranh chấp về mức “phạt cọc”
Căn cứ Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì mức “phạt cọc” được thực hiện theo quy định sau:
+ Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc (thường là tiền đặt cọc) thuộc về bên nhận đặt cọc.
+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì nghĩa vụ trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Khi các bên có thỏa thuận khác về mức "phạt cọc" như phạt gấp đôi, gấp ba lần tiền đặt cọc thì thực hiện theo thỏa thuận đó.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của các bên: Là tranh chấp nội dung điều khoản quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc.
- Tranh chấp về cam kết của các bên: Khi đặt cọc thông thường người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở cam kết tính pháp lý của quyền sử dụng đất, nhà ở như đã được cấp giấy chứng nhận (sổ hồng, sổ đỏ), nhà đất không có tranh chấp, nhà đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, nhà đất không có thế chấp, đất còn thời hạn sử dụng.
Nếu không đúng như những gì cam kết có thể xảy ra tranh chấp.
- Tranh chấp khác liên quan đến nhà đất như diện tích không đúng,…
Phương thức giải quyết tranh chấp
Cách 1: Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ những bất đồng. Đây là cách giải quyết tranh chấp đơn giản nhưng có điểm hạn chế là hiệu quả không cao.
Cách 2: Hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, giải thích, thuyết phục các bên tìm kiếm giải pháp. Bên thứ ba có thể là người am hiểu pháp luật, có uy tín hoặc thông qua hòa giải viên cơ sở.
Tương tự như thương lượng, hòa giải trong nhiều trường hợp không đạt hiệu quả cao.
Cách 3: Khởi kiện tại tòa án
Khởi kiện là phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự thông qua tòa án. Đây là phương thức giải quyết được hầu hết các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp, kết quả giải quyết được bảo đảm thi hành bởi Nhà nước, nhưng thời gian giải quyết lâu hơn và phải nộp tạm ứng án phí, án phí.
Theo Trang Thiều/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Đường dây lừa đảo 13.000 người: Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 28/01/2025 11:39
Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?
Pháp luật 28/01/2025 10:22
Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo
Pháp luật 28/01/2025 10:10
Phòng ngừa tai nạn giao thông từ các bữa tiệc tất niên
Tư vấn luật 27/01/2025 08:41
Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 20/01/2025 08:46
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn
Tư vấn luật 12/01/2025 23:04
Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù
Tư vấn luật 09/01/2025 18:02
Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR
Tư vấn luật 07/01/2025 12:24
Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn luật 06/01/2025 06:02
Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai
Tư vấn luật 04/01/2025 19:57