1.500 túi dịch truyền Dextran điều trị sốc sốt xuất huyết đã về Việt Nam
Đại diện Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, để có nguồn cung ứng các thuốc chứa Dextran 40 hoặc Dextran 70 điều trị sốc sốt huyết, Cục Quản lý Dược đã chủ động liên hệ với Cơ quan Quản lý Dược phẩm Thái Lan (FDA Thái Lan) để có được sự hỗ trợ và thúc đẩy cơ sở sản xuất tại Thái Lan cung ứng dịch truyền Dextran cho Việt Nam.
![]() |
Nhân viên y tế phun thuốc phòng dịch sốt xuất huyết. |
Dưới sự hỗ trợ của FDA Thái Lan, đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 đã nhập khẩu được 1.500 túi dịch truyền Dextran và đang tiếp tục nhập khẩu thêm để cung ứng cho nhu cầu điều trị.
Ngoài ra, Cục Quản lý Dược nhận được thông tin một đơn vị khác đã tìm được một nguồn cung ứng dịch truyền Dextran khác (từ Pháp) có thể cung ứng cho thị trường Việt Nam. Trường hợp các cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu thì chủ động liên hệ với Công ty để được cung ứng thuốc.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, dung dịch cao phân tử được hướng dẫn sử dụng trong điều trị sốc sốt xuất huyết gồm: Dextran 40, Dextran 70, Hydroxyethyl starch 6% 200.000 dalton.
Trong văn bản gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc đề nghị khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa Dextran 40 hoặc Dextran 70 điều trị sốc sốt xuất huyết mới đây của Cục Quản lý Dược cho biết, các dịch truyền chứa Dextran 40 hoặc Dextran 70 hiện không có sản phẩm nào có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Do đó, việc cung ứng thuốc phải thông qua hình thức cấp phép nhập khẩu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu thuốc gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam.
Cục Quản lý Dược cho biết, hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho Việt Nam.
Để kịp thời cung cấp thuốc chống sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa Dextran 40 hoặc Dextran 70.
Sau khi tìm được nguồn cung ứng, các cơ sở nhập khẩu này cũng phải liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh để xác định nhu cầu, ký hợp đồng và nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu về Cục.
Cục Quản lý dược yêu cầu các đơn vị cung ứng đầy đủ thuốc theo dự trù của các Sở Y tế, bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ khi nhập khẩu được thuốc và báo cáo về Cục Quản lý Dược về tình hình nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47