--> -->

130.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ phải hoàn thành trong năm nay

Năm 2024 sẽ hoành thành khoảng 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là mục tiêu mà Bộ Xây dựng đặt ra.
TP.HCM: Cả năm không có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành “Luồng gió mới” nhà ở cho công nhân 32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo luật mới

Những cột mốc quan trọng

Ngày 22/2, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, kế hoạch triển khai nhà ở xã hội tại nhiều địa phương chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, đây là Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực để đánh giá lại quá trình triển khai Đề án trong thời gian qua, nhận diện khó khăn, thách thức, xác định giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy triển khai Đề án trong năm 2024, trong bối cảnh Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào triển khai thực hiện với nhiều kỳ vọng.

130.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ phải hoàn thành trong năm nay
Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". (Ảnh:VGP/Toàn Thắng)

Tại Hội nghị, Lãnh đạo Bộ Xây dựng đã báo cáo việc triển khai, thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Nhìn chung, việc thực hiện Đề án đã đạt được những dấu mốc quan trọng.

Năm 2024, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ. Đây cũng là yêu cầu và mục tiêu rất cao, đòi hỏi các Bộ ngành và địa phương bám sát và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ Đề án đã đề ra, đặc biệt là rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính… cho các dự án nhà ở xã hội.

Cụ thể, về xây dựng chính sách, trong năm 2023, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Đất đai sửa đổi cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan với nhiều nội dung mới, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Đặc biệt là tháo gỡ tồn tại, vướng mắc để thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Các chính sách mới này, cùng với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia và các Chương trình hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo nhà ở cho các đối tượng chính sách theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ chắc chắn sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ hơn, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Về tình hình thực hiện Đề án, qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.249 khu đất với quy mô 8.390ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.031ha.

Theo đó, một số địa phương quan tâm đến việc quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội như: Đồng Nai 1.063ha, thành phố Hồ Chí Minh 608ha, Long An 577ha, Hải Phòng 471ha, Hà Nội 412ha. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa quy hoạch bố trí quỹ đất nhà ở xã hội như: Ninh Bình, Lai Châu, Nghệ An, Ninh Thuận, Đồng Tháp.

Về kết quả triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2023, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 411.250 căn. Trong đó: Số lượng dự án hoàn thành là 71, với quy mô 37.868 căn; số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 127, với quy mô 107.896 căn; số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 301, với quy mô 265.486 căn.

Nhiều địa phương đã tích cực trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy khởi công xây dựng nhà ở xã hội như: tỉnh Bắc Ninh 15 dự án, 6.000 căn; Bắc Giang 5 dự án, 12.475 căn; Hải Phòng 07 dự án, 11.678 căn; Bình Dương 7 dự án, 6.557 căn; Đồng Nai 8 dự án, 9.074 căn; Bình dương 7 dự án, 6.557 căn; Thanh Hóa 9 dự án, 4.948 căn....

Tập trung và quyết liệt giải quyết

Từ thực tế triển khai các dự án nhà ở xã hội trong thời gian qua, lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng thẳng thắng thừa nhận, bên cạnh nhiều địa phương đang tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu được Chính phủ giao vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc khi thực hiện Đề án.

130.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ phải hoàn thành trong năm nay
Qua tổng hợp báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.249 khu đất với quy mô 8.390ha làm nhà ở xã hội, như vậy so với báo cáo năm 2020 (3.359ha) thì diện tích đất phát triển nhà ở xã hội đến nay đã tăng thêm 5.031ha.

Trước hết, đó là cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời trong giai đoạn đầu của Đề án. Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, đã có thêm các chính sách ưu đãi chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đơn giản thủ tục và các điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội... Tuy nhiên, đến ngày 1/1/2025 mới có hiệu lực thi hành.

Thứ hai, nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp; chưa ban hành kế hoạch triển khai Đề án để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra.

Với gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng, hiện nay đã có 28 tỉnh công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 6 dự án nhà ở xã hội tại 5 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng.

Thậm chí, có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn vừa qua nhưng chưa quan tâm trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án để triển khai đầu tư xây dựng; một số dự án nhà ở xã hội đã khởi công nhưng các doanh nghiệp không triển khai thi công hoặc thi công chậm tiến độ. Việc cải cách thủ tục hành chính; ban hành các cơ chế khuyến khích, ưu đãi thêm của địa phương để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế. Cùng với đó là việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

Để triển khai hiệu quả 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong năm nay, cùng với việc thúc đẩy giải ngân gói 120 nghìn tỷ đồng đạt kết quả tốt hơn, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ cùng các bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Song song với đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để góp ý xây dựng các Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); đồng thời sửa đổi pháp luật về thuế để đồng bộ với Luật Nhà ở (sửa đổi) về các cơ chế chính sách nhà ở xã hội.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Xây dựng cộng đồng văn minh, giữ gìn cốt cách người Hà Nội trong kỷ nguyên mới

Khi đọc Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến mục tiêu xây dựng cộng đồng văn minh, nghĩa tình, và kỳ vọng rằng, những định hướng này sẽ được hiện thực hóa bằng các giải pháp thiết thực, đi vào chiều sâu đời sống.
Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Phường Hai Bà Trưng ra quân thực hiện “Ngày cuối tuần xanh”

Trong không khí thiêng liêng kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hai Bà Trưng đã phát động chương trình “Ngày cuối tuần xanh” trên toàn địa bàn phường. Hoạt động này không chỉ thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến các anh hùng liệt sĩ mà còn là hành động thiết thực hưởng ứng thông điệp “Sạch nhà - Đẹp phố - Xanh Thủ đô”, góp phần xây dựng một Hà Nội văn minh, trong lành.
Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Vân Đình rực rỡ cờ hoa chào mừng Đại hội Đảng

Xã Vân Đình, Hà Nội đang ngập tràn không khí hân hoan và rực rỡ sắc màu cờ hoa, pano chào mừng Đại hội Đảng các cấp.Sự kiện chính trị quan trọng này không chỉ là dấu mốc tổng kết những thành tích đã đạt được, mà còn mở ra định hướng phát triển mới cho địa phương.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Mặt trận

Sáng nay (26/7), Chi bộ Văn phòng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển, Đại hội tiến hành đánh giá kết quả đạt được của Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025; thảo luận và quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được tăng lương tối thiểu

Từ năm 2026, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tăng thêm 2,9% cho người lao động. Như vậy, lương của lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này cũng được tăng theo…
Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Ngày 27/7 hằng năm, Ngày Thương binh - Liệt sĩ là dịp thiêng liêng để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Khơi dậy tinh thần yêu nước và ý chí tự cường của dân tộc

Sáng 26/7, tại trụ sở Hội Nhà văn Hà Nội (số 19 Hàng Buồm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên - Mông” của tác giả Phùng Văn Khai và phát động cuộc thi “Đến với con đường tương lai” dựa trên sách “Con đường tương lai" tập 1 của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Tin khác

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh

Sau phản ánh của Báo Lao động Thủ đô về tình trạng lấn chiếm hồ Cầu Cốc (phường Tây Mỗ, TP Hà Nội), ngày 17/7/2025, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã có văn bản chỉ đạo UBND phường Tây Mỗ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) theo quy định pháp luật và báo cáo kết quả trước ngày 25/7/2025.
Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc

Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ, Hà Nội khi nói về các công trình vi phạm lấn khu vực hồ Cầu Cốc, dù trước đó UBND phường đã ra thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm trước ngày 11/7/2025.
TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch

Di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch là một trong những chương trình trọng điểm về phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay tiến độ thực hiện chương trình nói trên đang gặp nhiều khó khăn và là thách thức vô cùng lớn đối với sự phát triển bền vững của TP.HCM.
Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại

Với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sáng 11/7, phường Kim Liên tổ chức Lễ ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Đây là bước khởi đầu quan trọng, đánh dấu cam kết mạnh mẽ của phường trong việc kiến tạo môi trường sống kỷ cương, văn minh và xanh, sạch, đẹp, chào mừng thành lập phường Kim Liên và Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Kim Liên lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông

Ngày 10/7, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an thông tin về kết quả 6 tháng đầu năm 2025 của lực lượng CSGT. Đáng chú ý có đến 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 424.077 phương tiện các loại.
Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ

Trước tình trạng hệ thống ao hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội bị lấn chiếm, san lấp thời gian qua, ngày 20/3/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-UBND về “phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn TP Hà Nội”. Trong số này có hồ Cầu Cốc thuộc phường Tây Mỗ.
Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước

Lãnh đạo UBND phường Cửa Lò (Nghệ An) vừa chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó tập trung xử lý dứt điểm tình trạng mô tô nước hoạt động tự phát, gây mất an toàn cho du khách.
Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết

Vụ hỏa hoạn khiến 8 người chết, hiện các lực lượng chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc

Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao trước đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị người phụ nữ bán trà đá lớn tiếng xua đuổi, thậm chí "động chân động tay" khi đang đứng đợi xe trên vỉa hè đường Phạm Hùng, trước bến xe Mỹ Đình. Vụ việc làm dấy lên bức xúc về tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hành xử thiếu văn hóa nơi công cộng. Công an phường Từ Liêm đang vào cuộc xác minh, xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động