100% cụm công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải
100% cụm công nghiệp phải xử lý nước thải | |
Xử lý nước thải đổ thẳng ra sông hồ: Vẫn luẩn quẩn! |
Tiến tới áp dụng thu phí nước thải
Tại phiên họp toàn thể UBND Thành phố diễn ra vừa qua, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, TP có 43 CCN đi vào hoạt động ổn định, trong đó có 9 cụm đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng chỉ có 4 cụm xử lý nước thải tốt; 13 cụm không có nước thải, hoặc nước thải quá ít nên chưa phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải. 15 CCN đã được đầu tư theo “Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn TP giai đoạn 2014-2015”.
Đến nay, việc triển khai "Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2014-2015" chậm so với lộ trình, do nhiều nguyên nhân, như thiếu quỹ đất, việc bổ sung quy hoạch phải xin ý kiến nhiều ngành liên quan, kéo dài thời gian; khó khăn về thu hồi đất, đền bù GPMB; Năng lực các đơn vị tư vấn để lập hồ sơ dự án còn hạn chế…
Đặc biệt, một số dự án do UBND các quận, huyện làm chủ đầu tư, chậm triển khai, khó khăn do ngân sách thiếu vốn đối ứng…
Trước đó Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI đề ra mục tiêu đến năm 2020, 100% CCN có khu xử lý nước thải tập trung và HĐND Thành phố đã cụ thể hóa trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, TP quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành theo kế hoạch.
Theo đề xuất của lãnh đạo Sở Công Thương và Sở Kế hoạch - Đầu tư: Đối với các CCN có lượng nước thải ít thì yêu cầu doanh nghiệp không mở rộng ngành nghề sản xuất mới có xả thải; còn lượng thải cũ, cần xử lý cục bộ và Thành phố có hỗ trợ. Mức hỗ trợ chung của Thành phố trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên từ 35% đến 45% mức đầu tư.
Sau đầu tư, nên giao cho doanh nghiệp quản lý, vận hành. Đối với những CCN chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Thành phố phải quyết liệt yêu cầu doanh nghiệp xử lý trước khi xả thải, Thành phố chỉ xử lý khu tập trung bên ngoài; nếu không tuân thủ sẽ có biện pháp xử lý như ngừng sản xuất, đóng cửa doanh nghiệp.
Đồng thời áp dụng xã hội hóa (XHH) xử lý nước thải ở các CCN, và giao cho một đầu mối quản lý, vận hành, không nên giao cho các địa phương đảm nhận vì kém hiệu quả.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng, tinh thần của TP là nước thải tại 100% CCN đều phải được xử lý. Về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xử lý nước thải tập trung, TP sẽ giao cho Sở Xây dựng; Về đầu tư, quản lý, vận hành thực hiện XHH, giao cho DN vận hành, trong đó đầu tư xây dựng mới hệ thống xử lý nước thải tại 19 CCN còn lại. Chủ tịch UBND TP cũng giao Sở Xây dựng, Sở Tài chính xây dựng đề án tính đơn giá, tiến tới áp dụng thu phí nước thải, cả DN, cơ sở kinh doanh và người dân (nước thải sinh hoạt), nhằm bảo đảm cần đối chi phí, giảm chi ngân sách, phấn đấu năm 2017 thực hiện việc này.
Giao Phó Chủ tịch TP phụ trách khối thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu CN về thực tiễn sản xuất, xả thải, quỹ đất... từ đó lên phương án xây dựng khu xử lý nước thải tập trung trên địa bàn TP.
Kinh doanh bán lẻ rượu, thuốc lá phải có giấy phép
Cũng tại phiên họp bàn về vấn đề quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm rượu và thuốc lá trên địa bàn TP, giai đoạn 2020, xét đến 2025, báo cáo của Sở Công Thương thể hiện, Hà Nội hiện có khoảng hơn 9.000 cơ sở tư nhân bán lẻ sản phẩm rượu, trong đó có 936 cơ sở được cấp giấy phép (bằng 13,16%); hơn 86% chưa cấp phép.
Về thuốc lá, toàn TP hiện có 12.269 tư nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá, trong đó có 848 tư nhân được cấp phép kinh doanh... Mục tiêu của 2 quy hoạch đến năm 2020, bảo đảm 100% tư nhân kinh doanh bán lẻ rượu và thuốc lá, phải có giấy phép kinh doanh.
Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, việc lập quy hoạch 2 lĩnh vực kinh doanh rượu và thuốc lá là cần thiết để chuẩn bị thực hiện nghị định mới của Chính phủ về kinh doanh rượu của Chính phủ và nghị định mới về kinh doanh thuốc lá.
Chủ tịch UBND TP yêu cầu, Sở Công Thương cần tiếp tục bám sát Bộ Công Thương để thông tin kịp thời khi Chính phủ ban hành nghị định mới, bám sát vào các nội dung, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch, đúng theo quy định.
“TP chủ trương, việc quản lý kinh doanh rượu, thuốc lá cũng như các loại hình kinh doanh khác, bằng hệ thống mạng để quản lý, nhằm thu thuế và phí theo quy định. Chính phủ cũng có chủ trương việc này, làm tốt sẽ thu hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách” - Chủ tịch UBND TP cho biết.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24