--> -->

10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm 2024

Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); rà soát, hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách để từng bước khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển giáo viên, nhất là đối với môn học mới, môn học tích hợp; hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia... là những nhóm nhiệm vụ trọng tâm ngành Giáo dục sẽ tập trung triển khai trong năm 2024.
Tết sẻ chia với cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non B Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến diễn ra ngày 11/5 Vững hậu phương - Tết đong đầy yêu thương

Năm 2023 là năm trọng tâm trong quá trình đổi mới, đặc biệt là đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT). Toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Chương trình GDPT 2018; trong đó vừa đánh giá việc triển khai Chương trình của lớp 3, 7, 10; vừa trực tiếp triển khai cho lớp 4, 8, 11 và chuẩn bị cho lớp 5, 9, 12. Qua triển khai thực hiện, dấu ấn quan trọng nhất là trường học không ngừng được đổi mới, nhà giáo hào hứng với đổi mới, học sinh năng động tích cực hơn.

Bên cạnh đó, việc biên soạn, thẩm định, phát hành sách giáo khoa theo Chương trình GDPT 2018 cũng đã được hoàn thành đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.

10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm 2024
Năm 2023 là năm trọng tâm trong quá trình đổi mới, đặc biệt là đổi mới GDPT.

Cũng trong năm 2023, công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đã được tổ chức với chất lượng tốt, đảm bảo công bằng, an toàn gắn với chuyển đổi số, đem lại thuận tiện cho thí sinh và người dân. Cùng đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025. Đây là bước đổi mới trong kiểm tra đánh giá để phù hợp với Chương trình GDPT mới, được dư luận xã hội đồng thuận khá cao.

Về công tác xây dựng thể chế, năm 2023, Bộ GD&ĐT đã tập trung rà soát các văn bản quy định liên quan đến chế độ chính sách cho nhà giáo, tài chính giáo dục, tự chủ đại học… Trong đó, nhiều chính sách đã được ban hành mới hoặc điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn và mở đường cho đổi mới GDPT... Ngoài ra, rất nhiều các nhiệm vụ lớn, nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ thường xuyên trên hầu khắp các mảng công tác đã được triển khai và hoàn thành tốt.

Phát huy những kết quả đã đạt được; trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD&ĐT, năm 2024, Bộ GD&ĐT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, tổ chức triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; triển khai thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, triển khai Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.

Thứ hai, tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT; tập trung rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ, hoàn thành dứt điểm các văn bản Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhưng chưa hoàn thành trong năm 2023. Tập trung triển khai xây dựng Luật Nhà giáo bảo đảm tiến độ, chất lượng.

10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm 2024
Năm 2024, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông an toàn, nghiêm túc, hiệu quả; đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025.

Thứ ba, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 3 - 5 tuổi và Nghị quyết về đổi mới Chương trình Giáo dục mầm non; trình Chính phủ ban hành Đề án phát triển cơ sở giáo dục mầm non và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 06 đến 36 tháng tuổi là con công nhân tại các địa bàn khu công nghiệp. Tổ chức triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với tất cả các lớp học từ lớp 1 đến lớp 12; thẩm định bổ sung sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 (nếu có); biên soạn, thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số lớp 4, lớp 5. Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Chỉ đạo, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 an toàn, nghiêm túc, hiệu quả; chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025.

Thứ tư, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao tại Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị để từng bước khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thiếu giáo viên tại các cấp học do tăng quy mô học sinh, triển khai các môn học theo Chương trình GDPT 2018.

Rà soát, hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách để từng bước khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển giáo viên, nhất là đối với môn học mới, môn học tích hợp. Phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới đối với đội ngũ nhà giáo, nhân viên ngành Giáo dục.

Thứ năm, triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học tập trung xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Tăng cường kiểm định quốc tế các chương trình đào tạo và cơ sở đào tạo.

10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong năm 2024
Qua triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới, dấu ấn quan trọng nhất là trường học không ngừng được đổi mới, nhà giáo hào hứng với đổi mới, học sinh năng động tích cực hơn.

Thứ sáu, tổ chức thực hiện hiệu quả các đề án, dự án tăng cường cơ sở vật chất, nhất là nhiệm vụ được giao trong các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đề xuất Chương trình đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học, xóa phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị dạy học tối thiểu và Chương trình đầu tư phát triển giáo dục đại học để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Chỉ đạo, hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, nhất là vốn đầu tư công bảo đảm hiệu quả, đúng quy định.

Thứ bảy, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; giáo dục quốc phòng, an ninh; giáo dục thể chất và tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng văn hóa học đường; tăng cường công tác tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Triển khai có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong học sinh, sinh viên. Tổ chức thành công Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 31 và Hội khỏe Phù đổng toàn quốc năm 2024.

Thứ tám, tăng cường hội nhập quốc tế, chủ động hợp tác với các nước có nền giáo dục tiên tiến để trao đổi kinh nghiệm, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nước ngoài cho GD&ĐT. Đẩy mạnh việc thu hút sinh viên, nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam. Triển khai hiệu quả các đề án, chương trình học bổng đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài có sử dụng ngân sách nhà nước.

Thứ chín, đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường chuyển đổi số và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực GD&ĐT; tiếp tục xây dựng hạ tầng học tập quốc gia, kho học liệu số dùng chung toàn ngành; hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành, kết nối liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thứ mười, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng pháp luật và thực hiện chính sách pháp luật về GD&ĐT nhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong GD&ĐT. Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo

Kết thúc Tháng Công nhân năm 2025, có 27.075 Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp tổ chức ít nhất một hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025, vượt chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao năm 2025; có 40 địa phương, ngành ghi nhận 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp có hoạt động cụ thể hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Tin khác

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026.
Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Mới đây, tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025 tổ chức tại Hàn Quốc, đội tuyển Blue Light Bug đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã đã xuất sắc giành giải Nhất bảng Advanced, bảng đấu cao nhất dành cho các đội tuyển chuyên nghiệp. Đây là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam đạt được thành tích này ở bảng Advanced của cuộc thi.
Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Với tổng điểm 29,75, em Nguyễn Thị Yến Nhi – học sinh lớp 12D1, Trường THPT Cửa Lò (Nghệ An) đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối C00 toàn quốc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 của thành phố Hà Nội đạt 99,73%, tính chung với cả thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Xem thêm
Phiên bản di động