-->

10 năm người Việt cao thêm được 2,1cm

Theo GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, 10 năm qua người Việt cao thêm 2,1cm, nhưng hiện nay người Việt đang bước vào giai đoạn vàng phát triển chiều cao. Còn ở các nước, như Nhật Bản khi đã đạt được chiều cao như hiện nay, trong vòng 10 năm họ chỉ cao thêm 0,3-0,5 cm.
10 nam nguoi viet cao them duoc 21cm Con dễ lùn vì cha mẹ tự bổ sung canxi
10 nam nguoi viet cao them duoc 21cm 7 yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Người Việt không lùn nhất châu Á

GS Tuyên cho biết, tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2000, chiều cao nam thanh niên 162,3 cm và nữ là 152,4 cm. Đến năm 2010, kết quả điều tra cho thấy chiều cao đạt được của nam là 164,4 cm và nữ 153,4 cm. Hiện Viện Dinh dưỡng đang chuẩn bị cho cuộc điều tra sau 2019 - 2020 để đánh giá sau 10 năm.

Với chiều cao này, sau 10 năm, chiều cao trung bình của người Việt tăng lên mức 2,1cm.

Bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết, tăng trưởng chiều cao của người Việt chậm hơn các nước. Như tại Nhật Bản có giai đoạn trong vòng 15 năm, chiều cao của thanh thiếu niên tăng thêm 2,8 cm (đối với nam) và 2,5 cm đối với nữ. Chiều cao nam thanh niên Nhật Bản đạt được hiện tại là 171 cm, nữ thanh niên là 158 cm. Tương tự, tại Hàn Quốc chiều cao trung bình nam thanh niên là 174 cm, nữ 161 cm.

10 nam nguoi viet cao them duoc 21cm

Theo GS Tuyên, những ý kiến đánh giá chiều cao người Việt thấp nhất trong khu vực là không chính xác. Bởi thực tế, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt là 164cm, nữ giới là 1m54. Chiều cao này tương tự với Philipin là 164cm, Indonesia là 164,4cm.

Chiều cao người Việt tăng chậm hơn các nước, trong 100 năm chiến tranh chiều cao người Việt Nam không tăng trưởng. Nhưng sau chiến tranh và bắt đầu từ năm 1990 người ta thấy trẻ em bắt đầu gia tăng chiều cao. Đến 2000 – 2010, giữa hai cuộc điều tra thấy rất rõ chiều cao đạt được có tăng.

"Ở các nước, như Nhật Bản khi đã đạt được chiều cao như trên, trong 10 năm qua họ chỉ cao thêm 0,3- 0,5cm. Còn chúng ta đang ở tốc độ tăng nhanh như thời kỳ vàng người Nhật trải qua. Đến giờ người Nhật không đạt được mức tăng như vậy nữa", GS Tuyên nói.

"Chiều cao nam đã tăng thêm 2,1 cm, nữ 1 cm, đây là mức tăng nhanh nếu so với các quốc gia khác trên thế giới. Với mức tăng trưởng chiều cao 2,1 cm trong vòng 10 năm qua, chắc chắn chiều cao thanh niên Việt Nam các thế hệ sau sẽ tăng tiếp tục với tốc độ nhanh", GS Tuyên kỳ vọng.

Gien quyết định chiều cao!

Với chiều cao hiện tại, chiều cao của thanh niên Việt Nam còn khá thấp so với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới và thấp hơn chiều cao trung bình cùng nhóm tuổi của đa số các nước trong khu vực châu Á.

GS Tuyên cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở trẻ em, nhưng gien mang tính quyết định nhất. "Tăng chiều cao gien di truyền là chính, nhiều người nói tăng chiều cao do tập luyện, thể dục, sữa... chúng tôi không đồng ý quan điểm đó.

Nhiều nhà khoa học lớn trên thế giới cũng kết luận gien là yếu tố quyết định. Nhưng nếu chúng ta không đảm bảo được dinh dưỡng đầy đủ thì không đạt được đến chiều cao tiềm năng do gien quy định. Vì thế, chúng ta phải can thiệp dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời, một em bé phải được chăm sóc tốt trong 1000 ngày đầu đời, tiền thành niên, vị thành niên rồi đến khi lấy chồng, mang thai... để góp phần thúc đẩy tăng chiều cao đạt được như gien quy định", GS Tuyên nói.

Cùng quan điểm này, BS Nga cho biết, chỉ có 2 giai đoạn để có thể can thiệp phát triển chiều cao là 1000 ngày đầu đời, giai đoạn 2 là trước tuổi dậy thì, và giai đoạn dậy thì.

"Giai đoạn 1000 ngày vàng không bỏ qua được, vô cùng quan trọng. Một nghiên cứu của WHO thấy rằng nếu trẻ 3 tuổi thấp còi nặng, chỉ đạt chiều cao 85cm, khi trưởng thành chỉ cao tối đa 158cm. Nhưng nếu em bé đó chỉ bị suy dinh dưỡng nhẹ, đạt chiều cao 89,5cm, khi lớn sẽ cao 167,3cm. Nếu em bé phát triển tốt, không suy dinh dưỡng, đạt chiều cao 94,5cm lúc trưởng thành có thể cao được 170cm", BS Nga dẫn chứng.

Giai đoạn 2, tuy ít hiệu quả hơn nhưng vẫn tác động được với dinh dưỡng tối ưu, là giai đoạn dậy thì và tiền dậy thì. Vượt qua giai đoạn này không thể can thiệp chiều cao, mà chỉ can thiệp được về cân nặng.

Để cải thiện chiều cao của người Việt, điều quan trọng là cần có những can thiệp dinh dưỡng hợp lý theo chu kỳ vòng đời. Một bé gái phải được chăm sóc từ giai đoạn dậy thì, đến khi mang thai, sinh con và chăm sóc tốt dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời, rồi lại đến giai đoạn dậy thì, sinh con... Nếu không được chăm sóc tốt, một người thấp bé nhẹ cân lại sinh ra em bé suy dinh dưỡng bào thai, suy dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời có tính quyết định chiều cao của trẻ khi trưởng thành.

Giáo sư Tuyên cho biết mục tiêu của Việt Nam năm 2025 là tăng chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi, đối với nam đạt 176 cm, nữ 156 cm. Ngoài ra, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 20%, khống chế tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%.

Theo Hồng Hải/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp

(LĐTĐ) Ô nhiễm không khí đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng tại các thành phố lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Việc chủ động theo dõi chất lượng không khí và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe là cần thiết để giảm thiểu tác động xấu từ ô nhiễm không khí, đặc biệt đối với những người dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính.
Xem thêm
Phiên bản di động