--> -->

10 giải pháp ngắn hạn cần làm ngay để phục hồi kinh tế

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3 của Viện Nghiên cứu và Phát triển Việt Nam đã cho thấy bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế trong 9 tháng vừa qua. Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu theo kịch bản tốt, năm 2021 sẽ có con số tăng trưởng ở mức từ 2,5-3%, tuy nhiên, đây cũng là một con số khó khăn nếu không có các giải pháp ngắn hạn để thúc đẩy động lực tăng trưởng kinh tế. Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo đã đưa ra 10 giải pháp cần làm ngay.
Tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ vươn lên thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Phát huy vai trò của doanh nghiệp, người dân trong phục hồi kinh tế, thích ứng an toàn Cần các gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn, các biện pháp mạnh mẽ hơn để phục hồi kinh tế
10 giải pháp ngắn hạn cần làm ngay để phục hồi kinh tế
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

Thứ nhất, các tỉnh, thành, địa phương cần sớm cho phép hàng hóa, dịch vụ, con người được lưu thông một cách tự do, dễ dàng, thuận lợi vì đây là tiền đề hết sức cần thiết cho hoạt động phục hồi kinh tế. Cần tranh thủ để chào đón 3 sự kiện quan trọng sắp tới. Sự kiện thứ nhất là đợt mua sắm cuối năm, đây là dịp mà mỗi một năm thì tổng cầu của nền kinh tế tăng rất là cao do đặc tính của người dân Việt đều tập trung mua sắm để kết thúc một năm làm việc, kinh doanh, chuẩn bị cho những kế hoạch của năm tới, cho nên quý cuối năm là quý hoạt động đầu tư lẫn tiêu dùng từ cá nhân đến tổ chức đều tăng rất cao. Cho nên phải làm cho các hoạt động thông thương được diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi để chào đón làn sóng này.

Sự kiện thứ hai, đó là hiện nay khi quá trình phục hồi kinh tế quay lại, đặc biệt là các doanh nghiệp sẽ khôi phục lại sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu mua sắm, nguyên vật liệu, trang hoàng lại quán xá, cửa hàng, phục hồi lại các dây chuyền sản xuất đang ngưng trệ và đặc biệt là phục hồi lại các công trình đang dở dang. Họ muốn tiếp tục vận hành thì phải chuyên chở sắt, thép, vữa, trang thiết bị… nhưng đang bị tắc nghẽn rất lớn quá trình lưu thông hàng hóa. Sự kiện thứ ba, đó là học sinh, sinh viên đi học trở lại sẽ kéo theo nhu cầu rất lớn, lúc đó các hoạt động tiêu dùng mới diễn ra một cách đầy đủ. Hiện nay cha mẹ đi làm nhưng con cái vẫn ở nhà thì hàng loạt nhu cầu đó vẫn chưa nhiều. Tóm lại, việc thông thương các dịch vụ cần làm ngay, dễ dàng càng nhanh càng tốt

Thứ hai, liên quan đến giải pháp thứ nhất, các tỉnh, thành, địa phương cần thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ, linh hoạt trong việc vận dụng các nội dung của Nghị quyết 128 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhở rất nhiều lần các địa phương không được đưa ra các sáng kiến, đặc thù của mỗi địa phương để tạo ra sự bất nhất trong chính sách đối với doanh nghiệp, người dân, nhưng cho tới lúc này vẫn còn đang diễn ra ở một vài tỉnh, thành, việc đi lại lưu thông hàng hóa vẫn vướng những sự khác biệt trong chính sách này. Chính vì vậy mà doanh nghiệp, người dân còn rất e dè trong việc có nên bắt đầu ngay từ lúc này hay không hay là tiếp tục chờ một văn bản động thái rõ ràng hơn từ Chính phủ. Chúng ta càng chậm từng nào thì quá trình phục hồi kinh tế càng chậm từng ấy.

10 giải pháp ngắn hạn cần làm ngay để phục hồi kinh tế
Cần sớm có giải pháp thúc đẩy vòng thương mại nội địa. (Ảnh minh họa: BT)

Thứ ba, các địa phương đang có chuyển biến tích cực về tình hình dịch bệnh cũng nên mạnh dạn trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ, tự chịu tách nhiệm về các hoạt động khôi phục sản xuất, kết hợp phòng chống dịch thay vì đưa quá nhiều quy định. Có như vậy, doanh nghiệp mới đủ lạc quan đển vững tin vào sự bền vững trong quá trình phục hồi. Cùng với đó, nên có chế tài xử lý nghiêm nếu doanh nghiệp để lây lan dịch bệnh.

Thứ tư, các gói hỗ trợ kinh tế là rất cần thiết, giống như một nguồn ô xy cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cạn kiệt dòng tiền thì cần gói hỗ trợ bằng tiền. Tuy nhiên, khi dịch bệnh qua đi, trong điều kiện hiện nay không có gói hỗ trợ nào đủ lớn, thì giải pháp cho phép doanh nghiệp hoạt động càng sớm chừng nào càng tốt chừng nấy, đó là gói hỗ trợ tốt nhất

Thứ năm, cần sớm có giải pháp thúc đẩy vòng thương mại nội địa, tận dụng tốt nguồn nguyên, nhiên vật liệu đầu vào trong nước, khai thác thị trường đầu ra trong nước song song với việc cố gắng giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài và các dự án FDI.

Thứ sáu, nhanh chóng cho phép các loại hình kinh doanh dịch vụ chưa thực sự cần thiết như các nhà hàng, quán bar, vũ trường… hoạt động trở lại có điều kiện. Các ngành dịch vụ này khi có dịch xảy ra thì bị đóng cửa đầu tiên, khi hết dịch thì được mở cửa sau cùng, mà đây là ngành dịch vụ dễ khôi phục lại quá trình kinh doanh bởi không quá phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào và họ tạo ra các giá trị gia tăng rất nhanh. Du lịch phải đi kèm với dịch vụ. Chúng ta đang kêu gọi thúc đẩy, phục hồi du lịch, mà du lịch mà không có dịch vụ thì không hiệu quả. Để phát triển phục hồi du lịch thì cần nhanh chóng đưa các dịch vụ phục hồi trong an toàn.

Thứ bảy, xem xét cho học sinh, sinh viên đi học lại. Nền kinh tế là một cỗ máy đòi hỏi sự vận hành đồng bộ, cho đến khi nào trẻ em đi học lại thì nền kinh tế mới phục hồi đầy đủ.

Thứ tám, tiếp tục bao phủ vắc xin và thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ trong độ tuổi được tiêm phòng Covid-19.

Thứ chín, để phục hồi thuận lợi hiệu quả, ưu tiên đảm bảo yếu tố đầu vào, đặc biệt là năng lượng để các nhà máy tăng gia sản xuất

Thứ mười, cần tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm tái thiết, ví dụ như chưa vội thanh tra, kiểm tra để doanh nghiệp tập trung phục hồi.

Bảo Thoa (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, thực hiện các biện pháp xử lý việc xếp hàng giữ chỗ trực tiếp từ sớm, gây mất trật tự công cộng, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Vụ buôn lậu đất hiếm: Cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc bị đề nghị từ 30-36 tháng tù treo

Ngày 14/5, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố bản luận tội, đề nghị mức án đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan đến vụ án đất hiếm ở Yên Bái.
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews: Tương lai tìm kiếm hay thách thức mới cho người dùng?

AI Overviews, tính năng tổng hợp thông tin bằng trí tuệ nhân tạo của Google, đang ngày càng khẳng định vị thế trên trang kết quả tìm kiếm, mang đến một cách tiếp cận thông tin nhanh chóng và tiện lợi chưa từng có cho người dùng. Tuy nhiên, sự phổ biến và mở rộng của AI Overviews không chỉ là một cải tiến công nghệ đơn thuần, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi và thách thức đáng kể cho cả người dùng, các nhà xuất bản nội dung trực tuyến và cộng đồng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 64/CĐ-TTg về việc triển khai các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả thị trường vàng trong bối cảnh giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.

Tin khác

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Cơ hội vàng để mở rộng đầu tư kinh doanh tại Mỹ

Từ ngày 11-14/5, Đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn dẫn đầu cùng hơn 130 thành viên, đại diện cho hơn 100 doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ 2025 (SelectUSA Investment Summit).
Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Số hóa thông tin tạm hoãn xuất cảnh người nợ thuế

Cục Thuế (Bộ Tài chính) và Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa ký kết Quy chế phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin tạm hoãn xuất cảnh bằng hình thức điện tử.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN quy định việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 4/2025 chỉ đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024. Có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 35/63 địa phương đạt trên mức bình quân chung, song vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân và 15 bộ, 12 địa phương giải ngân rất thấp, dưới 5-10%.
Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số

Chiều 6/5, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã thông tin về gói tín dụng 500 ngàn tỷ đồng cho vay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số.
Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm

Sáng nay (5/5), Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) chính thức vận hành hệ thống KRX. Ngay sau phiên ATO, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 8 điểm với số mã tăng áp đảo số mã giảm.
Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ghi nhận những con số tích cực, phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Thủ đô. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 310,2 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng mạnh 58,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Chi cục Thống kê Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 4 tháng năm 2025 ước thực hiện trên 310 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động