Tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ vươn lên thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch
Biết trân quý những ngày vui thì hãy quay về nhà! Vinh danh 10 gương mặt Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2021 Thủ tướng gặp mặt đại diện các tầng lớp phụ nữ nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam |
Theo Ban tổ chức, bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một vấn đề đáng chú ý trên toàn cầu. Đặc biệt với bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ đầu năm 2020 tới nay, phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các tác động kinh tế - xã hội của dịch bệnh. Theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020, đại dịch khiến cho công cuộc thu hẹp bất bình đẳng giới kéo dài thêm khoảng 36 năm.
![]() |
Bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng đại diện Cơ quan Phụ nữ Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. |
Tại Việt Nam, phụ nữ cũng chịu nhiều ảnh hưởng do đại dịch, như suy giảm thu nhập, bị hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn tài chính hay các dịch vụ xã hội, gặp phải các vấn đề về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần… Trong khi đó, họ luôn ở tuyến đầu, là y tá, bác sĩ, điều dưỡng, là nhân viên siêu thị, dịch vụ, là nhân viên môi trường, là công nhân nhà máy, là mẹ, là chị thầm lặng chăm sóc gia đình.
Chính vì vậy, Unilever Việt Nam đã khởi xướng phối hợp với các tổ chức, đơn vị tổ chức hội thảo trực tuyến “Phụ nữ vươn lên thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19” với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về những tác động của đại dịch đến phụ nữ và trẻ em gái, chia sẻ những câu chuyện vượt khó của phụ nữ trong đại dịch. Đồng thời, mong muốn thông qua hội thảo sẽ truyền cảm hứng đến các tổ chức, doanh nghiệp có cùng tầm nhìn và mục tiêu chung tay thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua ba nhóm hành động cụ thể.
Đó là: Đào tạo, nâng cao năng lực về kinh doanh và phát triển kinh tế, tăng cường cơ hội việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là khu vực nông thôn, bán thành thị, các tỉnh phía nam đang bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19; tạo điều kiện tối đa cho phụ nữ tại nơi làm việc. Tăng tiếp cận tài chính cho phụ nữ giúp họ khởi động lại doanh nghiệp, cải thiện sinh kế, vay vốn thoát nghèo vượt qua các giai đoạn khó khăn nhất. Tăng cường cơ hội truy cập nền tảng số cho phụ nữ.
Chia sẻ tại hội thảo, bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết: Trong cuộc chiến chống Covid-19, phụ nữ là lực lượng chiếm số đông, đã và đang xông pha trên tuyến đầu trong lĩnh vực chăm sóc y tế và đảm bảo đời sống xã hội. Bên cạnh lực lượng y tế, còn có đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp ở cơ sở, nơi có dịch đã dốc sức chăm lo cho người dân tại địa bàn. Trong cuộc chiến này, sự tham gia của cán bộ, hội viên phụ nữ là những đóng góp không hề nhỏ. Mặc dù rất vất vả nhưng các chị đều không một chút phàn nàn. Thay vào đó là sự lạc quan và tràn đầy năng lượng để mau chóng chữa khỏi bệnh, sớm trở lại với công việc của mình.
![]() |
Bà Trần Thị Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. |
Nhìn ở góc độ rộng hơn, bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng đại diện Cơ quan Phụ nữ Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam chia sẻ: “Đối với lao động nữ, chúng tôi thấy rằng Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến nhóm ngành chính thức, nhiều phụ nữ mất việc làm dẫn đến mất thu nhập. Theo cáo cáo của USAID, 75% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đã phải giảm giờ làm, tạm hoãn nhiều hợp đồng, cắt giảm lương, sa thải nhân sự trong những ngành mà phụ nữ là lực lượng chủ yếu. Covid-19 cũng ảnh hưởng đến lao động nữ thuộc nhóm ngành không chính thức, không chỉ mất hoặc thiếu việc làm, mà còn thiếu sự bảo trợ xã hội. Đối với nhóm doanh nhân nữ khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, họ phải đối mặt với việc đóng cửa và cắt giảm kinh doanh dẫn đến lượng nhân viên nghỉ việc lớn và doanh thu giảm từ 70% đến 90% tại hầu hết các doanh nghiệp. Điều này khiến các chủ doanh nghiệp nữ không những mất thu nhập mà còn chịu tác động tâm lý sâu sắc…”.
Chỉ ra rằng, kinh tế là đòn bẩy không chỉ giúp phụ nữ tự tin, an yên hơn trong cuộc sống gia đình, mà còn là bước khởi đầu vững chắc để vượt qua các rào cản hướng đến bình đẳng giới, thực sự làm chủ cuộc sống của bản thân và lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến cộng đồng trong bối cảnh đại dịch, bà Nguyễn Thị Bích Vân - Chủ tịch Unilever Việt Nam cho biết: “Chúng tôi tham vọng sẽ trao quyền, trao cơ hội bình đẳng để phát triển đến 1 triệu phụ nữ Việt Nam trong vòng 5 năm tới với 3 trụ cột chính: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; nâng cao vị thế của phụ nữ tại nơi làm việc và phát triển sự nghiệp; và oại bỏ những định kiến bất lợi làm cản trở sự tiến bộ của phụ nữ”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường
Tin khác

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai
Cộng đồng 23/07/2025 07:06

Tránh bão cho xe ô tô
Cộng đồng 21/07/2025 20:27

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh
Cộng đồng 20/07/2025 21:59

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân
Cộng đồng 20/07/2025 08:53

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình
Cộng đồng 20/07/2025 06:55

Quỹ Vì tương lai xanh xác lập kỷ lục chiến dịch dọn rác bờ biển lớn nhất Việt Nam
Cộng đồng 19/07/2025 20:38

Bùng phát nạn mạo danh khách sạn, resort để lừa đảo đặt phòng trực tuyến
Cộng đồng 19/07/2025 14:55

Hương dâu da xoan
Cộng đồng 17/07/2025 15:30

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Infographic 17/07/2025 14:43

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc
Xã hội 16/07/2025 23:13