10 chấn thương hay gặp ở đầu gối và cách điều trị
Đã tìm ra chất giúp khôi phục chức năng não sau chấn thương | |
Cứu sống bệnh nhân bị vỡ eo động mạch chủ hiếm gặp | |
Những nguyên nhân khiến bạn bị bong tróc da chân |
Khớp gối là một khớp phức tạp. Nó cử động giống như bản lề cửa, cho phép chúng ta gấp và duỗi thẳng chân để có thể ngồi, ngồi xổm, chạy và nhảy.
Khớp gối được tạo thành từ bốn thành phần:
• xương
• sụn
• dây chằng
• gân
Xương đùi nằm ở đỉnh của khớp gối. Xương chày tạo thành đáy khớp gối. Xương bánh chè che chắn điểm gặp nhau giữa xương đùi và xương chày.
Sụn là mô đệm cho các xương của khớp gối, giúp dây chằng trượt dễ dàng trên xương và bảo vệ xương khỏi bị va chạm.
Có bốn dây chằng ở đầu gối hoạt động giống như những sợi dây thừng, giữ xương vào với nhau và ổn định chúng. Gân nối các cơ hỗ trợ khớp gối với xương ở đùi và cẳng chân.
Có rất nhiều loại chấn thương khác nhau ở khớp gối. Dưới đây là 10 thương tích phổ biến nhất.
1. Gãy xương
Mọi xương ở trong hoặc quanh khớp gối đều có thể bị gãy. Gãy xương hay gặp nhất trong khớp là xương bánh chè.
Chấn thương do tác động mạnh, như ngã hoặc tai nạn giao thông, là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp gãy xương ở đầu gối. Những người bị loãng xương có thể bị gãy xương ở đầu gối khi bước hụt hoặc trượt chân.
2. Chấn thương dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước (ACL) chạy chéo từ trên xuống trước ở mặt trước khớp gối, mang lại cho khớp độ ổn định quan trọng cho khớp. Chấn thương ACL có thể nghiêm trọng và cần phẫu thuật.
Chấn thương ACL được xếp từ độ 1 đến độ 3. Bong gân độ 1 là tổn thương nhẹ đối với ACL, trong khi độ 3 là rách hoàn toàn.
Vận động viên các môn thể thao va chạm như bóng đá hoặc bóng bầu dục thường bị thương dây chằng chéo trước. Tuy nhiên, va chạm trong thể thao không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra thương tích này.
Tiếp đất không đúng cách khi nhảy cao hoặc chuyển hướng đột ngột có thể dẫn đến rách dây chằng chéo trước.
3. Trật khớp
Trật khớp gối sẽ xảy ra khi các xương ở khớp gối bị chệch ra ngoài vị trí và trục bình thường của chúng.
Trong trật khớp gối, một hoặc nhiều xương có thể trượt ra khỏi chỗ. Các bất thường về cấu trúc hoặc chấn thương, bao gồm tai nạn giao thông, ngã, và các môn thể thao va chạm có thể gây trật khớp gối.
4. Rách sụn chêm
Sụn chêm là hai miếng sụn đệm giữa xương đùi và xương chày. Những miếng sụn này có thể bị rách đột ngột trong các hoạt động thể thao. Chúng cũng có thể bị rách từ từ vì lão hóa.
Khi rách sụn chêm do quá trình lão hóa tự nhiên, nó được gọi là rách sụn chêm thoái hóa.
Khi bị rách sụn chêm đột ngột, bạn có thể nghe thấy hoặc cảm thấy tiếng lắc rắc ở khớp gối. Sau thương tích ban đầu, đau, sưng, và cứng khớp có thể tăng lên trong vài ngày tiếp theo.
5. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng đệm cho khớp gối và cho phép gân và dây chằng trượt dễ dàng qua khớp.
Những túi này có thể sưng và bị viêm nếu sử dụng quá mức hoặc áp lực lặp đi lặp do quì. Tình trạng này được gọi là viêm bao hoạt dịch.
Hầu hết các trường hợp viêm bao hoạt dịch không nghiêm trọng và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần điều trị kháng sinh hoặc chọc hút, một thủ thuật dùng kim để hút bớt dịch thừa.
6. Viêm gân
Viêm gân có thể xảy ra ở những người chăm vận động. |
Viêm gân ở khớp gối thương gặp là viêm gân bánh chè. Đây là tổn thương ở gân nối xương bánh chè với xương chày.
Gân bánh chè phối hợp với mặt trước đùi giúp duỗi gối để chúng ta có thể chạy, nhảy, và thực hiện các hoạt động thể dục khác.
Thường được gọi bệnh đầu gối của vận động viên nhảy, viêm gân rất hay gặp ở những vận động viên thường xuyên phải nhảy. Tuy nhiên, bất kỳ người nào chăm vận động đều có thể có nguy cơ bị viêm gân.
7. Rách gân
Gân là mô mềm nối cơ với xương. Ở khớp gối, một gân rất dễ bị thương là gân bánh chè.
Không hiếm trường hợp các vận động viên hoặc người trung niên tham gia hoạt động thể chất bị rách hoặc bong gân. Tác động trực tiếp từ ngã hoặc va chạm cũng có thể gây rách trong gân.
8. Chấn thương dây chằng bên
Các dây chằng bên nối xương đùi với xương chày. Chấn thương dây chằng là vấn đề hay gặp ở các vận động viên, đặc biệt là những người chơi các môn thể thao va chạm.
Rách dây chằng bên thường xảy ra do tác động trực tiếp hoặc va đập với người hoặc đồ vật khác.
9. Hội chứng dải chậu chày
Hội chứng dải chậu chày (iliotibial band syndrome) rất hay gặp ở những vận động viên chạy việt dã. Bệnh xảy ra khi dải chậu chày, một dây chằng nằm ở bên ngoài của đầu gối, bị cọ xát vào bên ngoài của khớp gối.
Thông thường, đau bắt đầu như một kích thích nhỏ. Nó có thể dần dần tăng lên đến mức người bệnh phải dừng chạy trong một thời gian để dải chậu chày lành lại.
10. Chấn thương dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau nằm phía sau đầu gối. Đây là một trong nhiều dây chằng nối xương đùi với xương chày. Dây chằng này giữ cho xương chày không di chuyển quá xa về phía sau.
Chấn thương dây chằng chéo sau đòi hỏi lực mạnh trong khi đầu gối đang trong tư thế gấp. Cường độ lực này thường xảy ra khi bị ngã ở tư thế gấp gối hoặc trong một tai nạn va đập vào đầu gối khi ở tư thế gấp.
Khi nào cần đi khám bác sĩ Nếu đau đầu gối trở nên mãn tính, trầm trọng, hoặc kéo dài quá một tuần, thì bạn nên đi khám bác sĩ. Cũng cần đi khám nếu thấy tầm vận động của khớp bị giảm hoặc nếu bạn thấy khó gấp đầu gối. Trong trường hợp lực hoặc chấn thương do đụng dập, cần đi khám bác sĩ ngay sau khi chấn thương xảy ra. Các biện pháp điều trị Việc điều trị sẽ tùy theo nguyên nhân gây đau và đặc điểm cụ thể của chấn thương. Trong trường hợp bong gân hoặc vận động quá, nghỉ ngơi và chườm đá sẽ giúp khớp gối hồi phục dần. Điều trị cũng có thể bao gồm giảm đau và viêm bằng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ cần nghỉ ngơi một thời gian. Rách hoặc các thương tích khác do chấn thương có thể cần nẹp, nắn khớp gối vào đúng vị trí, hoặc phẫu thuật. Trong trường hợp phẫu thuật, người bệnh sẽ không thể cử động khớp gối sau thủ thuật và có thể cần dùng nạng hoặc xe lăn trong khi hồi phục. Trong một số trường hợp, có thể cần vật lý trị liệu để phục hồi sức mạnh và khả năng vận động của đầu gối và chân. Phòng ngừa Không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa chấn thương ở đầu gối, nhưng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ. Ví dụ, những người chạy hoặc chơi thể thao nên mang giày và đồ bảo hộ thích hợp. Trong trường hợp hội chứng dải chậu chày và chấn thương do vận động quá mức, có thể cần giảm quãng đường chạy. Một số bài tập cũng giúp tăng cường cơ chân, giúp ngăn ngừa chấn thương. Cuối cùng, kéo giãn trước và sau khi tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa chấn thương đầu gối. Dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là đối với vận động viên, cũng rất quan trọng. Protein, canxi và vitamin D rất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của xương, cơ và dây chằng. |
Theo Cẩm Tú/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47