-->

Xúc động hình ảnh người phụ nữ với đôi chân khập khiễng đến viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

(LĐTĐ) Mặc dù mới trải qua một cuộc phẫu thuật chưa lâu, đôi chân còn đi lại khập khiễng nhưng bà Thái Thị Thành (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn quyết định nhờ người đưa đi viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu - người thủ trưởng mẫu mực và là người có ân nghĩa với gia đình bà.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu
Vẹn nguyên bài học chỉnh đốn - xây dựng Đảng
Ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong thời gian Quốc tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Bước ra từ Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), dưới cơn mưa ngày càng nặng hạt, bà Thành phải nhờ một chiến sĩ công an dìu đi bởi đôi chân bà vẫn còn đau nhức sau đợt phẫu thuật thay khớp gối cách đây chưa đầy hai tháng.

Từ 4 giờ sáng, bà đã có mặt tại nhà riêng của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và cùng gia quyến đưa linh cữu đến Nhà tang lễ. Đến quá giờ trưa, bà mới ra về.

xuc dong hinh anh nguoi phu nu voi doi chan khap khieng den vieng nguyen tong bi thu le kha phieu
Bà Thành được một chiến sĩ cảnh sát dìu đi bởi đôi chân bà vẫn còn đau nhức sau đợt phẫu thuật thay khớp gối cách đây chưa đầy hai tháng. (Ảnh Mai Quý)

Sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khiến bà Thành và những người thân trong gia đình không khỏi bàng hoàng, tiếc thương. Với bà, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu không chỉ là người thủ trưởng mẫu mực mà còn là người có ân nghĩa với gia đình bà. "Nếu không có bác Phiêu, gia đình tôi sẽ không có ngày hôm nay" - bà Thành xúc động nói.

Theo lời bà Thành, quê bà ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế, năm 16 tuổi bà đã tiếp bước cha anh, vượt vùng địch hậu theo các anh, các chú đi đánh giặc. Với sự nhanh nhẹn, tháo vát của mình, bà được tổ chức phân công nhiệm vụ thu mua quân lương, gạo, muối, thuốc men từ đồng bằng lên cho Cục Chính trị Quân khu Trị - Thiên (đóng tại Khe Sanh, Quảng Trị).

Sau đó, bà được phân công nhiệm vụ nấu cơm, phục vụ các thủ trưởng của Cục Chính trị Quân khu Trị - Thiên, trong đó có thủ trưởng Lê Khả Phiêu khi đó là Phó Chủ nhiệm Chính trị. Đây là khoảng thời gian quý giá bà được gần gũi, trò chuyện và hiểu hơn về những người thủ trưởng của mình.

Bà Thành kể: "Các thủ trưởng dễ tính lắm, nấu như thế nào cũng ăn, chả bao giờ chê. Riêng bác Phiêu thì rất thích ăn cơm rang với mỡ cừu. Hôm nào bác đi công tác về muộn, cận vệ kiếm đâu được ít mỡ cừu, tôi lấy cơm nguội rang lên, bác ăn rất ngon miệng".

Khi Quảng Trị được giải phóng, bà Thành được các thủ trưởng thông báo cho đi học y tá. Nhưng vốn là người xốc vác, quen việc chân tay, nghĩ đến việc đi học là cả một vấn đề nên bà đã xin ở lại để tiếp tục phục vụ cơm nước cho các thủ trưởng.

xuc dong hinh anh nguoi phu nu voi doi chan khap khieng den vieng nguyen tong bi thu le kha phieu
Bà Thành kể về những kỷ niệm với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. (Ảnh Mai Quý)

Trước lời đề nghị của tôi, bác Phiêu ân cần nói: "Đi học khó, nhưng khó cũng phải học. Em còn trẻ, phải học để kiếm lấy cái nghề, hay sau này về làm xã viên, đi nhặt cỏ? Đánh giặc Mỹ khó thế chúng ta còn làm được, chẳng lẽ có mấy con chữ lại không “đánh” được?” - bà Thành nhớ lại.

Nghe lời khuyên, lời khích lệ, động viên của thủ trưởng, bà Thành quyết tâm đi học. Chính trong quãng thời gian này, bà đã gặp được một nửa của đời mình là một bác sĩ và được Cục Chính trị Quân khu Trị - Thiên thay mặt gia đình đứng ra tổ chức đám cưới.

Chiến tranh kết thúc bà Thành theo chồng ra Bắc công tác. Tại Thủ đô Hà Nội, bà đã được gặp lại người thủ trưởng Lê Khả Phiêu đáng kính của mình. "Gặp tôi, bác xoa đầu như xoa đầu đứa em gái nhỏ, hỏi làm gì mà đen thế? Tôi vừa mừng, vừa tủi kể cho bác nghe về cuộc sống của mình. Sau này, cũng nhờ sự giúp đỡ của bác mà gia đình tôi mới ổn định cuộc sống, yên tâm công tác" - bà Thành chia sẻ.

"Với tôi, dù ở bất kỳ cương vị nào, dù ở thời chiến hay thời bình, bác Phiêu vẫn luôn là người sâu sắc, luôn quan tâm đến đời sống và hết lòng lo lắng cho chiến sĩ của mình và luôn nặng ân nghĩa" - bà Thành nói về nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu với niềm thành kính và biết ơn.

Hiện nay, mặc dù đã nghỉ hưu nhưng bà Thành vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Bà hiện là Chi hội trưởng Chi hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam của quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động