Xử lý vi phạm về rượu bia khi lái xe: Chế tài chưa đủ mạnh?
Xử lý gần 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong tuần đầu cao điểm Lái xe gây tai nạn ở Bạch Mai vi phạm nồng độ cồn trên mức kịch khung |
Sau cuộc nhậu rồi đến nộp phạt
Tối 13/12, phóng viên theo chân một số tổ công tác của Công an thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, xử lý vi phạm giao thông trên nhiều tuyến phố của quận Ba Đình (Hà Nội). Chỉ sau ít phút triển khai lực lượng, tại khu vực nút giao Liễu Giai - Phan Kế Bính (quận Ba Đình), tổ công tác 141 đã phát hiện hàng loạt trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn. Thậm chí vượt mức tối đa theo quy định.
Đơn cử như trường hợp anh N.C.H (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) bị tổ công tác dừng phương tiện kiểm tra khi đang chạy xe máy từ Liễu Giai đi Nguyễn Chí Thanh. Kết quả nồng độ cồn của anh H là 0,654 mg/l khí thở. Đây là mức nồng độ cồn rất cao, gấp 1,6 lần mức vi phạm tối đa được quy định tại Nghị định 100/NĐ-CP. Với lỗi vi phạm trên, tài xế H bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Lực lượng Cảnh sát 141 - Công an thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, xử lý vi phạm giao thông trên nhiều tuyến phố. |
Cách đó không xa, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an quận Ba Đình phối hợp với Công an phường Liễu Giai và phường Cống Vị lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên trục đường Phan Kế Bính. Hàng loạt "ma men" điều khiển ô tô, xe máy đã bị lực lượng liên ngành quận Ba Đình xử phạt lỗi vị phạm. Đáng nói, khi bị kiểm tra nồng độ cồn, người tham gia giao thông đưa ra mọi lý do để biện minh cho việc uống rượu.
Anh L.V.V (trú tại Ngọc Hà, Ba Đình) lý giải, do sinh nhật bạn thân, có uống vài chén để chúc mừng nên lỡ vi phạm; Trường hợp của ông L.Q.P cũng biện minh rằng, mình chỉ uống vài chén rượu thuốc cho bổ xương khớp nên cũng không nghĩ là vi phạm... Tuy nhiên, sau khi được Công an giải thích về hành vi vi phạm, tất cả các "ma men" đều chấp thuận ký vào biên bản xử phạt, tạm giữ phương tiện...
Dư luận vẫn chờ kết luận của cơ quan chức năng về vụ việc xảy ra vào 17h30 ngày (10/12), tại trước số nhà 306C phố Bạch Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa xe ô tô biển kiểm soát 30G - 111.52 với nhiều xe mô tô đang di chuyển và dừng đỗ đón học sinh tan học tại khu vực ngõ 300 phố Bạch Mai. Được biết, quá trình khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng xác định, tài xế điều khiển ô tô 30G-111.52 là anh N.T.Đ (sinh năm 1976; trú tại ở quận Đống Đa) điều khiển. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn, anh N.T.Đ vi phạm nồng độ cồn 0.501 mg/1 lít khí thở.
Từ đầu năm đến nay, Công an thành phố Hà Nội đã mở nhiều đợt cao điểm nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; các hành vi gây mất trật tự, an toàn giao thông như vi phạm nồng độ cồn, tốc độ, cơi nới thùng xe, chở quá tải, quá khổ… để kiềm chế đến mức thấp nhất xảy ra các vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Trước đó, sau 3 tháng cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố (từ 20/6 đến 20/9), lực lượng Cảnh sát giao thông toàn Thành phố đã kiểm tra, phát hiện và xử lý hơn 76.274 trường hợp, trong đó có hơn 7.300 trường hợp tài xế ôtô và xe máy vi phạm lỗi liên quan đến nồng độ cồn; không ít trong đó khi bị kiểm tra cho kết quả ở mức khủng, gấp nhiều lần mức cao nhất 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Xử lý nghiêm để răn đe
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 11 tháng đầu năm 2022, các vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng trở lên đã xảy ra 305 vụ, chiếm 2,98% trong tổng số vụ, làm chết 642 người. Trong đó, tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là 25/305 vụ, làm chết 82 người, làm 40 người bị thương. Phân tích các vụ tai nạn giao thông từ rất nghiêm trọng trở lên, có thể thấy tai nạn giao thông có liên quan đến nồng độ cồn là 11/305 vụ (chiếm 3,6%) làm 24 người chết, 14 người bị thương. Theo các chuyên gia giao thông, một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông trầm trọng là uống, sử dụng rượu bia khi lái xe. Ở Việt Nam, tình trạng này kéo dài khá lâu. Các kết quả nghiên cứu, theo dõi, đánh giá cho thấy, tỉ lệ vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tương đối cao.
Hiện nay, tình trạng uống rượu bia rồi lái xe vẫn xảy ra vì tỷ trọng người uống rượu bia rất lớn.Ngoài ra, cứ đến dịp lễ, Tết, sẽ thấy tai nạn giao thông, lượng người sử dụng rượu bia đều tăng cao. Vì thời điểm đó, mọi người tự cho phép mình nghỉ ngơi. Các dịp liên hoan cuối năm cao nên lượng người sử dụng rượu bia cũng tăng đột biến, khiến số lượng vi phạm cũng tăng lên. Chưa kể thời điểm đó, thị trường khuyến mại, quảng cáo nở rộ đều khuyến khích mọi người liên hoan và đây là thực trạng.
Từ thực tiễn cho thấy, để ngăn chặn hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, có nhiều giải pháp, sáng kiến của người dân, lực lượng chức năng, nhưng để hoàn thiện và đưa vào hệ thống pháp luật thì cũng cần thời gian, lộ trình. Làm sao phải áp dụng, tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông tới từng đối tượng, vùng miền, trình độ dân trí bằng những cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.
Trao đổi với phóng viên, Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông 6 (Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội) cho biết, dịp cuối năm, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia có dấu hiệu gia tăng. Do đó, ngoài việc xử lý vi phạm, đơn vị sẽ phối hợp với các lực lượng Công an địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại nhà hàng, quán ăn với thông điệp khi đã sử dụng rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đối với các trường hợp người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu bia còn cố tình bỏ chạy, chống đối sẽ bị xử lý nghiêm, đồng thời được cán bộ chiến sĩ tuyên truyền cho họ nắm được hành vi vi phạm của mình.
Cùng với công tác xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng chức năng cũng tăng cường tuyên truyền, vận động chủ các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán bar, vũ trường nhắc nhở khách hàng đến ăn uống chấp hành nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia…/.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, với vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, ngoài sử dụng những phương tiện đo nồng độ cồn, phạt nguội thì chế tài xử phạt hành vi này vẫn chưa đủ tính răn đe. Chế tài của chúng ta hiện nay vẫn chỉ phạt tiền và một số phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe khi phát hiện hành vi uống rượu bia điều khiển phương tiện… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Tin nóng 02/02/2025 21:49
Kiểm tra nồng độ cồn phát hiện đối tượng mang theo ma túy
Tin nóng 02/02/2025 09:45
Triệu tập tài xế dùng băng dính che biển kiểm soát để "né" phạt nguội
Tin nóng 31/01/2025 06:23
Nói “KHÔNG” với thuốc lá điện tử tẩm ma túy
Tin nóng 29/01/2025 00:28
"Bí tiền" tiêu Tết, 2 đối tượng trộm cắp hơn 30 chiếc iPhone 14 promax mang đi bán
Tin nóng 27/01/2025 15:08
Bắt giữ ổ nhóm chuyên bán dụng cụ chơi cờ bạc bạc “bịp” cận Tết Nguyên đán
Tin nóng 27/01/2025 08:44
Bắt tạm giam "Hải lu", "Tiến đen" và băng nhóm đòi nợ thuê
Tin nóng 27/01/2025 08:40
Công an Hà Nội thu giữ gần 800 kg pháo
Tin nóng 27/01/2025 06:16
Truy tố Chủ tịch Công ty Hải Hà Petro
Tin nóng 26/01/2025 21:12
Sau 2 ngày lắp đặt camera giám sát phát hiện 45 trường hợp vi phạm giao thông
Tin nóng 25/01/2025 12:01