-->

Xử lý nghiêm chợ cóc, hàng quán vi phạm phòng, chống dịch Covid

Trước tình trạng hàng rong, chợ cóc, quán trà đá… liên tục xuất hiện trên các tuyến phố của Hà Nội gây nguy cơ mất an toàn phòng, chống dịch. Những ngày qua, lực lượng chức năng tại các địa phương đã tăng cường kiểm tra, quyết liệt xử lý vi phạm.
Chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè vẫn ngang nhiên hoạt động bất chấp lệnh cấm Lợi dụng nới lỏng giãn cách, chợ cóc, chợ tạm đua nhau hoạt động trở lại

Kiểm soát chặt chẽ những điểm “nóng”

Vốn là chợ đầu mối lâu năm, thời gian qua, trình trạng tiểu thương tập trung mua, bán đông đúc tại khu vực phố Cầu Mới - địa phận giáp ranh giữa phường Khương Thượng (Thanh Xuân) và phường Ngã Tư Sở, Thịnh Quang (Đống Đa) vẫn diễn ra bất chấp lệnh cấm của Thành phố. Khu vực này cũng là một trong những “điểm đen” khiến lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong quản lý, bởi, xử lý được một thời gian các tiểu thương lại tiếp tục vi phạm.

Nắm bắt được tình hình đó, để đảm bảo phòng, chống dịch và giữ gìn an ninh trật tự, hằng ngày, từ 3h sáng, Công an phường Ngã Tư Sở cùng bảo vệ tổ dân phố đã tổ chức tuần tra cắm chốt, tuyên truyền người dân thực hiện tốt thông điệp “5K”; chủ động kết nối với phường giáp ranh thông báo tình hình.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Ngã Tư Sở Ngô Vân Anh, hằng ngày, Tổ Covid-19 cộng đồng phường đều có mặt tại chợ làm nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống dịch; đồng thời yêu cầu tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại ngõ nhỏ bày bán hàng hóa đúng nơi quy định, không lấn chiếm đường, ngõ.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng phường cũng phối hợp với phường Thịnh Quang tổ chức rào chắn, dựng biển cấm họp chợ, tập trung đông người. Đồng thời phối hợp kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Bà Lê Thị Dương (phường Thịnh Quang) chia sẻ: “Ngày trước vào tầm 5h sáng khi tôi đi bộ thể dục qua khu vực này đều nhìn thấy cảnh tượng người dân mua bán tấp nập, chen chúc, thậm chí nhiều người còn vô tư giết mổ gia súc, gia cầm… khiến đường phố trở nên nhếch nhác, mất mĩ quan. Tuy nhiên, hiện nay, do có lực lượng công an tuần tra, cắm chốt liên tục nên không còn tình trạng lấn chiếm hè, lòng đường để bán hàng, công tác phòng dịch cũng nghiêm ngặt hơn”.

Xử lý nghiêm chợ cóc, hàng quán vi phạm phòng, chống dịch Covid
Không còn tình trạng bày bán hàng hóa, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại khu vực chợ tạm Nguyễn Phong Sắc, Phan Văn Trường (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy).

Trước đây, khu vực ngõ 143 phố Quan Hoa (phường Quan Hoa, Cầu Giấy) và phía ngoài chợ Quan Hoa cũng là một trong những điểm nóng về hàng rong và chợ, cóc chợ tạm. Theo Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường Quan Hoa Đinh Trọng, Ủy ban nhân dân phường có hai tổ công tác lưu động thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm.

Qua đó đã xử phạt 71 trường hợp không đeo khẩu trang với tổng số tiền phạt hơn 140 triệu đồng; xử phạt 5 cửa hàng ăn uống không chấp hành quy định phòng, chống dịch với tổng số tiền 92,5 triệu đồng; đề xuất Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy xử phạt 1 cơ sở kinh doanh karaoke ở số 231 đường Bờ Sông vi phạm 3 lần với mức phạt 20 triệu đồng.

Về tình trạng buôn bán trái quy định, Uỷ ban nhân dân phường cũng đã đặt barie và tổ chức chốt trực tại ngõ 143 phố Quan Hoa và phía ngoài chợ Quan Hoa nhằm ngăn chặn việc tụ tập họp chợ trái phép. Nhờ việc thường xuyên tiếp nhận thông tin phản ánh và tăng cường kiểm tra xử lý đến nay tình trạng hàng rong, chơ tạm tại đay đã gần như không còn.

Tương tự, tại khu vực chợ tạm Nguyễn Phong Sắc, Phan Văn Trường sau khi lực lượng chức năng phường Dịch Vọng Hậu siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra, xử phạt, thời gian gần đây không còn xuất hiện tình trạng các hộ kinh doanh bày bán hàng hóa, lấn chiếm vỉa hè lòng đường.

Tiếp tục đẩy mạnh xử lý vi phạm

Cùng với chợ cóc, chợ tạm, chính quyền các cấp thành phố Hà Nội cũng đang đẩy mạnh xử lý nghiêm các hàng quán không thực hiện đúng yêu cầu phòng, chống dịch, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, mở quá cửa quá giờ quy định…

Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng Phạm Thị Hồng Hải cho biết: “Sau khi nhận được Công văn hỏa tốc số 2095/UBND-KGVX của thành phố, Ủy ban nhân dân phường đã giao trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng, gắn trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng, chống dịch. Giao địa bàn quản lý cho các tổ, nhóm Covid-19 cộng đồng; tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, xử lý, giám sát tại các điểm, cơ sở dễ phát sinh vi phạm, nhất là việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, duy trì chế độ thông tin, phản ánh từ cơ sở đến Ban Chỉ đạo phòng dịch, công an phường để kịp thời xử lý vi phạm”.

Xử lý nghiêm chợ cóc, hàng quán vi phạm phòng, chống dịch Covid
Công an phường Láng Thượng, kiểm tra, xử lý hàng quán vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Bà Hải cũng cho biết thêm, sau một thời gian cho mở lại dịch vụ ăn uống, cắt tóc, một số cửa hàng đã nảy sinh tâm lý chủ quan, cụ thể như tháo gỡ các tấm vách ngăn trên bàn ăn, lấn chiếm vỉa hè để có thêm chỗ phục vụ khách hàng… Với những trường hợp trên, khi tuần tra, phát hiện, lực lượng công an phường đã nhanh chóng nhắc nhở, yêu cầu chấp hành nghiêm túc. Nếu cố tình chống đối hoặc vi phạm nghiêm trọng sẽ lập tức xử phạt, nặng hơn là yêu cầu đóng cửa cửa hàng.

Còn với quận Bắc Từ Liêm, theo ông Lưu Ngọc Hà – Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, ngay sau khi nhận được Công văn hỏa tốc của Ủy ban nhân dân Thành phố, quận đã giao cơ quan Công an tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn, nắm chắc các di biến động của lực lượng lao động, người dân giao thương trên địa bàn và các địa phương có dịch bệnh.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra việc chấp hành dừng các hoạt động dịch vụ chưa được phép mở cửa trở lại, như: Quán karaoke, quán bar, game online, quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè…; xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp người dân không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng.

Tại địa bàn quận Hà Đông, trước đó, vào ngày 3/7, ở Trung tâm Thương mại Aeon Mall Hà Đông đã xuất hiện lượng người tập trung đông đúc. Đặc biệt, khu “Phố ẩm thực” ở tầng 1 đông kín người chen chân đi tìm quán ăn, sự quá tải tiềm ẩn nguy cơ rất cao để dịch bệnh lây lan.

Chia sẻ về vấn đề trên, đại diện phường Dương Nội (Hà Đông) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh phường đã nhanh chóng tiến hành kiểm tra, lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm; đồng thời, yêu cầu các hàng quán phải tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt là quy định về giãn cách…

Có thể thấy, hiện nay, tâm lý chủ quan, lơ là các biện pháp phòng, chống dịch đã xuất hiện. Do đó, chính quyền các địa phương cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý vi phạm, có như thế Hà Nội và cả nước mới nhanh chóng đẩy lùi được dịch bệnh.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động