-->

Xử lý chuyển hướng, nhân văn với người chưa thành niên phạm tội

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho hay, qua khảo sát cho thấy, Trường giáo dưỡng ở Đồng Nai có 60% cháu có hoàn cảnh là bố mẹ ly hôn, mồ côi, hay bố mẹ đang chấp hành án...
Quốc hội xem xét phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ, 2 Bộ trưởng Ưu tiên cao nhất cho chất lượng dự án luật, không chạy theo số lượng

Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Theo các đại biểu, dự thảo Luật quy định việc chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng thành biện pháp xử lý chuyển hướng là bước tiến quan trọng, thể hiện chính sách khoan hồng, tạo cơ hội cho NCTN.

Một trong những điểm mới quan trong là dự thảo Luật lần này quy định việc chuyển biện pháp tư pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng quy định trong Bộ luật Hình sự thành biện pháp xử lý chuyển hướng (Điều 51).

Theo dự thảo Luật, giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc buộc NCTN phạm tội học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục trong một tổ chức có kỷ luật chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Xử lý chuyển hướng, nhân văn với người chưa thành niên phạm tội
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy cho hay, qua khảo sát ở 3 trường giáo dưỡng thì nhìn thấy nhiều hoàn cảnh đáng thương. Trường giáo dưỡng ở Đồng Nai có 60% cháu có hoàn cảnh là bố mẹ ly hôn, mồ côi, hay bố mẹ đang chấp hành án... Tỷ lệ này ở Đà Nẵng là 53% và thấp nhất là Ninh Bình 24%.

“Chúng tôi thấy với hoàn cảnh gia đình này của các cháu, dù là các cháu lầm lỡ ở lứa tuổi trẻ nhưng rất đáng được Nhà nước quan tâm, nhân văn, khi các cháu phạm tội cũng cần có những chính sách đặc biệt”, đại biểu nêu quan điểm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng nhấn mạnh, Đảng luôn quan tâm tới trẻ em, đặc biệt Chỉ thị 28 của Bộ Chính trị đặt vấn đề phát triển hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em. Việc xây dựng dự án Luật này đang thể chế hoá quan điểm đó.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, nếu là biện pháp tư pháp, NCTN phạm tội sẽ phải đi hết giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, tức có thể bị tạm giam cả năm mới được áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng.

Còn với chính sách chuyển hướng của dự thảo Luật, ngay ở giai đoạn điều tra, các điều tra viên, cơ quan điều tra thấy các cháu có đủ điều kiện theo luật định, có thể là 1 tháng mà đầy đủ các chứng cứ, tài liệu, thì có thể lập hồ sơ gửi sang Tòa án đề nghị đưa các cháu vào trường giáo dưỡng.

Như vậy thay vì tạm giam 12 tháng, gián đoạn quyền học tập, học nghề của các cháu thì chuyển thành biện pháp xử lý chuyển hướng, các cháu có thể chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đến 1 tháng, thay vì 12 tháng. Dù được áp dụng xử lý chuyển hướng ở một số tội, nhưng về mặt chế tài không thay đổi so với luật hiện hành, chỉ đảm bảo thân thiện và nhân văn hơn, cụ thể là chỉ giảm thời gian bị tạm giam.

Xử lý chuyển hướng, nhân văn với người chưa thành niên phạm tội
Các đại biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc hội

“Lứa tuổi 14 tuổi thực chất là các cháu đang là học sinh lớp 8 ngồi trên ghế nhà trường và chúng ta vẫn nói rằng là đối với một sản phẩm hỏng thì có thể bỏ đi, nhưng đối với một con người hỏng mà nhất là các cháu đang ở tuổi thiếu niên như thế này, học sinh lớp 8 mà chỉ xử phạt thôi thì quá dễ.

Vấn đề của Nhà nước đặt ra cũng như của Công ước quốc tế đặt ra là với những các cháu này làm sao đó để có hệ thống tư pháp thân thiện bảo vệ các cháu, chúng tôi thấy đấy mới là điều khó” Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu quan điểm.

Quy định rõ hậu quả nếu không tuân thủ

Đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cũng cho rằng, quy định về xử lý chuyển hướng như dự thảo là thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật đối với NCTN.

Bởi ở độ tuổi dưới 18 tuổi thì về cả thể chất, nhận thức, kiến thức, tâm lý chưa phát triển toàn diện, luôn bị thay đổi tác động do môi trường giáo dục gia đình, những tác động ngoài xã hội, từ bạn bè rồi mạng xã hội, nên chưa nhận thức rõ về hành vi phạm tội của bản thân.

Xử lý chuyển hướng, nhân văn với người chưa thành niên phạm tội
Đại biểu Ma Thị Thuý, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quốc hội

“Xử lý chuyển hướng tạo cơ hội cho NCTN vi phạm pháp luật nhìn nhận lại và chịu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm mà mình đã thực hiện, mà không để lại án tích và vì thế giúp ngăn ngừa sự miệt thị của xã hội cũng như các hậu quả bất lợi của việc bị đưa ra xử lý theo hệ thống tư pháp của hình sự”, đại biểu phân tích.

Đại biểu Ma Thị Thúy cũng cho hay, trong thực tiễn, các biện pháp này được áp dụng đối với NCTN rất ít. Theo các báo cáo từ năm 2019 đến tháng 6/2023 thì chưa có trường hợp nào được áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, chỉ có 16 trường hợp được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thực tế này xuất phát từ việc hoài nghi của các cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng chế tài này, thấy cơ chế thi hành không hiệu quả nên thường áp dụng biện pháp cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo.

“Tôi đề nghị dự thảo Luật lần này cần quy định hậu quả pháp lý của việc không tuân thủ áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Các hậu quả có thể xảy ra nếu không tuân thủ, thứ nhất là bị áp dụng biện pháp thi hành án tạm thời, thứ hai là tăng thời hạn xử lý chuyển hướng và thứ ba là tiếp tục bị truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng tư pháp.

Trường hợp tuân thủ biện pháp xử lý chuyển hướng thì được xem xét giảm thời hạn xử lý chuyển hướng, cấp chứng chỉ chấp hành xong biện pháp xử lý chuyển hướng và miễn trách nhiệm hình sự; không tiếp tục bị truy tố, xét xử và theo thủ tục tố tụng tư pháp”, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.

Tin khác

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Đến chiều ngày 17/4, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vẫn đang phong tỏa hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 3 người chết xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động