--> -->

Xóa “điểm nghẽn” để phát triển năng lượng tái tạo

Song song với sự phát triển nền kinh tế, việc tập trung đầu tư các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) đang nhận được nhiều sự kỳ vọng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc phát triển NLTT là cần thiết nhưng đang vướng phải nhiều “điểm nghẽn” như lập quy hoạch, đầu tư lưới điện… Do đó, để giải quyết những vấn đề trên, bên cạnh việc phải có một bản quy hoạch ngành chất lượng, thì cùng cơ chế mở để thu hút đầu tư.
xoa diem nghen de phat trien nang luong tai tao Gỡ khó để bứt phá trong phát triển năng lượng tái tạo
xoa diem nghen de phat trien nang luong tai tao Năng lượng tái tạo là tương lai của hệ thống điện

Hệ thống truyền tải không theo kịp sự phát triển của các nhà máy

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, một trong những nội dung quan trọng làm nóng nghị trường, đó là vấn đề quy hoạch điện năng lượng tái tạo và những vướng mắc trong giải tỏa công suất.

xoa diem nghen de phat trien nang luong tai tao
Cần có những chính sách nhằm tháo gỡ kịp thời những“điểm nghẽn” trong phát triển NLTT.

Theo đó, tính đến cuối tháng 6/2019, cả nước có 89 nhà máy điện gió và mặt trời, với tổng công suất lắp đặt 4.543,8 MW, chiếm 8,3% tổng công suất của hệ thống điện quốc gia. Con số này đã vượt xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VII điều chỉnh (chỉ 850 MW điện mặt trời vào năm 2020).

Sự phát triển quá nhanh của các dự án điện tái tạo, trong khi hệ thống truyền tải không theo kịp đã dẫn tới quá tải, nhiều nhà máy phải giảm phát tới 60% công suất, gây thất thoát, lãng phí. Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh, Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã đặt kế hoạch đầu tư lưới điện rất lớn trong các năm tới. Theo kế hoạch này, giai đoạn 2016-2020 tổng vốn đầu tư lưới điện là 214.000 tỉ đồng và giai đoạn 2021-2030 là 610.000 tỉ đồng.

Với số vốn đầu tư này, Tập đoàn Điện lực (EVN) khó lòng đáp ứng được áp lực về tài chính. Trong khi đó, theo quy định hiện nay, nhà nước độc quyền trong truyền tải điện và chưa có những điều kiện cụ thể để tận dụng nguồn lực xã hội đầu tư vào hệ thống truyền tải điện.

Chỉ từ năm 2018 đến hết tháng 6/2019, công suất điện mặt trời đã tăng gấp trên 51 lần, từ 86MW lên đến trên 4.400 MW. Đến nay, tỷ lệ công suất nguồn điện từ năng lượng tái tạo (trừ thủy điện vừa và lớn) đã chiếm tới 15,4% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn, nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 1%. Nhiều chuyên gia cho rằng, điểm “nghẽn” sâu xa nằm ở việc quy hoạch.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Hội đồng khoa học, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng, trong lúc lập và trình duyệt Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh tại thời điểm cuối năm 2015, đầu năm 2016, vì chưa có cơ chế cụ thể, hỗ trợ thích đáng, nên hầu như rất ít các dự án điện mặt trời, điện gió được đề xuất.

Do vậy, báo cáo Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh chỉ đưa vào ước tính một phần lớn lượng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo như là khoảng không gian cho việc xét duyệt các dự án đó khi được các chủ đầu tư đề xuất trong giai đoạn 2016-2020 và tới năm 2025. Chẳng hạn 800 MW điện gió và 850 MW điện mặt trời vào năm 2020; quy mô trên 27.000 MW nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030 cũng là tính toán định hướng.

Ngoài ra, các địa phương có tiềm năng phát triển điện sạch cũng chưa quy hoạch sử dụng đất cho loại hình mới này, mất thời gian, thủ tục cho bổ sung quy hoạch; chưa có quy trình về công bố thông tin dự án cho các nhà đầu tư, chủ yếu các nhà đầu tư vẫn tự tìm địa điểm để xin cấp phép đầu tư, có khi chồng chéo quy hoạch, khó triển khai dự án, ông Nguyễn Anh Tuấn nói.

Theo ý kiến của các chuyên gia, một trong những nội dung mà vấn đề quy hoạch cần đề cập tới, đó chính là nguồn vốn đầu tư cho lưới điện. Do vậy, quy hoạch điện cũng phải gắn với quy hoạch vốn. Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN cho rằng, hiện có 2 địa phương điểm nóng phát triển NLTT là Ninh Thuận, Bình Thuận, đang tập trung quá nhiều dự án khiến lưới điện chịu áp lực lớn.

Do đó, EVN chia sẻ với địa phương và đề nghị các chủ đầu tư cùng chung tay với EVN xây dựng hệ thống lưới điện, có thể từ nhà máy vào đường dây chính. Nhưng nguyên tắc cuối cùng là phải có quy hoạch. Tư nhân hay nhà nước làm thì đều phải có quy hoạch…

Nguy cơ thiếu hụt điện đang hiện hữu

Trong khi nguồn NLTT phát triển còn thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch chất lượng, dẫn đến tình trạng hệ thống truyền tải điện không theo kịp với sự phát triển của các nhà máy, thậm chí nhiều địa phương đứng trước nguy cơ phá vỡ quy hoạch phát triển NLTT, thì nguy cơ thiếu điện đang hiện hữu trước mắt.

xoa diem nghen de phat trien nang luong tai tao

Trước nguy cơ trên, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương phối với hợp Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, EVN và các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng lưới điện truyền tải, không để xảy ra tình trạng giảm phát gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, trong khi nhu cầu về điện lại đang thiếu hụt. Việc đầu tư lưới điện truyền tải này cần rà soát các quy định pháp luật và nghiên cứu cơ chế thí điểm cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư, báo cáo Thủ tướng trong tháng 11 này. Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng cần khẩn trương lập quy hoạch điện VIII, báo cáo Thủ tướng phê duyệt trong năm sau.

Ngoài ra, sẽ thực hiện phương án đầu thầu để xác định giá bán điện mặt trời áp dụng từ ngày 1/7/2019. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu việc ban hành giá điện mặt trời áp dụng từ ngày 1/7/2019 cần tuân thủ một số nguyên tắc như: Chỉ áp dụng biểu giá khuyến khích cố định đối với các dự án đã ký được hợp đồng mua bán điện và đang thi công, đưa vào vận hành trong năm sau. Các dự án còn lại và dự án mới sau này sẽ chuyển hẳn sang hình thức đấu thầu công khai, cạnh tranh để giảm giá mua điện.

Giải trình trước Quốc hội mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết dự kiến điện năng sản xuất năm 2019 sẽ đạt 240 tỉ KWh, tăng trên 10% so với 2018. Tuy nhiên, con số này chưa đủ để giải quyết vấn đề thiếu điện và cần giải pháp tháo gỡ hữu hiệu. Trong khi đó, tình trạng dự án chậm tiến độ đang trở nên trầm trọng khi trong khoảng 60 dự án đang đầu tư, có đến 35 dự án công suất 200 MW trở lên chậm tiến độ từ 1-5 năm, thậm chí kéo dài hơn.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển dài hơn 3.000km, gió biển quanh năm, số giờ nắng trong ngày lớn, đây chính là điều kiện thuận lợi để nước ta có thể khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong cuộc sống. Do đó, nếu có những chính sách tháo gỡ kịp thời thì nguồn điện từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo sẽ góp phần bổ sung nguồn điện, giảm áp lực thiếu điện ngay trước mắt, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, EVN cũng cho biết: Năm 2019 tập đoàn phải huy động khoảng 2,57 tỉ KWh điện từ chạy dầu với chi phí rất cao. Đến năm 2020, sản lượng huy động các nguồn điện chạy dầu có thể tăng tới mức 8,6 tỉ KWh. Sản lượng điện thiếu hụt năm 2021 khoảng 6,6 tỉ KWh, năm 2022 tăng lên khoảng 11,8 tỉ KWh, năm 2023 là 15 tỉ KWh. Riêng năm 2020 gần như không có dự phòng nguồn điện nên có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo, lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém, nhiên liệu than và khí cho phát điện thiếu hụt.

Đánh giá về nguy cơ thiếu điện, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, nguy cơ này đã được tích tụ từ nhiều năm trước. Bù đắp cho sự thiếu hụt này là sự phát triển trở lại các dự án nhiệt điện than, nhưng các dự án này không đạt tiến độ theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), dẫn đến không hoàn thành mục tiêu bổ sung 7.000 MW điện mỗi năm. Chưa kể, đòi hỏi về vấn đề môi trường trong phát triển nhà máy nhiệt điện đã đặt ra những áp lực rất lớn. Nguồn điện vốn nhận được kỳ vọng lớn trong xã hội thời gian qua là năng lượng tái tạo hiện có công suất lắp đặt chiếm tỉ trọng khoảng 9% tổng công suất nguồn điện cả nước nhưng sản lượng mới chỉ đạt 2,5%.

Hiện các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt vẫn đang đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng, tuy nhiên nguồn nguyên liệu này đang dần cạn kiệt, gây ra biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì vậy việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt hay năng lượng sinh khối là xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển dài hơn 3.000km, gió biển quanh năm, số giờ nắng trong ngày lớn, đây chính là điều kiện thuận lợi để nước ta có thể khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong cuộc sống. Do đó, nếu có những chính sách tháo gỡ kịp thời thì nguồn điện từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo sẽ góp phần bổ sung nguồn điện, giảm áp lực thiếu điện ngay trước mắt, bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Đã xác định được đối tượng trên xe bán tải đánh vào đầu người phụ nữ... vì không nhường đường

Ngày 11/5, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc chị M tố bị người đi ô tô bán tải dùng gậy giống dùi cui đánh vào đầu vì... không nhường đường, Công an phường Phúc La (Hà Nội) đã khẩn trương làm rõ, xác định danh tính đối tượng có hành vi bạo lực.
Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Hướng tới chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, đồng thời hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tổ chức Hội thao Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) toàn huyện năm 2025.
Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Quà tháng 5 dâng Người: Rộng dài một tình yêu với Bác

Tối ngày 14/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Quận Long Biên: 215 công nhân, viên chức, lao động được khám sức khỏe miễn phí

Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã phối hợp với Bệnh viện đa khoa Quốc tế Bắc Hà tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 215 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, lao động nữ khi sinh con và mang thai hộ có đủ điều kiện quy định thì được trợ cấp một lần khi sinh con.
Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Công đoàn tích cực lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trong suốt hành trình phát triển của đất nước, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn là ngọn đuốc soi đường, là điểm tựa tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đội ngũ công nhân, viên chức, lao động. Không chỉ dừng lại ở các khẩu hiệu tuyên truyền, việc học và làm theo gương Bác đã được Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội cụ thể hóa thành những phong trào thi đua, mô hình hay, việc làm tốt, gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn và đời sống hằng ngày của đoàn viên.
8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

8/8 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Vật lí châu Á

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Vật lí châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út, 8/8 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Giá USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Giá USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (11/5): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,22%, xuống mức 100,42.
Giá xăng dầu hôm nay (11/5): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (11/5): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Hôm nay (11/5), giá xăng dầu thế giới tăng mạnh và ghi nhận mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ giữa tháng 4 sau khi xuất hiện những tín hiệu lạc quan trong tình hình mới. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,88 USD/thùng, tăng 1,70%, giá dầu WTI ở mốc 61,06 USD/thùng, tăng 1,85%.
Giá vàng hôm nay (11/5): Vàng miếng SJC bán ra ở mức 122 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (11/5): Vàng miếng SJC bán ra ở mức 122 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (11/5): Vàng miếng và vàng nhẫn trong nước được điều chỉnh tăng. Hiện vàng miếng SJC bán ra ở mức 122 triệu đồng/lượng.
Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.
Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.
Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hôm nay (10/5), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,22%, xuống mức 100,42.
Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (10/5) bật tăng trở lại ở cả thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, giá vàng vẫn biến động mạnh.
Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

Giá vàng thế giới đêm qua giảm mạnh, về sát ngưỡng 3.300 USD/ounce do dữ liệu việc làm Mỹ tích cực vượt kỳ vọng và Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất.
Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Hôm nay (9/5), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 100,63 điểm, tăng 1,02%.
Xem thêm
Phiên bản di động