Xóa chợ cóc, chợ tạm khó đến thế?
Đề nghị sớm dẹp bỏ chợ cóc trên cầu bắc qua sông Tô Lịch Nhức nhối tình trạng chợ cóc trên phố Cương Kiên |
Tràn lan chợ “cóc”, chợ tạm
Qua ghi nhận tại phố Thanh Bảo (quận Ba Đình), nhiều hàng quán từ hoa, quả đến thịt, cá vẫn được bày bán hàng ngày khiến con phố nhỏ trở nên chật chội và nhếch nhác. Điều đáng nói, con phố này nằm rất gần chợ Ngọc Hà nhưng lâu nay vẫn tồn tại một khu chợ “cóc” như vậy. Một điểm nhức nhối khác là phố Xuân La (quận Tây Hồ).
![]() |
Chợ “cóc” trên phố Xuân La gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. |
Một người dân sống ở đó cho biết, trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp thì lực lượng công an, bảo vệ dân phố của phường thường xuyên nhắc nhở các hộ bán hàng không bày hàng hóa lấn chiếm hè, đường, nên đường phố thông thoáng và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, khi nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều hàng quán tràn ra vỉa hè, người mua để xe máy, ô tô dưới lòng đường, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Theo ghi nhận trong những ngày gần đây, nhiều xe bán trái cây xếp hàng dọc trên phố Xuân La khiến cho những người tham gia giao thông trên con phố này gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào giờ tan tầm.
Thực tế, không chỉ ở các quận nội thành mà tại nhiều huyện ngoại thành cũng đang diễn ra tình trạng người dân tự ý họp chợ dẫn đến việc hình thành các chợ tạm, chợ “cóc” bên các trục đường. Bất chấp các phương tiện giao thông lưu thông ngay bên cạnh nhưng nhiều người vẫn thản nhiên lựa chọn hàng hóa, mua bán mà không hề nghi đến những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra. Thậm chí, có chợ tự phát lấn cả xuống lòng đường quốc lộ để buôn bán. Điển hình như tại khu vực hành lang giao thông thuộc lòng đường Đại lộ Thăng Long, đoạn qua cầu vượt sông Đáy thuộc địa bàn huyện Hoài Đức thường xuyên xuất hiện hàng chục trường hợp người dân tự ý bày bán các mặt hàng nông sản ở ven đường. Trong suốt đoạn đường dài khoảng gần 1 km, người dân đã để thúng mủng, xe thồ, xe bò, xe kéo, xô chậu... với nhiều mặt hàng phục vụ người đi đường. Rất nhiều người đã tùy tiện dừng, đỗ xe để xem, lựa chọn và mua các mặt hàng nông sản tại đây.
Việc họp chợ tự phát ven đường càng phổ biến ở các trục đường gần những khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều người lao động. Người dân tập trung buôn bán, từ hoa quả, rau củ, thịt, cá, quần áo…Họ bày la liệt trên vỉa hè dưới lòng đường, rất khó khăn để có thể di chuyển qua đây, nhất là vào giờ tan ca. Có thời điểm, hàng trăm công nhân cùng tham gia mua bán đã ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông của các phương tiện. Không chỉ gây mất an toàn giao thông, các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường còn gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi mỗi ngày lượng xe cộ đi qua mang theo lượng khói bụi lớn, bám vào thực phẩm bày bán trên vỉa hè. Bên cạnh đó, người dân buôn bán ở các khu này thường có thói quen xả luôn rác thải, thịt sống… ra ven đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và môi trường sống của người dân xung quanh.
Cần rà soát tổng thể
Được biết, các xã, phường đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm khắc phục việc người dân mua bán tại các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường. Tuy nhiên, hiệu quả thu được còn khá hạn chế. Theo các chuyên gia, việc các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường vẫn tồn tại có nguyên nhân xuất phát từ chính nhu cầu và ý thức của cả người mua, người bán. Để khắc phục tình trạng này, cần kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục với những chế tài xử lý nghiêm khắc.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã quy định rất rõ mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán hàng hóa. Cụ thể, theo Khoản 2, Điều 12, Nghị định này, sẽ phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Khoản 5, Điều 12, Nghị định này cũng quy định, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân, từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa. |
Chế tài xử lý những vi phạm tại các chợ tạm, chợ “cóc” ven đường đã được quy định cụ thể, đầy đủ. Tuy nhiên, dư luận cho rằng, để chấm dứt chợ “cóc”, chợ tạm, trả lại hành lang an toàn cho các tuyến đường của Thủ đô, thì cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực hơn nữa của các lực lượng, các cấp, các ngành cũng như ý thức của từng người dân. Theo đó, chính quyền địa phương cần có kế hoạch cụ thể. Trọng tâm là tăng cường truyền thông để người bán và người mua hiểu rõ về những nguy cơ tai nạn giao thông khi tổ chức họp chợ nơi giao thông đông đúc phương tiện qua lại. Một giải pháp khác cũng cần được tiến hành song song là bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không để tái lập các chợ “cóc”, chợ tạm, các tụ điểm buôn bán đã được giải tán. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, các lực lượng chức năng cần có thái độ và hành động cương quyết khi tổ chức xử lý những trường hợp cố tình vi phạm trên cơ sở các quy định của pháp luật. Việc kiểm tra, xử lý cần được thực hiện thường xuyên, quyết liệt; tránh biểu hiện xử lý thiếu nghiêm túc, xử lý theo kiểu phong trào...
Việc chợ tạm, chợ “cóc” ven đường tồn tại trong thời gian dài còn bắt nguồn từ chính những nhu cầu thực tế của người dân. Do đó, để giải quyết triệt để tình trạng này, thành phố Hà Nội cần tiến hành rà soát lại tổng thể mạng lưới chợ. Từ đó, bố trí quỹ đất hợp lý cho việc xây dựng các chợ dân sinh truyền thống, các cửa hàng tiện lợi... ngay từ khi quy hoạch để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây là biện pháp giải quyết vấn đề từ “gốc”, tránh tình trạng chợ “cóc”, chợ tạm mọc lên rồi mới tìm cách giải tỏa, khắc phục.
Thực tế cho thấy, nếu xảy ra tai nạn liên quan đến các chợ “cóc”, chợ tạm ven đường thì nạn nhân chủ yếu là chính những người dân tham gia mua bán hàng hóa. Do đó, để tự bảo vệ mình và tránh tai nạn thương tâm, mỗi người dân cần nêu cao ý thức tự giác trong thực hiện các quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông và có thói quen mua bán văn minh ở đúng nơi quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Trực thăng Trung đoàn Không quân 916 bay vào Nghệ An cứu trợ vùng lũ

Trước 31/10: Bộ Nội vụ phải sửa đổi, bổ sung xong các quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp mới

“Dịu dàng màu nắng” tập 38: Bí mật phơi bày, Lan Anh sững sờ đối mặt sự thật cay đắng

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế
Tin khác

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM
Trật tự đô thị 23/07/2025 18:17

UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ dấu hiệu lấn chiếm hồ Cầu Cốc do Báo Lao động Thủ đô phản ánh
Trật tự đô thị 18/07/2025 20:32

Phường Tây Mỗ vẫn "đang xác minh" công trình lấn hồ Cầu Cốc
Trật tự đô thị 17/07/2025 17:35

TP.HCM: Ngổn ngang di dời nhà trên và ven sông, kênh, rạch
Trật tự đô thị 17/07/2025 14:21

Phường Kim Liên đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng không gian sống văn minh, hiện đại
Trật tự đô thị 11/07/2025 12:54

6 tháng đầu năm có 149.070 trường hợp bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn do vi phạm giao thông
Trật tự đô thị 10/07/2025 17:30

Hồ Cầu Cốc đang bị thu hẹp bởi các công trình có dấu hiệu lấn hồ
Trật tự đô thị 10/07/2025 15:13

Phường Cửa Lò chấn chỉnh hoạt động mô tô nước
Trật tự đô thị 08/07/2025 20:06

Cháy cư xá ở TP.HCM, 8 người chết
Trật tự đô thị 07/07/2025 07:28

Nóng: Cô gái bị đuổi vì đứng chờ xe trên vỉa hè Mỹ Đình, công an vào cuộc
Trật tự đô thị 06/07/2025 17:14