--> -->

Xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu

Sáng nay (19/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố dịch vụ công thứ 1.000 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.    
Người lao động mong gói hỗ trợ của Chính phủ sớm đến tay
Hạ tầng số của Viettel sẵn sàng để phát triển Chính phủ số

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan và một số địa phương; Đại sứ các nước Liên bang Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia; các tổ chức quốc tế... dự lễ khai trương do Văn phòng Chính phủ tổ chức.

Tại buổi lễ, thông qua Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc và chỉ đạo trực tiếp với lãnh đạo một số địa phương, cơ quan tại các điểm cầu: Bình Phước, Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế và Trung tâm Quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thứ 1000: Kê khai, nộp lệ phí trước bạ và nộp tờ khai đăng ký ô tô trực tuyến; dịch vụ công số 999: Liên thông đăng ký điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và báo cáo tình hình thay đổi lao động; và dịch vụ công thứ 998: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, sự kiện này có ý nghĩa lớn khi được tổ chức đúng vào dịp Văn phòng Chính phủ tổ chức kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống, Đại hội thi đua yêu nước; cả nước thi đua lập thành tích chào mừng 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Qua ý kiến của các đại biểu, của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ công, Thủ tướng biểu dương sự nỗ lực của Văn phòng Chính phủ, trong đó có vai trò quan trọng của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và các bộ, cơ quan, đơn vị liên quan đã tích cực phối hợp triển khai, đưa vào khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành.

Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ, đóng góp của các tổ chức quốc tế như Đại sứ quán Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, Công ty Samsung Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các chuyên gia trong nghiên cứu, đánh giá, lựa chọn các chức năng, tính năng, giải pháp thiết lập Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; ghi nhận, biểu dương Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã xây dựng Hệ thống theo hình thức doanh nghiệp đầu tư và cho thuê lại dịch vụ, nhằm phục vụ tốt hơn công tác tham mưu chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4115 khai truong
Khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng nêu rõ, xây dựng và phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí; góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động xã hội và là con đường đúng đắn để phát triển một đất nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng. “Do đó, chúng ta cần tiếp tục khẳng định một cách mạnh mẽ rằng năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động tiến trình hướng tới một "Việt Nam số"".

Nhân dịp này, Thủ tướng lưu ý một số vấn đề với các bộ, địa phương, cơ quan. Theo đó, cần tiếp tục đổi mới trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, gắn cải cách quản trị công với chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Thông tin dữ liệu phải thống nhất, theo tiêu chuẩn, hoạt động thông suốt, đem lại hiệu quả cao nhất.

Thúc đẩy mạnh mẽ cán bộ, công chức làm việc trên môi trường mạng; đào tạo, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cần thiết để có những thay đổi nhanh chóng; ngày càng thích ứng với môi trường làm việc trên mạng. Trong thời gian tới, công chức, viên chức Nhà nước phải là những người tinh thông nghiệp vụ và giỏi về công nghệ.

Trong tương lai không xa, chúng ta phải hướng tới, xây dựng hệ thống thông tin chia sẻ liên chính phủ trên một số lĩnh vực với các nước trên thế giới; đặc biệt đối với các nước Cộng đồng ASEAN. Phát triển Chính phủ điện tử có kết nối, liên thông, tương tác quốc tế, được xem là công cụ quan trọng giúp tăng cường ngoại giao và thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế.

Về Cổng Dịch vụ công quốc gia, hoàn thành việc tích hợp các dịch vụ công thiết yếu như xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng, khoáng sản, thuế, xử lý vi phạm hành chính, viện phí, học phí… Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các tính năng của Cổng để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Mục tiêu là phải hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020.

Các công ty công nghệ thông tin đặc biệt là các Tập đoàn VNPT, Viettel cần phải tiếp tục cố gắng vươn lên, đồng hành, góp phần giúp các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước các cấp trong xây dựng Chính phủ số, cung cấp những giải pháp kỹ thuật tối ưu, an toàn, an ninh nhất, những hệ thống thông tin của người Việt, phục vụ người Việt và bảo đảm tính tự chủ của các hệ thống.

Các bộ, các ngành, các địa phương không được cát cứ thông tin, không được làm đẹp số liệu để lấy thành tích, Thủ tướng nêu rõ, thông tin dữ liệu cần được chính xác, tin cậy, minh bạch, thống nhất và cần đẩy mạnh số hóa liên thông, chia sẻ thông tin phải hướng tới xây dựng Chính phủ số liêm chính, minh bạch, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phải chuẩn hóa, điện tử hóa hơn 200 chế độ báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội để tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, hoàn thành chuẩn hóa, số hóa kiểu mẫu kết nối tích hợp các chỉ tiêu kinh tế - xã hội lên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, các ngành, các địa phương lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu phục vụ chỉ đạo điều hành hằng ngày của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cung cấp trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm Thông tin chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống, không để xảy ra lộ lọt thông tin, dữ liệu.

Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phải sắp xếp lại bộ máy nhân sự để quản lý vận hành trung tâm này phù hợp, hiệu quả, không hình thành một đầu mối tổ chức mới, không tăng biên chế theo tinh thần của Nghị quyết 18 của Trung ương.

Sau lễ khai trương, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành phải được vận hành hoạt động tốt và phát huy tác dụng tốt. “Thủ tướng sẽ kiểm tra xem nó hoạt động như thế nào và hằng ngày Thủ tướng nhận được những báo cáo nào, những chỉ tiêu nào mà thể hiện qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia này, nhất là những chỉ tiêu quan trọng của đất nước để Thủ tướng và các thành viên Chính phủ biết, để điều hành kịp thời hơn”.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, thời gian qua, Văn phòng Chính phủ đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nền tảng của Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, như các hệ thống: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống Thông tin họp và xử lý công việc của Chính phủ (E-cabinet), Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Sau gần một năm khẩn trương triển khai xây dựng, với sự chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành địa phương, chuyên gia trong nước, quốc tế và nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là Tập đoàn VNPT, đến thời điểm này, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất, sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia được hình thành từ Hệ thống Thông tin báo cáo Chính phủ kết nối với Hệ thống Thông tin báo cáo của bộ, địa phương, phục vụ thu thập, tích hợp, chia sẻ dữ liệu báo cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước; tổng hợp, phân tích dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp và hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định trên cơ sở thông tin, dữ liệu số được hiển thị trực quan; cho phép theo dõi, giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội giao, các chỉ tiêu Chính phủ giao bộ, ngành, địa phương; đồng thời, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp được khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin báo cáo trên Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia theo phân cấp quản lý.

Việc thiết lập Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành với trang thiết bị, công nghệ tiến tiến, được kết nối, tích hợp, liên thông và chia sẻ với Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm điều hành, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, được bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu, sẽ phục vụ Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng các thành viên Chính phủ làm việc với các bộ, ngành, địa phương; trực tiếp chỉ đạo, điều hành thông qua dữ liệu số, hình ảnh trực quan, trực tuyến và tương tác tới thực địa.

Hệ thống dữ liệu, thông tin được thu thập, đã qua tổng hợp, xử lý từ Hệ thống thông tin báo cáo và Trung tâm điều hành của các bộ, ngành, địa phương sẽ được lựa chọn tích hợp, kết nối và hiển thị trực quan tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đây là nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu được cung cấp thường xuyên, liên tục, minh bạch, chính xác, bảo mật, làm căn cứ tin cậy để Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Hệ thống và Trung tâm nêu trên được khai trương sẽ góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành từ phương thức thủ công, giấy tờ chuyển sang dựa trên thông tin, dữ liệu số; bảo đảm cập nhật, tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu kịp thời, chính xác tạo thành nguồn thông tin, dữ liệu thống nhất, an toàn, bảo mật và hiệu quả; thực hiện dễ dàng, nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian, tăng sự kịp thời, chính xác của thông tin, số liệu báo cáo.

Việc Hệ thống thông tin báo cáo của các bộ, ngành triển khai các phân hệ phần mềm báo cáo dùng chung, các địa phương chỉ triển khai xây dựng hệ thống đối với các báo cáo phục vụ mục tiêu quản lý đặc thù sẽ giúp hạn chế việc đầu tư dàn trải.

Bên cạnh việc quan tâm thực hiện chuyển đổi số trong công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng rất quan tâm đến việc giải quyết mối quan hệ với người dân, doanh nghiệp, trong đó Cổng Dịch vụ công quốc gia là một kênh giao tiếp điện tử giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, là điểm để người dân, doanh nghiệp tương tác với Chính phủ trên môi trường điện tử.

Đặc biệt, sau hơn 8 tháng vận hành, từ chỗ mới cung cấp 8 dịch vụ công vào thời điểm khai trương (9/12/2019), hôm nay là thời điểm đánh dấu mốc 1.000 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

"Đây chính là những tín hiệu tích cực cho thấy sự thông suốt, hiệu quả trong xây dựng, vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia; sự ủng hộ, chung tay, phối hợp, tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương; niềm tin của người dân, doanh nghiệp nhưng cũng chính là những yêu cầu, đòi hỏi mới, nhất là trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, công dân điện tử hướng tới xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Giải Futsal nữ châu Á 2025: Futsal nữ Việt Nam trước thử thách mang tên Nhật Bản

Futsal nữ Việt Nam vừa khép lại vòng đấu bảng Giải Futsal nữ châu Á 2025 với vị trí nhất bảng B, sau trận hòa chiến thuật 0-0 đầy toan tính trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp Iran. Kết quả này không chỉ thể hiện sự tính toán sâu sắc từ ban huấn luyện mà còn đặt ra một thử thách lớn ở vòng tứ kết: Đương kim Á quân Nhật Bản.
“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội

Ngày 9/5/2025, nhân dịp Ngày Ngôn ngữ Bồ Đào Nha Thế giới (5/5), Ban Chấp hành Liên chi Đoàn – Liên chi Hội Khoa Tiếng Bồ Đào Nha, Trường Đại học Hà Nội phối hợp cùng Khoa Tiếng Bồ Đào Nha tổ chức đêm văn nghệ sinh viên 2025 với chủ đề “Saudade – Nỗi nhớ”.
Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025: Kết nối thành công cung - cầu lao động

Với hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng để người lao động có thể dễ dàng lựa chọn vị trí việc làm phù hợp, và ngược lại với sự tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh cũng như ứng tuyển của hàng ngàn người lao động, học sinh, sinh viên… tạo cơ hội cho nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên tiềm năng, Phiên giao dịch việc làm quận Nam Từ Liêm năm 2025 đã thực sự trở thành cầu nối để cung - cầu lao động gặp nhau.
Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai  thoát khỏi nhóm cuối bảng

Đánh bại Thể Công - Viettel 2-1, Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi nhóm cuối bảng

Trên sân Pleiku tối 11/5, CLB Hoàng Anh Gia Lai đã tạo nên một cú sốc lớn tại vòng 22 V.League 2024/25 khi lội ngược dòng đầy kịch tính để giành chiến thắng 2-1 trước Thể Công - Viettel, đội bóng đang cạnh tranh chức vô địch. Kết quả này không chỉ giúp đội bóng phố núi vươn lên nhóm an toàn, mà còn khiến đội khách gần như chấm dứt hy vọng lên ngôi.
Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Nga bàn giao tàu nghiên cứu khoa học "Giáo sư Gagarinsky" cho Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học “Giáo sư Gagarinsky” có nhiệm vụ nghiên cứu biển, với khả năng hoạt động ở vùng biển sâu và xa bờ sẽ mở ra một trang mới...

Tin khác

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Chính phủ đã thông qua và ban hành 2 Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã năm 2025.
Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Xem thêm
Phiên bản di động