-->

Xây dựng mô hình công dân học tập

Trong bối cảnh chuyển đổi số, các quốc gia đều có nhu cầu xây dựng cho công dân của mình khung năng lực và kỹ năng để giúp họ nhanh chóng hội nhập với cuộc sống số. Tại Việt Nam, các bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập đang được xây dựng gắn với yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Đẩy mạnh hơn nữa phong trào học tập suốt đời Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập

Thông tin tại Hội thảo “Những năng lực cốt lõi của công dân học tập đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia” do Tiểu ban giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức giữa tháng 12/2020, Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong (Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam) cho biết, công dân học tập là con người thông qua việc học tập để luôn có đủ tri thức, kỹ năng và thái độ để thích ứng được với những thay đổi của thế giới, đối mặt được với thách thức của cuộc sống, ứng phó được với nguy cơ và rủi ro đến với họ, qua đó, trở thành con người phát triển hoàn toàn, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững và một thế giới hòa bình, hạnh phúc.

Xây dựng mô hình công dân học tập
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, năng lực cơ bản nhất của công dân học tập là năng lực học tập. (Ảnh minh họa: B.P)

Ở Việt Nam, khoảng 30 năm về trước, ý tưởng về một xã hội học tập đã hình thành, đề cập tới việc học tập của từng cá nhân trong bối cảnh cụ thể, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích học tập của người đó. Chính phủ cũng đã có các quyết định về xây dựng xã hội học tập. Đến ngày 8/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 489/QĐ-TTg, trong đó phê duyệt Đề án "Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030" và sẽ phê chuẩn Bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập vào cuối năm 2021. Từ Bộ tiêu chí khung này, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị quân đội, các cơ sở sản xuất… sẽ dựng nên bộ tiêu chí công dân học tập cho đơn vị của mình.

Trên cơ sở xử lý các ý kiến của nhiều nhà khoa học và sư phạm, cán bộ giảng dạy ở đại học và giáo viên, một số doanh nhân và cán bộ khuyến học..., Ban soạn thảo Bộ tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” của Trung ương Hội Khuyến học đã đề xuất dự thảo 3 tiêu chí khung và 10 chỉ số gồm kỹ năng cơ bản và phẩm chất mong muốn, nhằm đánh giá mô hình “Công dân học tập”. Những tiêu chí khung về năng lực cốt lõi bao gồm: Năng lực tự học, học tập suốt đời; năng lực sử dụng những công cụ tương tác; năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, việc triển khai Đề án xây dựng mô hình công dân học tập được tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với việc triển khai Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, xếp loại đơn vị học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện, trong đó mô hình công dân học tập là một thành phần cơ bản của mô hình đơn vị học tập. Để xây dựng tiêu chí công dân học tập, cần có điều kiện học tập, nội dung học tập và sự ảnh hưởng, lan toả vai trò của công dân học tập ấy. Giáo dục phổ thông đang đổi mới theo hướng tiếp cận phẩm chất năng lực người học với 5 phẩm chất cốt lõi và 10 năng lực cơ bản. Đây cũng là những tiêu chí của công dân học tập.

Cần kiến tạo hệ sinh thái học tập suốt đời

Cũng tại Hội thảo “Những năng lực cốt lõi của công dân học tập đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia”, Tiến sĩ Trương Tiến Tùng (Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội) đã làm rõ những yếu tố để từ công dân số đến công dân học tập. Theo Tiến sĩ Trương Tiến Tùng, 9 yếu tố một công dân số cần phải có là: Kỹ năng số, Thương mại số, Truyền thông số, Kiến thức số, Nghi thức số, Luật lệ số, Quyền và trách nhiệm số, Sức khoẻ số, An ninh số. Tiến sĩ Trương Tiến Tùng đề xuất cần hệ thống lại để có thể điều hành và phát triển xã hội học tập theo nguyên tắc hệ thống giáo dục mở.Muốn có hệ sinh thái tốt, cần giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập một cách rõ ràng và hỗ trợ họ hoàn thành nhiệm vụ; huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội bằng các chính sách khuyến khích vĩ mô; đồng thời, nhanh chóng hình thành cơ sở dữ liệu học liệu mở giúp nhu cầu học tập của cộng đồng tránh tình trạng manh mún, lãng phí trong đầu tư hạ tầng công nghệ.

Theo Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến, Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Các tiêu chí về cộng đồng học tập cấp xã, cũng như các tiêu chí về đơn vị học tập đã được ban hành. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí về công dân học tập sẽ là một bước tiến đột phá mới trong xây dựng xã hội học tập nước ta.Từ phân tích khung năng lực cốt lõi công dân học tập theo cách tiếp cận của châu Âu, khối OECD, Diễn đàn Kinh tế thế giới, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến đưa ra một số nhận định chung. Theo đó, các khung này có sự hội tụ trong những năng lực cốt lõi, gồm ba nhóm năng lực chính yếu: Nhóm năng lực nền tảng (chủ yếu dựa trên nhận thức cơ bản); nhóm năng lực bậc cao (dựa trên nhận thức bậc cao) và nhóm năng lực phi nhận thức (chủ yếu dựa trên các giá trị).

Từ đây, để tạo sự nhất quán trong hệ sinh thái học tập suốt đời, ông Phạm Đỗ Nhật Tiếnđề xuất, khung năng lực công dân học tập cũng gồm 3 nhóm năng lực như cách tiếp cận chung của thế giới, nhưng lấy khung năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm điểm xuất phát. Tiêu chuẩn, tiêu chí của công dân học tập sẽ được cụ thể hoá qua các tiêu chuẩn cụ thể của khung năng lực đề xuất để tích hợp vào các chuẩn nghề nghiệp của công chức, viên chức, người lao động.

Chia sẻ về thực tế phát triển hệ sinh thái giáo dục số Hải Phòng với công tác đào tạo công dân học tập, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng Lê Quốc Tiến nhận định, khó khăn lớn nhất là thay đổi tư duy và phải kiên trì vì cần nhiều thời gian.Tiến sĩ Lê Trường Tùng (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Đại học FPT)nhấn mạnh, công dân học tập quan trọng là học cách tự học. Để gỡ bỏ những rào cản, chi phí học tập cần được khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân; cần cơ chế chuyển đổi tín chỉ, thi không nhất thiết phải học…

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Tất Dong, năng lực cơ bản nhất của công dân học tập là năng lực học tập. Năng lực học trước hết phải đề cao tự học, thể hiện ở tìm kiếm nội dung, phương tiện để học và năng lực sử dụng các phương tiện học.

Công dân học tập là một khái niệm chung, là cái đích hướng tới, trong từng giai đoạn sẽ thể hiện ra ở những tên gọi khác nhau như công dân số, công dân toàn cầu, công dân thông minh, chứ không phải là các cấp bậc khác nhau. Theo đó, cần phải tạo ra những thiết chế, mô hình, chính sách, hệ sinh thái học tập suốt đời trước cho công dân học tập./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.
“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Dịch vụ xem phim trên mạng thông qua tài khoản Netflix giờ đã quá quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, giá thuê theo tháng cho một tài khoản (TK) còn khá cao. Lợi dụng tâm lý của người xem khi muốn có kho phim giải trí phong phú nhưng không phải trả phí cao nên nhiều đối tượng đã bằng nhiều cách tiếp cận khách hàng để chào mời các gói xem phim lậu, bẻ khoá. Không ít khách hàng tiền mất còn bực mang khi mua tài khoản phim dạng này.
Xem thêm
Phiên bản di động