--> -->

Xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận mới, hiện đại, văn minh

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến lưu ý, huyện Thanh Trì cần có các tính toán đồng bộ, phải dự báo được tương lai của huyện sẽ thành quận như thế nào? Từ đó có phương án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội để trở thành quận mới, hiện đại, văn minh.
Hà Nội thống nhất chủ trương phê duyệt 6 đồ án quy hoạch 4 quận nội đô Gặp mặt thân mật các đồng chí Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy khóa XVI Hà Nội: Tạo đột phá về chính sách để nâng cao vị thế Thủ đô trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Chiều 4/3, bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm việc với cán bộ chủ chốt của huyện Thanh Trì về công tác phòng, chống dịch Covid-19; xây dựng nông thôn mới và tiến độ thực hiện Đề án xây dựng huyện Thanh Trì thành quận.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tiến Cường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao gắn với tiến độ thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì phát triển thành quận.

Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, ông Cường cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa ghi nhận ca mắc Covid-19. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, huyện Thanh Trì đã triển khai đồng bộ, bài bản các biện pháp phòng, chống dịch, đạt hiệu quả cao. Các trường hợp F1, F2 và các trường hợp đi về từ vùng dịch đều thực hiện cách ly, theo dõi sức khỏe theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Tiến Cường cho hay, huyện Thanh Trì được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, về đích trước 2 năm. Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt, đời sống nhân dân được nâng cao cả vật chất và tinh thần. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 62 triệu đồng/người/năm.

"Hiện nay Thanh Trì đang tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao và thực hiện đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường theo quan điểm tiêu chí xây dựng nông thôn mới nào cao hơn tiêu chí phường, quận thì thực hiện theo tiêu chí nông thôn mới và ngược lại", ông Cường nói.

Qua rà soát thực tế, ông Cường cho biết, huyện Thanh Trì đã có 1 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao. 14 xã cơ bản hoàn thành 18/19 tiêu chí nông thôn mới nâng cao, chỉ còn tiêu chí chưa đạt là trường học.

Đối với việc triển khai thực hiện đề án phát triển huyện thành quận, Chủ tịch Nguyễn Tiến Cường thông tin, huyện Thanh Trì đã đạt 24/27 tiêu chí. Còn 3 tiêu chí chưa đạt, gồm: Cân đối thu chi ngân sách, mật độ đường giao thông đô thị, đất cây xanh công cộng.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi

Đối với tiêu chí mật độ đường giao thông, ông Cường cho biết, hiện nay chỉ còn thiếu khoảng 53,74km đường đô thị. Để hoàn thành tiêu chí này, huyện đã đề xuất và đang chủ động với các sở, ngành Thành phố nghiên cứu đầu tư 11 dự án. Đề nghị Thành phố tạo điều kiện cho huyện được triển khai các dự án mới và đôn đốc tiến độ các dự án đang thực hiện trên địa bàn. Về tiêu chí cây xanh, huyện dự kiến sẽ sớm hoàn thành vượt chỉ tiêu của đề án.

Đối với tiêu chí cân đối thu chi ngân sách, ông Cường cho biết, tại thời điểm phê duyệt đề án, tỷ lệ tự cân đối thu chi ngân sách của huyện đạt 66,3% (bao gồm các khoản thu từ đất). Dự toán năm 2021, Thành phố giao tỷ lệ cân đối thu chi đạt 76,1% (bao gồm các khoản thu từ đất). Để hoàn thiện tiêu chí này, huyện Thanh Trì đang nỗ lực triển khai các giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế.

"Tuy nhiên, qua rà soát, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, doanh thu hàng năm không lớn. Do vậy để hoàn thành tiêu chí này thời gian tới còn rất nhiều khó khăn. Huyện rất mong Thành phố giúp đỡ bằng các cơ chế đặc thù về phân cấp nguồn thu và các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế", ông Cường nêu kiến nghị.

Sau khi nghe lãnh đạo các sở, ngành Thành phố trao đổi, thảo luận, phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao tinh thần chủ động của huyện Thanh Trì trong phòng, chống Covid-19, nhờ vậy địa phương đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Về xây dựng nông thôn mới, bà Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, huyện Thanh Trì đã có nhiều nỗ lực và làm rất tốt nhiệm vụ này, đạt được những kết quả nổi bật, đặc biệt là việc bảo vệ môi trường và chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Ghi nhận những nỗ lực của huyện Thanh Trì trong thực hiện đề án xây dựng huyện thành quận, tuy nhiên theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, nhiệm vụ này vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, qua rà soát, đánh giá sơ bộ ở huyện Thanh Trì và các huyện đang thực hiện đề án lên quận của Thành phố cho thấy, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là vướng quy hoạch. "Song cũng rất mừng, trong năm 2021 Thành uỷ có một chương trình công tác để rà soát và tích hợp toàn bộ quy hoạch của 30 quận, huyện trên địa bàn Thành phố. Điều này sẽ giúp ích rất tốt cho các huyện phấn đấu lên quận", bà Tuyến thông tin.

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến động viên sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Dần
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Thị Tuyến động viên sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Dần

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý, huyện Thanh Trì đi sau, cần có các tính toán đồng bộ, dự báo khả năng gia tăng dân số cơ học, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội để tránh bất cập của những đơn vị đã lên quận trước. "Phải dự báo được tương lai của huyện sẽ thành quận như thế nào? Hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội đầu tư như thế nào để huyện Thanh Trì trở thành quận mới, đẹp hơn, hiện đại hơn, văn minh hơn so với những đơn vị đi trước", bà Tuyến nhấn mạnh.

Muốn vậy, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, huyện Thanh Trì cần rà soát lại lộ trình xây dựng huyện thành quận, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để có phân công "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ". Bên cạnh đó, tích hợp lại toàn bộ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và xây dựng đô thị để triển khai thực hiện theo nguyên tắc "kế thừa để phát triển, những tiêu chí nào đạt thì phát huy, tiêu chí nào chưa đạt thì nỗ lực thực hiện".

Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, huyện Thanh Trì cần tăng cường công tác quản lý đất đai, nhất là đối với đất nông nghiệp, bởi nếu không quản lý chặt chẽ, khi trở thành đô thị sẽ dẫn đến các vi phạm.

Nhiệm vụ trước mắt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy yêu cầu, huyện Thanh Trì vẫn phải tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, bám sát chỉ đạo của Thành phố, tập trung thực hiện thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Về các kiến nghị của địa phương, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy giao trách nhiệm cho các sở, ngành liên quan để tham mưu, giải quyết những kiến nghị, đề xuất của huyện Thanh Trì, trong đó nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, đối với 5 huyện xây dựng lên quận cần phải có cơ chế đặc thù, nhất là về quy hoạch, tài chính, thu chi ngân sách... để tạo nguồn lực cho các huyện thực hiện nhiệm vụ của mình, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chung của Thành phố.

Trước buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 và động viên sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Dần (thuộc Cụm Công nghiệp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì).

Tại đây, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ chúc mừng và đánh giá cao kết quả sản xuất kinh doanh mà công ty đã đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt trong năm 2020, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng công ty đã sáng tạo nỗ lực rất lớn trong sản xuất và giá trị sản xuất đạt 960 tỷ đồng (tăng 11%); các chính sách cho người lao động được bảo đảm; thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch.

Bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, thời gian tới, Công ty tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép là vừa sản xuất kinh doanh vừa phòng chống dịch; quan tâm đến an toàn trong lao động sản xuất, an toàn thực phẩm; chăm lo tốt đời sống cho người lao động.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Chiều 13/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa triệt phá một nhóm đối tượng người Việt sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Trước đó, các đối tượng từng tham gia vào những đường dây lừa đảo tại Campuchia, sau đó trở về nước và tiếp tục phạm tội với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Điều đáng nói là khi bị bắt, các đối tượng đều dương tính với ma túy.
Khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm về tội nhận hối lộ

Khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm về tội nhận hối lộ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để điều tra về hành vi nhận hối lộ trong vụ án sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn.
Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, có tính đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và tác động của yếu tố khách quan.
Công bố 32 sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Công bố 32 sản phẩm, giải pháp khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sau hơn 1 tháng ra mắt, cổng thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn đã tiếp nhận 426 hồ sơ sản phẩm, giải pháp, trong đó 71 sản phẩm, giải pháp hữu ích đã được công bố.
Thua Nhật Bản, đội tuyển nữ futsal Việt Nam dừng bước tại tứ kết châu Á, tan giấc mộng World Cup

Thua Nhật Bản, đội tuyển nữ futsal Việt Nam dừng bước tại tứ kết châu Á, tan giấc mộng World Cup

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam bước vào trận tứ kết giải futsal nữ châu Á 2025 với đối thủ rất mạnh - Nhật Bản. Dù thi đấu đầy quyết tâm, các học trò của HLV Nguyễn Đình Hoàng đã không thể tạo nên bất ngờ, chấp nhận thất bại 0-2 và chính thức nói lời chia tay giải đấu, đồng nghĩa với việc khép lại giấc mơ giành vé tham dự World Cup.

Tin khác

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Chiều 13/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Triển khai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII

Việc tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VIII - năm 2025 cần được triển khai sâu rộng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các tác phẩm báo chí tham dự Giải phải đảm bảo tính chân thực, khách quan; có tính định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn...
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội dừng phát số trực tiếp tại Chi nhánh số 1

Từ ngày 13/5, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ không phát số và không sử dụng số thứ tự trực tiếp tại Chi nhánh số 1 (258 Võ Chí Công). Thay vào đó, người dân sẽ thực hiện việc lấy số thứ tự online trên ứng dụng iHanoi trước khi đến giao dịch trực tiếp.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Xem thêm
Phiên bản di động