--> -->

Xây dựng Gia Lâm thành quận giàu đẹp, văn minh

Lãnh đạo huyện Gia Lâm khẳng định, xây dựng Gia Lâm trở thành quận là đáp ứng nguyện vọng của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện. Khi trở thành đơn vị hành chính cấp quận, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gia Lâm sẽ tiếp tục phấn đấu để xây dựng Gia Lâm trở thành một quận giàu đẹp, văn minh của Thủ đô.
Công đoàn huyện Gia Lâm chung sức xây dựng nông thôn mới Điểm du lịch tuyệt vời tại ngoại thành Hà Nội Nâng cao kiến thức pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cho công nhân

Đạt đủ các tiêu chí thành lập quận và phường

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm đã trình UBND thành phố Hà Nội Đề án thành lập quận và 16 phường. Theo lãnh đạo huyện Gia Lâm, việc thành lập quận và các phường sẽ phát huy được lợi thế, tiềm năng để Gia Lâm bứt phá vươn lên, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… của Thủ đô.

Theo UBND huyện Gia Lâm, đến thời điểm này, huyện đã hoàn thành 31/31 tiêu chí thành lập quận, 16 khu vực dự kiến thành lập phường đều đảm bảo đạt 10/13 tiêu chí.

Về tiêu chuẩn, huyện Gia Lâm đã đảm bảo đạt 5/5 tiêu chuẩn thành lập quận và 4/4 tiêu chuẩn thành lập phường theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Hiện tại, huyện đã hoàn thành dự thảo Đề án thành lập quận, các phường thuộc quận và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị trình UBND Thành phố; đồng thời xin chủ trương của UBND Thành phố về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Thành lập quận Gia Lâm: hợp với ý Đảng, lòng dân
Huyện Gia Lâm đã đạt đủ các tiêu chí thành lập quận, phường. Ảnh minh họa.

Thay đổi đơn vị hành chính cấp xã

Theo UBND huyện Gia Lâm, sau khi trở thành quận, Gia Lâm vẫn giữ nguyên diện tích tự nhiên 116,64km2 và khoảng 310.000 dân. Tuy nhiên, về đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc thì có sự thay đổi.

Trước khi thực hiện Đề án xây dựng huyện thành quận, huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 xã và 2 thị trấn. Trong quá trình xây dựng Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, UBND huyện Gia Lâm đã tiến hành rà soát các đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, một số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định nên phải sáp nhập.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc được thực hiện với phương án: Nhập xã Yên Viên với thị trấn Yên Viên để thành phường Yên Viên; nhập xã Kim Lan với xã Văn Đức, thành phường Kim Đức; nhập xã Đình Xuyên với xã Dương Hà, thành phường Thiên Đức; nhập xã Phù Đổng với xã Trung Mầu, thành phường Phù Đổng; nhập xã Kim Sơn với xã Phú Thị, thành phường Phú Sơn; nhập xã Đông Dư với với xã Bát Tràng, thành phường Bát Tràng.

Như vậy, khi trở thành quận, Gia Lâm sẽ có 16 phường gồm: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng, Kim Đức.

Theo lãnh đạo huyện Gia Lâm, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã như trên đảm bảo sự đồng nhất của các đơn vị hành chính về các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên… đồng thời nhằm góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương; được đa số ý kiến người dân trên địa bàn đồng tình ủng hộ.

Ngoài ra, UBND huyện Gia Lâm cũng điều chỉnh địa giới hành chính của 4 xã, thị trấn trên địa bàn do có những thay đổi về ranh giới, gồm: Thị trấn Trâu Quỳ và các xã Kiêu Kỵ, Dương Xá, Đa Tốn. Mục đích của việc điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện các thủ tục hành chính sau này.

Sắp xếp cán bộ tại các đơn vị hành chính

Cùng với phương án thành lập quận, phường, huyện Gia Lâm cũng đã có phương án bố trí, sắp xếp cán bộ tại các đơn vị hành chính trực thuộc. Theo đó, đối với đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, Đảng bộ của đơn vị hành chính cấp xã mới sắp xếp và chuyển đổi tương ứng với đơn vị hành chính mới. Đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) của các đơn vị hành chính sau sắp xếp hợp thành HĐND của các phường và tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.

Đối với UBND, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức của các phường mới thành lập cơ bản giữ nguyên bộ máy và cán bộ, công chức của các xã hiện tại. Đối với các xã thực hiện sắp xếp, hợp nhất bộ máy, UBND của các đơn vị được sắp xếp thực hiện lại cơ cấu tổ chức, biên chế, số lượng và đối tượng cần tinh giản biên chế, phù hợp với mô hình chính quyền đô thị; thực hiện giảm dần theo lộ trình 5 năm, đảm bảo số lượng theo quy định.

Trước mắt, trong thời gian xây dựng Đề án và phê duyệt Đề án, huyện tạm dừng việc tuyển dụng công chức cấp xã.

Ngoài ra, UBND huyện cũng đã có phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại các đơn vị hành chính sau khi thành lập.

Động lực để Gia Lâm bứt phá

Theo lãnh đạo huyện Gia Lâm, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã để thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm là phù hợp với các chủ trương của Đảng và Nhà nước; phù hợp với hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa của huyện Gia Lâm và các xã, thị trấn trong thời gian qua; tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền phù hợp, giúp Gia Lâm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, tạo nên bộ mặt mới cho đô thị trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Đồng thời, đây cũng là động lực mạnh mẽ tăng cường thu hút đầu tư, khơi dậy và phát huy mọi lợi thế, tiềm năng sẵn có để huyện Gia Lâm bứt phá vươn lên, phát triển bền vững, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa và giải trí, y tế, giáo dục.

Thành lập quận Gia Lâm và thành lập các phường thuộc quận Gia Lâm góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, giảm tải gánh nặng ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức để phục vụ người dân tốt hơn. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho Gia Lâm có cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân.

Hoàn thiện hồ sơ trong tháng 8

Đến thời điểm này, hồ sơ thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm đã đảm bảo đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định. Đề án thành lập quận Gia Lâm cũng đã đảm bảo về bố cục, nội dung theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã được UBND huyện Gia Lâm trình UBND Thành phố xem xét, cho ý kiến. Hiện tại, UBND huyện Gia Lâm đã có Tờ trình gửi UBND Thành phố về việc xin chủ trương tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm.

Theo đó, từ nay đến 24/8/2023, UBND huyện Gia Lâm sẽ thực hiện các bước lấy ý kiến cử tri tại các xã và tổng hợp kết quả gửi UBND Thành phố trình HĐND Thành phố. Tiếp đó, HĐND cấp xã, cấp huyện sẽ tổ chức họp để thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, chậm nhất vào 28/8/2023, sau đó sẽ hoàn thiện hồ sơ và đề nghị HĐND thành phố Hà Nội họp để thảo luận, biểu quyết.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.

Tin khác

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội: Hướng dẫn lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi

Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ đợi, thực hiện các biện pháp xử lý việc xếp hàng giữ chỗ trực tiếp từ sớm, gây mất trật tự công cộng, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội hướng dẫn việc lấy số dịch vụ công online trên ứng dụng iHanoi.
Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ

Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ những ngày qua đã đón hàng vạn lượt Tăng Ni, Phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đằng sau không khí trang nghiêm, thành kính và an toàn tuyệt đối của Đại lễ là sự nỗ lực âm thầm nhưng hết sức quyết liệt của các lực lượng chức năng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông...
Bố trí hơn 40 căn hộ tái định cư và tạm cư phục vụ hai dự án trọng điểm quận Tây Hồ

Bố trí hơn 40 căn hộ tái định cư và tạm cư phục vụ hai dự án trọng điểm quận Tây Hồ

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chính thức đồng ý bố trí 39 căn hộ tái định cư tại hai quận Tây Hồ và Nam Từ Liêm để phục vụ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đặng Thai Mai - giai đoạn 1.
Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Biểu dương gương Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng nay (13/5), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016 - 2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, giai đoạn 2022 - 2025.
Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Chuyển đổi số trong hành chính công, người dân Hà Nội không còn phải xếp hàng chờ đợi

Với việc phát số thứ tự bằng hình thức online, người dân khi đến Chi nhánh 1 Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội đã không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” để chờ xử lý thủ tục hành chính.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập

Thành phố Hà Nội phấn đấu trong năm 2025, Hà Nội có thêm 30.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, tỷ lệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đạt trên 50%; thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực.
Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Hiệu quả từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đã và đang phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của quận cũng như Thành phố.
Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Đầu tư gần 500 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn qua thị trấn Thường Tín

Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A - đoạn thị trấn Thường Tín có chiều dài khoảng 1,6km với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng. Dự kiến, tuyến đường sẽ hoàn thành trong năm 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động