Xăng sinh học E5: Vì sao người dùng chưa mặn mà?
Bộ Tài chính dự kiến hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt cho doanh nghiệp bán xăng E5 | |
Xăng E5 hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cho các dòng xe sản xuất sau 1997 | |
Bãi bỏ một số điều kiện về kinh doanh xăng dầu |
Có hoàn thành nhiệm vụ?
Trong khi chất lượng xăng E5 vẫn đang là dấu hỏi lớn với NTD bởi rất nhiều hiện tượng “lạ” khi sử dụng như: Hụt hơi, chết máy, khó nổ, không bốc máy…và được đông đảo NTD chia sẻ trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội, khiến nhiều người tỏ ra “hoang mang” khi sử dụng loại nhiên liệu này.
Xăng E5 đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ khi ra thị trường? |
Mới đây, thông tin về việc Công ty TNHH một thành viên dầu khí TP.HCM (Saigon Petro) có kiến nghị lên liên Bộ Tài Chính – Công Thương, liên quan đến vấn đề thuế bảo vệ môi trường và chính sách phát triển xăng sinh học trong thời gian tới, khiến thị trường xăng dầu và NTD sục sôi. Doanh nghiệp này đặc biệt gây chú ý khi kiến nghị “nếu E5 không đạt mục đích yêu cầu là bảo vệ môi trường, nên cho sử dụng xăng A92 trở lại”, khiến dư luận quan tâm.
Lý giải về quyết kiến nghị trên, Saigon Petro cho rằng, từ đầu năm 2018 khi cả nước đồng loạt bỏ kinh doanh xăng A92, thì sản lượng tiêu thụ xăng E5 của các doanh nghiệp xăng dầu có tăng lên so với năm 2017, nhưng tỷ trọng tăng vẫn rất thấp so với kỳ vọng của Chính phủ.
Theo đại diện Bộ Công Thương, hiện vẫn còn một số doanh nghiệp không bán xăng E5, lý do vì sao thì phía Bộ chưa nắm rõ. Đối với việc một số doanh nghiệp ngừng bán xăng E5 như một số thông tin phản ánh, thì đó là quyền của NTD và quyền của mỗi doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể bị lỗ, lãi hoặc có thể vì lý do nào đó khiến họ không mặn mà kinh doanh loại nhiên liệu này. |
Cụ thể, qua tham khảo những đơn vị đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn có hệ thống phối trộn xăng E5 thì tỉ trọng bán xăng E5 chỉ khoảng 30% trong tổng số xăng tiêu thụ, còn lại là xăng A95 chiếm khoảng 70%. Trong khi trước đó, xăng A92 chiếm hơn 65%, các doanh nghiệp không có hệ thống phối trộn thì họ thuần túy chỉ kinh doanh xăng khoáng A95, nên tỉ lệ xăng E5 nói chung trên toàn thị trường vẫn thấp hơn.
Bên cạnh đó, nếu tính theo số liệu về sản lượng xăng A92 tiêu thụ bình quân từ năm 2017 trở về trước là 500.000m3/tháng. Xăng E5 hiện được tiêu thụ chỉ bằng 50% lượng xăng A92, 50% lượng xăng A92 còn lại chuyển sang xăng A95 và mức chênh lệch giá giữa xăng E5 và xăng A95 là 1.600 đồng/lít.
Như vậy, chỉ 2 tháng đầu năm 2018, mức lãng phí xã hội do các phương tiện sử dụng xăng A95 không cần thiết lên tới 400 tỷ đồng/tháng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chủ yếu là do tâm lý NTD, khi họ vẫn chưa thật sự “mặn mà” với xăng E5; thậm chí do nhu cầu của nhiều loại xe máy chỉ cần dùng loại xăng A92 (RON 92) hoặc E5, không cần thiết phải sử dụng loại xăng A95 với giá cao gây lãng phí.
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nếu như lượng tiêu thụ xăng E5 như hiện nay, thì lượng tiêu thụ này chênh lệch không đáng kể so với mức tiêu thụ xăng A95. Điều đó cho thấy, mục tiêu quan trọng trong vấn đề giảm thiểu tác hại môi trường từ đề án thay thế xăng A92 bằng xăng E5 đã không đạt được như mục tiêu đề ra. Như vậy có thể coi là không hoàn thành nhiệm vụ.
Được biết, với thực trạng nhiều NTD chấp nhận bỏ thêm chi phí để dùng xăng A95, thay bằng việc sử dụng xăng E5 bởi tâm lý “e ngại”, khiến lượng tiêu thụ loại nhiên liệu mới này không đạt như kỳ vọng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phía Nam vẫn chưa hoàn thành mục tiêu đưa xăng E5 ra thị trường.
Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là, NTD không mặn mà với xăng E5, chiết khấu cao, sản lượng bán ra thấp…nên không bù đắp được chi phí của cửa hàng, thậm chí là kinh doanh bị lỗ.
Cần có chế tài để kích cầu tiêu thụ xăng E5
Trước ý kiến của Saigon Petro về việc đưa xăng A92 quay lại thị trường, rất nhiều các giải pháp được các doanh nghiệp đưa ra. Tuy nhiên, giải pháp được bàn đến đầu tiên đó chính là vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường. Theo đó, mức thuế hiện nay đang được tính ở mức 3.000 đồng/1 lít.
Trong khi đó, tại cuộc họp cuối cùng trước giờ triển khai đề án dừng bán xăng A92, đa số các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều kiến nghị, Nhà nước cần tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng E5 nhằm tăng tính cạnh tranh so với xăng A95. Theo đó, thay vì chỉ giảm 5% như hiện nay, thì liên bộ Tài Chính – Công Thương cần xem xét, kiến nghị giảm thuế xuống mức từ 15 – 20%.
Liên quan đến vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường, Saigon Petro cũng kiến nghị cần có các biện pháp rõ ràng để giảm thuế bảo vệ môi trường, không thể giảm thuế bảo vệ môi trường bằng với tỉ lệ ethanol như hiện nay (5%).
Cụ thể, Saigon Petro kiến nghị nên giảm 500 đồng/lít (tương đương với hơn 16%) thuế bảo vệ môi trường cho xăng E5. Trong trường hợp nếu đã áp dụng các biện pháp mà sản lượng xăng E5 vẫn thấp, không đạt được nhiệm vụ “thay thế toàn bộ xăng A92”, thì nên cho sử dụng lại xăng A92 để tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Việc giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng E5 là cần thiết, tuy nhiên, thông tin từ Bộ Tài chính đưa ra mới đây cho thấy, việc tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng E5 như đề đạt của nhiều đầu mối nhập khẩu sẽ không thể thực hiện do Bộ Tài chính không thể tìm kiếm nguồn thu ở đâu để bù vào khoản giảm này.
Thậm chí, Bộ Tài chính đang đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường lên mức 4.000 đồng/lít. Nếu doanh nghiệp tiếp tục lỗ, việc họ giảm dần lượng bán xăng E5 đã được dự đoán. Và thực tế cũng đã có đại lý dừng bán xăng E5 và việc xăng A92 xuất hiện lại trên thị trường chỉ là vấn đề thời gian.
Nêu quan điểm về việc thay thế xăng A92 bằng xăng E5, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, đề án triển khai dùng xăng E5 là đúng đắn, nhưng đang được thực hiện theo hướng “đánh trống bỏ dùi”, bởi lẽ, các cơ quan chức năng chưa coi trọng vấn đề tuyên truyền và đưa vấn đề này làm trọng tâm trong quá trình triển khai, trong khi đó NTD vẫn còn tâm lý “e ngại”.
Theo ông Ngãi, để khẳng định niềm tin và chất lượng với NTD, cần thiết thì phải làm những thí nghiệm cụ thể khẳng định chất lượng xăng E5. Nếu có vấn đề thì cần phải thay đổi, còn không có vấn đề mà chất lượng xăng E5 được khẳng định là tốt mà các doanh nghiệp, NTD vẫn “quay lưng”, thì cần phải có những biện pháp, những chế tài cụ thể nhằm tăng lượng tiêu thụ xăng E5 trên cả nước.
Đề cập đến vấn đề NTD không “mặn mà” sử dụng xăng E5, cũng như việc một số doanh nghiệp không bán xăng E5. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã cho biết, theo lộ trình của Chính phủ, từ ngày 1/1/2018 xăng E5 đã được bán đại trà trên toàn quốc. Theo báo cáo của các đầu mối cũng như các sở Công Thương trên toàn quốc, số lượng xăng E5 tiêu thụ tăng tương đối nhanh.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện Bộ Công Thương, hiện vẫn còn một số doanh nghiệp không bán xăng E5, lý do vì sao thì phía Bộ chưa nắm rõ. Đối với việc một số doanh nghiệp ngừng bán xăng E5 như một số thông tin phản ánh, thì đó là quyền của NTD và quyền của mỗi doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể bị lỗ, lãi hoặc có thể vì lý do nào đó khiến họ không mặn mà kinh doanh loại nhiên liệu này.
Về vấn đề này, phía Bộ cũng sẽ phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành để nắm rõ và kịp thời có những hỗ trợ, giải pháp giúp các doanh nghiệp vượt khó.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52