WHO sẽ thành lập ủy ban nghiên cứu việc chỉnh sửa gen
Lần đầu thành công trong thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene | |
Đột phá: Chữa khỏi hoàn toàn bệnh AIDS bằng chỉnh sửa gen |
Phát biểu với báo giới tại Geneva, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, khẳng định không thể tiến hành chỉnh sửa gen mà không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể.
Phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 tại trung tâm Max-Delbrueck. Ảnh: Global Look Press |
Chính vì vậy, WHO đang bàn bạc với giới chuyên gia cũng như hợp tác với các nước thành viên để thảo luận các tiêu chuẩn và hướng dẫn, trong đó có các vấn đề an toàn xã hội và đạo đức liên quan đến việc chỉnh sửa gen. Theo ông Tedros, hiện WHO đang trong quá trình thành lập ủy ban chuyên nghiên cứu việc chỉnh sửa gen, bao gồm các học giả cũng như chuyên gia y tế của các chính phủ và WHO.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO không cho biết sáng kiến này có nhằm phản ứng với việc thử nghiệm mới đây của nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê hay không cũng như từ chối bình luận việc liệu WHO có thể cho phép chỉnh sửa một số gen có lợi cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai hay không.
Trước đó, tại Hội nghị quốc tế về biến đổi gen người diễn ra ngày 27/11 tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), nhà khoa học Hạ Kiến Khuê đã làm chấn động giới khoa học khi thông báo về sự ra đời của cặp song sinh "biến đổi gen" đầu tiên trên thế giới.
Ông Hạ nói rằng đã chỉnh sửa thành công ADN của cặp bé gái song sinh từ một người cha dương tính với HIV. Cặp song sinh này có ADN được chỉnh sửa bằng kỹ thuật CRISPR nhằm ngăn ngừa khỏi bị nhiễm HIV. CRISPR cho phép các nhà khoa học thay đổi một vài tế bào của một cơ quan cụ thể, song chưa bao giờ được sử dụng để chỉnh sửa tất cả các tế bào của cả cơ thể.
Thông tin này lập tức vấp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế. Ngày 28/11, ông Hạ cho biết cuộc thử nghiệm đã phải tạm dừng do tình hình hiện nay.
Công nghệ chỉnh sửa gen mở ra hướng điều trị đầy hứa hẹn đối với một số căn bệnh di truyền nhưng nó cũng đặc biệt gây tranh cãi vì những biến đổi như vậy có nguy cơ truyền tiếp cho những thế hệ sau những gen đã bị chỉnh sửa. Ở nhiều nước, kỹ thuật biến đổi ADN ở người được kiểm soát chặt chẽ.
Nhiều chuyên gia cảnh báo việc chỉnh sửa các phôi thai người có thể tạo ra những đột biến không lường trước hay còn gọi là "tác dụng ngoài mong muốn", coi thử nghiệm này là một "bước thụt lùi" đối với giới khoa học và là ví dụ về một "phương pháp không được nghiên cứu cẩn thận một cách đầy đủ và thích đáng".
Theo Ngọc Hà/ TTXVN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51