“Vua muỗng” Trần Quang Hải trao tặng tư liệu âm nhạc cho nước nhà
Ấn tượng Di sản Văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Nam | |
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI 2017 | |
Phố Sách - điểm hẹn thú vị của người dân Thủ đô |
GS.TS Trần Quang Hải là nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc, Việt Kiều sinh sống tại Pháp, con trai trưởng của GS.TS Trần Văn Khê. Ông là người nhiều năm đã nghiên cứu, giảng dạy, biểu diễn để giới thiệu, quảng bá âm nhạc truyền thống của Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới.
Ông được tôn xưng danh hiệu “vua muỗng” sau khi chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Tính ra, ông có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng và biểu diễn ở hơn 1.500 chương trình ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, ông còn là một trong những người sáng lập Hiệp hội những người biểu diễn đàn môi trên thế giới.
Nhân chuyến về nước, ông trao tặng cho Viện Âm nhạc – Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam các tài liệu về nghiên cứu âm nhạc dân tộc và tổ chức một số buổi truyền dạy cho các học sinh tiểu học (7 tuổi đến 11 tuổi) về cách chơi đàn môi của dân tộc Mông và gõ muỗng (gõ thìa) miễn phí.
GS.TS Trần Quang Hải chơi đàn môi. |
GS.TS Trần Quang Hải đã trao tặng cho Viện Âm nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 40 kiện gồm có 1000 quyển sách, từ điển, 500 đĩa nhạc cùng một số tư liệu khác của tất các các tác giả nghiên cứu về âm nhạc dân tộc ở các nước trên thế giới.
Ông mong muốn được trao tặng khối tư liệu cá nhân này cho Viện Âm nhạc để tiếp tục lưu giữ, trưng bày và phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập âm nhạc dân tộc học ở Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Bình Định – Viện trưởng Viện Âm nhạc nhận định, GS Hải là một trong những người có rất nhiều công lao trong việc nghiên cứu, biểu diễn, giảng dạy và quảng bá âm nhạc Việt Nam ra nhiều nước trên thế giới. Ông và vợ là nghệ sĩ Bạch Yến, đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở 70 nước trên thế giới. Trong quá trình làm việc tại nước ngoài, nhất là Pháp, ông đã giảng dạy cho rất nhiều sinh viên về âm nhạc Việt Nam.
GS.TS Trần Quang Hải là một nhà dân tộc nhạc học. Ông sinh ngày 13/5/1944, tại TP Hồ Chí Minh. Ông là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ bốn của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà, Trần Quang Diệm, đời thứ ba của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn kìm và dây Tố Lan, Trần Quang Triều tự Bảy Triều. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê (1921-2015). Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình, ông sớm định hướng theo con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin tại trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, ông sang Pháp tiếp tục học nâng cao về violin. Ở đó được cố vấn bởi trưởng dàn nhạc giáo sư Yehudi Menuhin ông đổi sang học các loại nhạc cụ dân tộc khác tại các trường đại học: Louvre, Sorbonne (Paris, Pháp), đại học Cambridge (London, Anh). Ông Hải sau đó lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp, người thứ hai lấy bằng này sau cha của mình- GS.TS Trần Văn Khê. Năm 2002, ông được nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh, Pháp. |
Nói về kho tư liệu khổng lồ GS Hải trao tặng, ông Định cho rằng đây chính là kho dữ liệu quý giá để các nhà nghiên cứu, sinh viên yêu nhạc có thể tìm hiểu về âm nhạc dân tộc của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
“Đây là khối tư liệu khoa học quý có giá trị, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập âm nhạc chuyên nghiệp đối với Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Tất cả tài liệu đó là tài sản vô giá, vừa thực tiễn, vừa phong phú đến từ khắp các châu lục Á, Âu, Mỹ... Hiện nay, chúng tôi đang thành lập một phòng để bày kho tư liệu này và từng bước bài trí tư liệu này thành khu vực riêng và dịch những tư liệu này để đưa vào quá trình giảng dạy. Có thể nói, với những đóng góp của GS Hải thì Viện âm nhạc không chỉ là nơi có nhiều tư liệu nhất ở Việt Nam mà còn trên khu vực”, ông Định chia sẻ.
Nhằm giúp mọi người nắm bắt một cách nhanh chóng nghệ thuật gõ muỗng, GS.TS Trần Quang Hải đã tận tình hướng dẫn bắt đầu từ kỹ thuật căn bản, bẻ hai muỗng hơi cong, cho chúng đối vào nhau, lấy ngón trỏ để vào chính giữa hai cán và nâng lên cho hai chiếc muỗng không đụng đậy tạo một khoảng cách khoảng 2,5mm để tạo nên cao độ. Từ những kỹ thuật ban đầu này, những chiếc muỗng được khai triển thành nhiều cách gõ khác nhau như với 2 hoặc 3, hoặc 4, hoặc 5 ngón tay, rồi kéo lên hết cánh tay hay đánh lên đùi, đánh lên miệng, đánh thành bài bản…
GS.TS Trần Quang Hải đã cống hiến một nghệ thuật gõ muỗng khiến người xem phải thán phục. Do đó, từ cách thể hiện cũng như bằng kỹ thuật do ông tìm ra mà muỗng trở thành một loại nhạc cụ bộ gõ và được vận dụng sáng tạo. Vì nó đưa mọi người từ cái biết đến cái không biết, từ cụ thể sang trừu tượng. Nhìn cách ông vận dụng và xử lý, người xem có thể dễ dàng hình dung làm sao từ những chiếc muỗng bình thường vốn được làm ra để phục vụ nhu cầu ẩm thực nhưng qua bàn tay tài nghệ và cách xử lý nhạc học độc đáo, vững vàng của ông đã đem lại sự hấp dẫn lạ thường.
Ngoài gõ muỗng, ông còn truyền dạy cho mọi người cách chơi đàn môi của dân tộc Mông. Theo GS Hải, đàn môi là một loại nhạc cụ độc đáo có mặt ở hầu hết các châu lục. Đàn thuộc loại khí tự âm vang (idiophone) với dáng hình nhỏ nhắn, xinh xinh, chỉ dài khoảng 7 cm có thể bỏ vào túi gọn gàng. Đàn môi có nhiều hình dáng và chất liệu khác nhau nhưng đều có hai bộ phận chính là khung cố định và lưỡi gà di động. “Ở Châu Âu, đàn môi rất thông dụng với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Anh người ta gọi đàn môi là jew’s harp, Pháp là guimbarde, ở Đức và Áo được gọi là maultrommeln…” – GS Hải cho hay.
Hiện nay, khoảng 30 quốc gia trên thế giới có nhạc cụ đàn môi. So với đàn môi ở các nước Châu Mỹ làm bằng thép, sắt, đồng thay hoặc nhôm và hầu như có cùng một kiểu dáng thì tại Châu Á, tùy theo truyền thống và bản sắc từng dân tộc mà đàn môi ở mỗi nước có độ dài ngắn khác nhau với tên gọi rất đa dạng: mukkuri (Nhật Bản), genggong (Bali), kubing (Philippin), và đàn môi ở Việt Nam.
"Ở Việt Nam, đàn môi là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số rất ưa chuộng. Loại đàn môi bằng kim khí có thể tìm thấy ở các cùng người dân tộc Gia Rai, bằng đồng thau ở dân tộc Mông, bằng tre ở dân tộc Ba Na, Ê Đê…” – GS Hải nói.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05