Vở cải lương "Hừng đông" vào Nhà hát Lớn
Gạch nối giữa truyền thống và đương đại | |
Cuộc đời nhà cách mạng Phan Đăng Lưu lên sân khấu |
Đây là vở diễn nằm trong kế hoạch thực hiện các chương trình, tác phẩm sân khấu có chất lượng nghệ thuật cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Một cảnh trong vở cải lương "Hừng đông". |
Vở Cải lương "Hừng đông" phản ánh hình tượng người Chiến sỹ Cộng sản Phan Đăng Lưu. Ông là nhà cách mạng tiền bối, một trí thức tiêu biểu xuất sắc của Đảng và nhân dân ta đã sống, chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân.
Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902 ở thôn Đông, xã Hoa Thành (trước là Tràng Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nông dân có truyền thống nho học, yêu nước, yêu lao động, đoàn kết, nghĩa tình. Ông sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học, can đảm, khí khái; giỏi về tiếng Hán, tiếng Pháp, văn học, nông học, chính trị học, xã hội học.. Những năm tháng tuổi trẻ, Phan Đăng Lưu ấp ủ hoài bão giải phóng đất nước, đưa nước ta theo con đường độc lập, tự do, dân chủ, tiến bộ.
Vở cải lương "Hừng đông" được xây dựng vào đầu năm 2016 để chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng. Vở diễn được dàn dựng theo những nguyên tắc của sân khấu cải lương hiện đại, với những sáng tạo mạnh dạn và mới mẻ. Ngoài việc áp dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại như màn hình Led, hệ thống âm thanh, ánh sáng… vở diễn còn thử nghiệm kết hợp giữa nghệ thuật sân khấu Cải lương – một nghệ thuật mang tính dân tộc, bác học, với một nghệ thuật hiện đại đó là âm nhạc đường phố với sự tham gia của Ban nhạc đường phố thuộc Câu lạc bộ nghệ thuật HUB.
Các bạn trẻ thế hệ 9X là thành viên ban nhạc đã tham gia vào vở diễn vừa như chủ thể biểu diễn, vừa như khách thể là người chứng kiến câu chuyện lịch sử cũng như thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Kết thúc vở diễn, họ được thuyết phục trước những trang sử bi hùng của dân tộc, cũng như những nét đẹp của một loại hình nghệ thuật truyền thống và những cảm xúc ấy được dâng trào trong âm nhạc mang mầu sắc của thế hệ trẻ.
Vở diễn đã được công diễn tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác và được khán giả hết sức khen ngợi. Vở diễn cũng được Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và Liên hiệp các hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam trao giải tác phẩm và các nghệ sỹ sáng tạo suất sắc nhất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05