--> -->

Việt Nam đối mặt những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước

Chiều 18/5, tại Hà Nội, Cục quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Báo cáo Quản trị cho an ninh nước ở Việt Nam và Dự thảo Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất. 
viet nam doi mat nhung thach thuc nghiem trong ve an ninh nguon nuoc Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu nước trên diện rộng

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết trong phạm vi quốc gia, nguồn nước, hệ thống sông ngòi là nơi gánh chịu những ảnh hưởng rõ nét nhất từ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhưng việc bảo vệ nguồn nước, triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm lại chưa được chú trọng.

viet nam doi mat nhung thach thuc nghiem trong ve an ninh nguon nuoc
Sông Mekong đoạn chảy qua nước Lào. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Nguồn sinh kế truyền thống và nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu đã bị giảm sút, thậm chí là biến mất ở nhiều nơi, đồng thời, các tranh chấp trong việc chia sẻ, sử dụng nguồn nước trong lưu vực sông một cách công bằng, hợp lý giữa các địa phương, các bên liên quan trở thành một thách thức đối với an ninh nguồn nước.

Tại hai phiên họp Quản trị cho An ninh nước ở Việt Nam; Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, các đại biểu đề cập tới các vấn đề: Quản trị cho an ninh nước ở Việt Nam: hiện trạng và các phương án; giới thiệu Dự thảo Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm góp ý các tiêu chí để khoanh định, công bố các vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng các biện pháp để hạn chế khai thác nhằm bảo vệ nước dưới đất; đồng thời đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.

Đại diện các bộ, ngành liên quan, các Sở Tài nguyên và Môi trường và đại diện các đại sứ quán... cùng tham gia thảo luận, qua đó nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ an ninh nguồn nước trong thời gian tới.

Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương về phát triển bền vững nguồn nước, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch trong khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước; tiếp cận nhiều phương pháp, cách quản lý mới để quản lý tốt nguồn nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

Việc bảo đảm an ninh nguồn nước đã trở thành chủ đề hợp tác ưu tiên của các tổ chức, diễn đàn quốc tế, khu vực và cũng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước.

Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830-840 tỷ m3 nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng, sông Mekong.

Mặc dù đã tham gia các cơ chế hợp tác song phương, đa phương về phát triển bền vững nguồn nước, thực tế phát triển và xu hướng gia tăng khai thác nguồn nước của các quốc gia thượng nguồn đang đặt ra nhiều sức ép cho Việt Nam, một quốc gia ở hạ nguồn.

Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

Quy định này ngoài việc quy định các biện pháp bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò khai thác nước dưới đất còn quy định cụ thể các tiêu chí để khoanh định, công bố các vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất và áp dụng các biện pháp để hạn chế khai thác nhằm bảo vệ nước dưới đất.

Kể từ khi được ban hành, đến nay mới chỉ có số ít địa phương đã ban hành quy định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Lạng Sơn, Hưng Yên…, còn lại đa phần các địa phương chưa ban hành quy định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.

Đến nay, để triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Chính phủ giao dự thảo Nghị định Quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất để Nghị định có thể được triển khai hiệu quả bảo đảm khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước dưới đất, đồng thời đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong việc thăm dò, khai thác nước dưới đất.

Theo Diệu Thúy/ vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội, Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Yên Nghĩa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tri ân công lao to lớn của các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu có đủ 5 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đội tuyển cầu mây nam Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (World Championship for the King's Cup) bằng tấm Huy chương Bạc danh giá ở nội dung đồng đội nam 4 người, sau thất bại 0-2 trước Nhật Bản trong trận chung kết.
Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sáng 27/7, Đảng bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Bị đã tiến hành Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.

Tin khác

Hơn 1.000 cán bộ, Nhân dân xã Nam Phù ra quân tổng vệ sinh môi trường

Hơn 1.000 cán bộ, Nhân dân xã Nam Phù ra quân tổng vệ sinh môi trường

Sáng 26/7, xã Nam Phù ra quân tổng vệ sinh môi trường với sự tham gia của hơn 1.000 cán bộ, nhân dân.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/7: Mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/7: Mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to

Dự báo ngày 26/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/7: Mưa dông rải rác

Dự báo ngày 25/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Mỗi người dân Thủ đô là một “chiến sĩ môi trường”

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh và những áp lực môi trường ngày một gia tăng, các chiến dịch ra quân tổng vệ sinh môi trường không còn là một nhiệm vụ hành chính đơn thuần, mà đã trở thành một phong trào sâu rộng, thu hút được sự tham gia chủ động của đông đảo người dân. Thành phố Hà Nội cũng đang đi theo hướng đó, để rồi hình ảnh người dân cùng nhau quét dọn, thu gom rác thải từ các tuyến phố trung tâm Hà Nội cho tới ngõ nhỏ, làng quê ven đô đã dần trở thành nét đẹp văn hóa.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/7: Mưa rào và dông rải rác

Dự báo ngày 24/7, khu vực Hà Nội có mây, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/7: Cục bộ có mưa to và dông

Dự báo ngày 23/7, ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 3, khu vực Hà Nội cục bộ có nơi mưa to và dông.
Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Xem thêm
Phiên bản di động