Việt Nam đề nghị các nước thực hiện nghiêm Công ước về Luật biển năm 1982
![]() |
Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. |
Ngày 9/5/2019, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc việc Indonesia bắt giữ và phá hủy các tàu cá của Việt Nam, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Bộ Biển và Nghề cá cùng một số lực lượng trên biển của Indonesia bắt giữ, tiêu hủy tàu cá của Việt Nam. Đây là hành động không phù hợp với quan hệ song phương, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Indonesia qua các kênh khác nhau về vấn đề này và đề nghị Bộ Biển và Nghề cá và các lực lượng trên biển của Indonesia cần có hành xử phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển năm 1982 và quan hệ song phương giữa hai nước; đề nghị phía Indonesia đối xử nhân đạo với tàu cá và ngư dân Việt Nam phù hợp với quan hệ 2 nước và tinh thần đoàn kết ASEAN.
Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Indonesia trên tinh thần Đối tác chiến lược, vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần xây dựng một cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Hoa Kỳ cho 2 tàu hải quân đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Ga Ven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.
Là một quốc gia ven Biển Đông và là thành viên của Công ước liên hợp quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho rằng tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.”
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn

Bộ Tài chính làm rõ về đánh thuế thu nhập cá nhân 20% với lãi bán nhà

"Dịu dàng màu nắng" tập 37: Tai họa bất ngờ ập đến trước thềm đoàn tụ, Lan Anh nhập viện cấp cứu

Hà Nội yêu cầu giải ngân đầu tư công theo tinh thần “6 rõ”
Tin khác

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước
Tin mới 23/07/2025 08:39

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027
Tin mới 23/07/2025 08:36

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn
Tin mới 23/07/2025 08:05

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở
Tin mới 22/07/2025 16:46

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027
Tin mới 22/07/2025 16:42

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco
Tin mới 22/07/2025 09:10

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương
Tin mới 21/07/2025 22:29

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3
Tin mới 21/07/2025 17:01

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3
Tin mới 21/07/2025 13:16

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3
Tin mới 21/07/2025 12:05