-->

Vị thế mới tầm vóc mới

Hà Nội có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng ai cũng biết, mùa thu ở Hà Nội là đẹp nhất. Không chỉ đẹp về cảnh sắc, khí hậu, mà còn đẹp bởi mùa thu Hà Nội có nhiều kỷ niệm hào hùng trong suốt chiều dài lịch sử của mình.
Hà Nội, Thu rồi phải không? Còn mãi “Có phải em mùa Thu Hà Nội”…. Những dấu ấn 65 năm mùa Thu cách mạng

Mùa thu Hà Nội năm 2020 là một mùa thu đặc biệt, khi dịch Covid-19 tạm lắng xuống, thành phố lại vươn mình đứng dậy để tiếp tục ghi vào lịch sử những sự kiện trọng đại. Những người dân Hà Nội lại cùng nhau bước vào một mùa thu mới đầy những khoảnh khắc khó quên. Đó là khoảng khắc 1010 năm Thăng Long – Hà Nội khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long; đó là 66 năm Giải phóng Thủ đô sau những mất mát đau thương trải dài của chiến tranh; đó là một kỳ Đại hội ghi đậm dấu ấn và những bước phát triển vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội

Vị thế mới tầm vóc mới
Ảnh minh họa

Vào những ngày đầu tháng 10, khi không khí của Hà Nội đã dịu đi, những cơn nắng nóng cuối cùng của mùa hè đã lùi xa, trên khắp các nẻo đường, không khí đón chào 1010 năm Thăng Long – Hà Nội hiển hiện trên từng tấm pano, áp phích được thay mới, những vườn hoa tươi sắc thắm nở rộ trên từng con phố, ven hồ… cùng gương mặt hân hoan của những con người Hà Nội trong cái nắng thu dìu dịu, những cơn mưa phùn nhẹ rơi trên hè phố…. Hà Nội thu vốn rất dịu dàng, để cho những nhớ mong chợt ùa về, trải dài từ quá khứ đến hiện tại.

Mùa thu 1010 năm trước, một sự kiện lịch sử đã làm thay đổi vận mệnh của đất nước, đó là việc vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Trước vận hội mới của đất nước, kế thừa và phát huy những giá trị và thành quả của các bậc tiền nhân, với tầm nhìn sáng suốt và trọng trách gây dựng non sông bền vững muôn đời, năm 1010 Thái tổ Lý Công Uẩn đã ban Chiếu dời đô. Tuy ở ngôi cao nhất, một lời nói vạn người nghe, nhưng Lý Thái Tổ vẫn đem việc dời đô ra hỏi ý kiến quần thần. Chiếu dời đô được ban ra, vua tôi trên dưới một lòng đồng thuận di chuyển thiên đô ra thành Đại La. Tháng 7 âm lịch năm Thuận Thiên nguyên niên (1010), Lý Thái Tổ khởi sự dời đô ra thành Đại La.

Khi ấy, là mùa thu năm 1010, Vua Lý Thái Tổ bước chân lên bờ sau một cuộc hành trình dài từ Hoa Lư đến thành Đại La, bắt đầu xây dựng Hoàng Thành Thăng Long, mở ra một thời kỳ mới.
Tương truyền rằng, đoàn dời đô của nhà vua vừa đến đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Bắt đầu từ đây, Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất. Năm 1010 trở thành mốc thời gian để người Thăng Long – Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung dùng để tính tuổi cho Thủ đô thân yêu của mình.

Không có sử sách nào ghi lại mùa thu năm 1010 ấy cảm xúc của nhà vua và các triều thần như thế nào, nhưng ắt hẳn rằng, đó là những cảm xúc linh thiêng. Để cho đến hôm nay, những người con của Thủ đô lại một lần nữa thấm đượm những cảm xúc ấy qua không gian hoài niệm của kinh thành.

Những dấu tích của kinh thành Thăng Long xưa và tầm vóc phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội ngày nay là niềm tự hào của người dân cả nước. Đã 1010 năm trôi qua, với việc thực hiện quy hoạch Thủ đô, ước mơ về thành phố thơ mộng soi bóng xuống sông Hồng, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được thế đất “rồng cuộn, hồ ngồi”, tiếp nối được những giá trị khoa học và nghệ thuật, lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Việt Nam.

Kể từ mùa thu năm 1010 ấy, dù phải trải qua bao biến cố lớn lao, những năm tháng chìm ngập trong khói lửa các cuộc chiến tranh giữ nước, nhưng Hà Nội vẫn luôn là trái tim của cả nước.

1010 mùa thu đã trôi đi, có những mùa thu hạnh phúc, tự hào, nhưng cũng không ít những mùa thu đằng đẵng chìm trong khói lửa chiến tranh, trong sự mất mát đau thương và mất tự do. Để rồi mùa thu Tháng 10 năm 1954, lại một bước ngoặt lớn cho nhân dân Hà Nội nói riêng cũng như toàn dân tộc Việt Nam nói chung, đó là mốc son lịch sử chói lọi của ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội.

Giải phóng Thủ đô có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với sự nghiệp kháng chiến của quân và dân ta. Nó không chỉ mang ý nghĩa giải phóng một thành phố thoát khỏi thực dân Pháp mà nó còn là giải phóng một cơ quan đầu não của dân tộc Việt Nam, giải phóng một lực lượng hậu phương hùng mạnh và vững chắc. Giải phóng thành công thủ đô Hà Nội đã tạo động lực mạnh mẽ để tiến tới giải phóng toàn bộ các thành phố khác, quét sạch hoàn toàn giặc Pháp khỏi đất nước Việt Nam.

Dù đã bao nhiêu năm đi qua những những mốc son ấy vẫn luôn rạng ngời trong trái tim mỗi người con Hà Nội để rồi đến ngày 10/10 hàng năm, Hà Nội luôn ngập tràn cờ hoa kỉ niệm lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc, viết nên những trang sử vàng cho non sông.

Mùa thu Hà Nội năm nay có gì đặc biệt, chắc hẳn không chỉ là Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, 66 năm Ngày giải phóng Thủ đô, mà còn là một kỳ Đại hội Đảng mở ra một nhiệm kỳ mới đầy hy vọng.

Có người nói, điều khiến cho mùa thu Hà Nội trở nên đặc biệt nhất chính là vì cái không khí dần trở nên mát mẻ sau một mùa hè oi, là nét lãng mạn cũng tự dưng dâng lên nhiều hơn trong từng ngõ ngách, và quan trọng nhất là Hà Nội vào mùa lá vàng cho người ta rất nhiều cảm xúc cũng như vấn vương. Nhưng thu năm nay lại khác lắm những mùa thu trước.

1010 năm trước, khi Vua Lý Thái Tổ đặt chân lên mảnh đất Thăng Long, chắc hẳn người đã từng ước vọng về một kinh thành thịnh vượng và phát triển mãi về sau. Và tiếp nối những truyền thống vẻ vang của cha ông, trải qua 16 kỳ Đại hội, Đảng bộ Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo từng bước khắc phục khó khăn, thực hiện công cuộc đổi mới Thủ đô. Mỗi kỳ Đại hội đều ghi đậm dấu ấn và những bước phát triển vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội.

Đúng như kỳ vọng của các bậc tiền nhân, Hà Nội ngày nay là Thủ đô, là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đảng bộ Hà Nội là Đảng bộ lớn nhất với 50 tổ chức đảng trực thuộc và gần 10% đảng viên của cả nước, có truyền thống đoàn kết, trí tuệ và bản lĩnh. Đại hội đại biểu lần thứ XVII là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội được tiến hành vào thời điểm có nhiều sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước.

Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, định hướng cho Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô gương mẫu xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí, phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với cái tên Thăng Long mà 1010 năm trước, vị vua Lý Thái Tổ đã đặt cho kinh thành.

Mùa thu này, trong tâm trí mỗi người Hà Nội, niềm tự hào về những ngày tháng hào hùng được nhân lên khi Thủ đô yêu quý đang tiến dần đến những mốc son lịch sử mới, với vị thế và tầm vóc mới. /.

Bảo Thoa

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Xem thêm
Phiên bản di động