-->

Vì sự phát triển đô thị bền vững

Quy hoạch vẫn đang là vấn đề "nóng" của Hà Nội trên đường phát triển, đặc biệt trong năm Tân Sửu này khi Thường trực Thành uỷ đã thống nhất về chủ trương 6 đề án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử và sông Hồng. Với các đề án quy hoạch mới này, không gian sông Hồng đã trở lại với Hà Nội như một điểm nhấn của Thủ đô trong tương lai và ý tưởng về thành phố bên sông tiếp tục thu hút các nhà quy hoạch.
Sớm hoàn thiện Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng Hà Nội chưa chọn đơn vị nào quy hoạch đô thị sông Hồng

Đủ điều kiện chín mùi

Trong suốt hơn 10 thế kỷ (từ năm 1010-2021) lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội đều gắn liền với sông Hồng. Các bằng chứng này được tìm thấy cả trong tư liệu viết lẫn trên các bản đồ được vẽ cách đây hàng trăm năm như minh chứng cho một đô thị lịch sử nghìn năm, nằm ven sông rộng lớn.

Vì sự phát triển đô thị bền vững
Do “vướng” quy hoạch hai bên bờ sông Hồng nên hiện nhiều nguồn lực từ đất chưa được phát huy

Tuy nhiên, xuyên suốt quá trình phát triển đó, vì nhiều yếu tố, Thủ đô Hà Nội vẫn phát triển chủ yếu bên bờ phía Nam của dòng sông. Thực tế, nếu tính theo gianh giới địa lý các quận, huyện, nội thành Hà Nội vẫn gói trong khu vực Nam sông Hồng. Đơn cử như chỉ cần qua cầu Thanh Trì là sang địa giới bờ Bắc là huyện Gia Lâm, qua cầu Nhật Tân là tới địa giới huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Vì thế, sông Hồng chưa được đánh giá đủ giá trị cảnh quan đối với một đô thị.

Thực tế, việc quy hoạch vùng đất giữa hai con đê sông Hồng đã được Hà Nội đặt ra từ rất lâu. Cụ thể, ngay từ năm 1954, dù chưa có quy hoạch hoàn chỉnh nhưng Hà Nội đã xây dựng hơn 20 điểm nhà ở tại khu vực Chương Dương, Phúc Xá. Điểm nhấn rõ nét nhất là bản quy hoạch năm 1992, khi Hà Nội đồng ý chủ trương giữ nguyên trạng về nhà ở của người dân ở hai bên bờ sông, nhưng không làm ảnh hưởng tới hệ thống đê điều. Sang bản quy hoạch năm 1998, Thành phố đã xác định rất rõ mục tiêu phát triển thành phố ở hai bên bờ sông, đặt sông Hồng vào vị trí trung tâm của Hà Nội.

Kể từ đó, đã có tới 11 dự án, nghiên cứu khoa học hai bên sông Hồng của cả đơn vị trong và ngoài nước. Trong đó, đáng chú ý, dự án hợp tác giữa Hà Nội và Seoul (Hàn Quốc) đã được nghiên cứu bài bản, tập hợp được nhiều chuyên gia của hai nước tiến hành điều tra khảo sát thực tế, tổ chức nhiều hội thảo và lấy ý kiến cộng đồng cũng như triển lãm công bố. Tuy nhiên, dự án cũng bị ngừng lại không lâu sau đó.

Sang tới năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, một lần nữa xác định “trục không gian 2 bên sông Hồng là trục trung tâm quan trọng của Hà Nội”. Sau đó, năm 2012, Hà Nội cũng đã phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phân khu sông Hồng. Chủ trương này cũng đã được thống nhất trong các Luật Thủ đô. Như vậy có thể thể thấy, không phải bây giờ Hà Nội mới bắt tay vào làm lại quy hoạch thành phố 2 bên bờ sông Hồng mà đây là sự kế thừa để tiếp tục.

Theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Ðào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Ðô thị Việt Nam, nguyên nhân việc quy hoạch sông Hồng chậm triển khai là các vướng mắc về cơ sở pháp lý cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành. Trong đó, quan trọng nhất là cần sớm phê duyệt quy hoạch thoát lũ sông Hồng thì mới có cơ sở để phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết liên quan.

Vì sự phát triển bền vững

Quận Hoàn Kiếm có hai khu vực ngoài đê thuộc địa là phường Chương Dương và Phúc Tân, trong đó, một phần của hai phường nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng. Hiện, khu vực phường Phúc Tân có 18.971 người sinh sống, còn phường Chương Dương có 26.698 người - phường có số lượng dân cư lớn nhất quận Hoàn Kiếm. Do nhu cầu nhà ở ngày càng cao nên từ hàng chục năm trước, khu vực ngoài đê sông Hồng nhanh chóng trở thành nơi trú ngụ của cư dân nhiều nơi đổ về. Nhiều khu tập thể của các cơ quan cũng được xây dựng tại phường Chương Dương.

Để thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Hà Nội có tổng số 38 đồ án quy hoạch phân khu với tổng diện tích khoảng hơn 76.500ha. Tuy nhiên có 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử thuộc địa bàn các quận Hoàn Kiếm gồm H1 - 1 (A,B,C); quận Ba Đình là H1 - 2; quận Đống Đa là H1 - 3; quận Hai Bà Trưng là H1 - 4 chưa được phê duyệt.

Tuy nhiên, vì là khu vực ngoài đê nên đến nay, việc cấp giấy phép xây dựng vẫn phải tuân thủ các quy định chuyên ngành, nhất là quy định về hành lang thoát lũ sông Hồng. Nhiều nhà ở xuống cấp phải xây dựng lại nhưng chỉ được cấp giấy phép có thời hạn và việc xây dựng lại nhà ở phải dựa trên cơ sở nguyên trạng, gây không ít khó khăn cho người dân. Đối với các công trình lớn, chẳng hạn như cải tạo, xây dựng lại nhà tập thể cũ, bên cạnh giấy phép xây dựng phải xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan, và vì ngoài đê nên không được xây dựng tầng hầm.

Xa hơn, dọc tuyến sông Hồng từ Đan Phượng tới Tây Hồ (Hà Nội) là một diện tích đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông khá lớn tới vài chục nghìn ha. Diện tích đất này phần lớn đang phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng do không được đầu tư nên sản lượng cũng rất hạn chế. Thực tế, năm nào Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng cũng có công văn xin thí điểm đề án mô hình nông nghiệp chất lượng cao tại đây, nhưng đều khó triển khai do vướng hành lang thoát lũ. Tương tự, một số khu vực đất bãi ở huyện Gia Lâm, Đông Anh cũng trong tình trạng này. Những bất cập trong quy hoạch, sử dụng đất bãi không chỉ gây khó khăn trong phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội phục vụ dân sinh mà còn khó cho cả công tác quản lý công trình đê điều.

Nói như vậy để thấy, do Hà Nội “vướng” quy hoạch hai bên bờ sông Hồng nên hiện nhiều nguồn lực từ đất chưa được phát huy. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất đai trong nội đô đang dần trở nên khan hiếm, thì quỹ đất dọc hai bờ sông Hồng có thể giúp Thành phố tận dụng để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh - xã hội./.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng (tiktoker) - người từng gây xôn xao mạng xã hội với đoạn clip thách thức Cảnh sát giao thông, vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Tại huyện Ứng Hòa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong toàn khối, nổi bật là kế hoạch tổ chức Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) năm 2025. Đây là sự kiện mang nhiều ý nghĩa về cả chính trị, văn hóa và xã hội.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Chiều 7/5, tuyển futsal nữ Việt Nam đã có chiến thắng ấn tượng 5-3 trước đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) trong trận mở màn bảng B - Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.

Tin khác

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám: Người thầm lặng giữ “hồn” trống hội

Một buổi chiều Hà Nội ngập tràn nắng, tôi tìm đến khu nhà nhỏ nằm yên ả trong lòng phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy). Ở đó, tôi gặp bà - người phụ nữ đã bước qua tuổi 83, với ánh mắt hiền hậu và nụ cười ấm như hơi nắng cuối chiều. Người đời vẫn trìu mến gọi bà là “báu vật sống” của nghệ thuật trống hội đất Hà thành. Nhưng với tôi, ấn tượng đầu tiên lại là sự thanh thản và rạng rỡ toát lên từ dáng hình bé nhỏ, như thể bà mang theo cả nắng chiều lấp lánh trong bước đi nhẹ nhàng. Bà là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Minh Tám hay “cô Minh Tâm”, cái tên thân thương mà bao thế hệ học trò trìu mến dành tặng cho người “truyền lửa” trống hội đáng kính.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.
Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Qua gần 3 năm triển khai, đến nay, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao chất lượng, giảm khoảng cách giáo dục giữa các đơn vị, địa phương.
Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Đánh thức tiềm năng du lịch và công nghiệp văn hóa xứ Đoài

Từ khi đi vào hoạt động, tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách mỗi dịp cuối tuần. Không chỉ mang lại không gian vui chơi, giải trí đậm bản sắc văn hóa địa phương, tuyến phố đi bộ còn tạo cú hích quan trọng cho phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa tại thị xã Sơn Tây - vùng đất địa linh nhân kiệt nơi cửa ngõ phía Tây Thủ đô.
Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Kết nối mạng lưới không gian sáng tạo: Động lực mới phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Chiều 6/5, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Gặp mặt các không gian văn hóa sáng tạo độc lập, tư nhân và công lập với sự tham gia của đại diện các quận, huyện, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các cơ quan văn hóa nước ngoài tại Hà Nội.
Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Xe buýt cần thay đổi thế nào để tăng sức hấp dẫn?

Những năm gần đây, Hà Nội đã không ngừng nỗ lực mở rộng mạng lưới xe buýt, đầu tư đổi mới phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành. Mục tiêu là để nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp người dân tiếp cận xe buýt một cách thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy vậy, để xe buýt trở thành lựa chọn cạnh tranh với phương tiện cá nhân vẫn là bài toán khó, khi phía trước còn nhiều rào cản - trong đó, đáng kể nhất chính là thói quen và tư duy sử dụng phương tiện của người dân.
Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025: Tinh hoa 47 dân tộc hội tụ tại Thủ đô

Từ ngày 16 đến 18/5, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức sự kiện "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng tại các địa điểm trung tâm của Thủ đô. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đẹp đặc trưng về văn hóa, con người và tiềm năng phát triển của tỉnh Lâm Đồng sau khi sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông.
Xem thêm
Phiên bản di động