Vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo
Tản văn trong dòng chảy văn học hiện đại | |
Tìm ngọc trong di sản văn chương Việt |
Tinh thần Wabi Sabi
Trong buổi tọa đàm văn học “Wabi Sabi - Vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo trong văn chương và tâm hồn Nhật”, tiến sĩ văn học Đào Lê Na cho rằng, đây là một “định nghĩa khó” nhưng vô cùng rộng mở.
Tọa đàm “Wabi-Sabi - Vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo trong văn chương và tâm hồn Nhật”. (Ảnh: Nhã Nam) |
Khi nói về Wabi Sabi, người Nhật hiểu ngay rằng cái đẹp hiện hữu trong từng địa hạt của đời sống, kể cả những điều khiếm khuyết cũng có nhiều nét đẹp riêng biệt, lẩn khuất. Dần dần, Wabi Sabi đã trở thành một trong những cảm thức thẩm mỹ được biểu đạt trân trọng, là nguồn cảm hứng bất tận và đối tượng nghiên cứu cho người Nhật trong mọi lĩnh vực, không chỉ riêng văn chương mà còn được thể hiện trong lối sống và các bộ môn nghệ thuật khác như nhiếp ảnh, điện ảnh, kiến trúc…
Wabi Sabi là một tinh thần lôi cuốn và hấp dẫn, theo tiến sĩ Đào Lê Na, vẻ đẹp của tự nhiên không phải lúc nào cũng hoàn hảo, cảm nhận được nó chính là khiến bản thân thoát khỏa tất cả những ám ảnh về vật chất và những khái niệm mà con người đặt ra, để sống với thiên nhiên, đó là tinh thần rõ nét nhất của Wabi Sabi. “Trong một chuyến đi tới Nhật Bản, tôi đã đi đến Hokkaido và đến suối nước nóng nổi tiếng ở đây. Có thể thấy, người Nhật thiết kế không gian suối nước nóng rất đặc biệt, khi ngâm mình dưới dòng suối, còn có thể ngắm đồi núi, ngắm tuyết rơi, cảm giác rất bình an, để mỗi người khi đến đây đều muốn bỏ qua tất cả mọi công việc, mọi lo toan sang một bên, cảm nhận bản thân mình, chỉ thấy mình và thiên nhiên mà không có thứ gì khác nữa”, Lê Na chia sẻ.
Chị cũng cho rằng, tinh thần Wabi Sabi còn thể hiện rõ trong cách uống trà đạo của người Nhật Bản. Một trong những ý nghĩa sâu xa đằng sau buổi trà đạo của Nhật Bản là triết lý Wabi và Sabi - nghệ thuật đi tìm cái đẹp trong cái không hoàn hảo và nhìn nhận thực tế, chấp nhận quy luật sinh-lão-bệnh-tử. Wabi đại diện cho yếu tố tinh thần trong cuộc sống và nó tượng trưng cho sự tĩnh tâm và vẻ tao nhã.
Vẻ đẹp không hoàn hảo trong văn chương
Trong cuốn sách “Wabi Sabi - Thương những điều không hoàn hảo”, tác giả Beth Kempton viết: “Vào một buổi sáng tháng Giêng xám xịt, khi đang trên đường đến thư viện Bodleian ở Oxford để thực hiện một số nghiên cứu cho cuốn sách này, tôi nhìn lên và thấy không chỉ một mà là hai dải cầu vồng trên bầu trời. Đứng chôn chân tại chỗ, tôi nhìn chằm chằm đầy kính ngưỡng vào món quà ấy, một thứ mà bản thân chưa từng được thấy bao giờ. …Thiên nhiên là ngôi nhà của phép màu. Quá trình phát triển phức tạp, những câu chuyện về sức bật tinh thần, vẻ đẹp phù du xuất hiện rồi lại tan biến. Khi chúng ta dành thời gian để dừng lại ngắm nhìn, mỗi món quà ấy lại gợi nhắc chúng ta chú ý đến những vẻ đẹp thoáng qua trong cuộc sống của chính mình”.
Tác phẩm “Xứ tuyết”, tiểu thuyết đầu tay của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari là một trong bộ ba tác phẩm đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel Văn học 1968. Trong “Xứ tuyết”, thiên nhiên Nhật Bản hiện lên giản dị và tĩnh mịch, mong manh và u huyền.Trong cảm nhận của nhân vật Shimamura, bên cạnh những giây phút thiên nhiên hiện ra với vẻ lung linh kì ảo thì đó là hình ảnh thiên nhiên với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc: “Lưng chừng dốc trên lùm cỏ cao và đám bụi rậm, là một bụi tre lùn rậm rạp mà cành tỏa ra mọi phía. Gần ngay cửa sổ, có một vuông vườn với những luống khoai lang, củ cải, khoai tây vươn thẳng. Mảnh vườn thật bình thường lại rực rỡ ánh ban mai khiến Shimamura được hưởng lần đầu tiên thứ màu xanh tươi tắn lạ, như được đánh bóng lên trong buổi sáng mát lành”.
Hình ảnh bụi tre, vườn tược với những luống khoai lang, củ cải… giống như những biểu tượng của một làng quê hồn hậu, giản dị. Vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết của vùng đất phương Bắc băng giá hiện lên từ chính những hình ảnh giản dị này. Thiên nhiên xứ tuyết dường như mất đi cái lạnh lẽo, cô đơn trong mỗi trận bão tuyết mà trở về với vẻ đẹp thường ngày. Hình ảnh thiên nhiên phương Bắc đối lập với sự hoa lệ, ồn ào của Tokyo chính là những gì mà người lữ khách Shimamura đang tìm kiếm. Dường như có một sự cách biệt rất lớn giữa cuộc sống thành thị và thiên nhiên ở xứ tuyết.
Nhiếp ảnh gia Mokey Minh: Tôi vốn sinh sống tại một thành phố chỉ có hai mùa, chủ yếu là nắng nóng cho nên tất cả nắng trong mắt tôi đều rất gắt, rất đậm nét, nó ảnh hưởng đến phong cách nhiếp ảnh của tôi trong mọi tấm hình. Rồi bảy năm trước, lần đầu tiên tôi đến một vùng đất lạnh lẽo, nhiều mưa của nước Nhật, mọi thứ bất chợt chuyển hướng từ nơi nắng nóng sang một nơi lạnh giá khiến tôi có thể cảm nhận được thời tiết và cách nói chuyện của người Nhật rất êm dịu. Từ đó, trong những bức ảnh, tôi đã chuyển nhịp độ của Sài Gòn từ gam màu nóng sang gam màu hơi lạnh một chút. Chính sự cảm thụ về thiên nhiên, thời tiết đã mang đến cho tôi những trải nghiệm về cuộc sống. Wabi Sabi chính là cảm nhận về mọi thứ xung quanh mình, tìm cái đẹp trong sự giản dị để tìm thấy đủ đầy sự bình yên trong tâm hồn”. |
Thiên nhiên xứ tuyết hiện lên trong nhịp điệu cuộc sống thường ngày, phập phồng hơi thở của cuộc sống con người. Thiên nhiên thấp thoáng bóng dáng của con người, của những ngày sống đơn điệu mà đẹp đẽ, yên bình. Trong xứ tuyết, vẻ đẹp của ngày mùa, của những bông lúa hiện lên với tất cả những gì thanh bình, ấm áp. Đó là cuộc sống con người, cuộc sống của vùng núi phía Bắc – một cuộc sống giản đơn êm ả bên cạnh sự lạnh lẽo, dữ dội của những ngày tuyết phủ. Vẻ đẹp giản dị của thiên nhiên xứ tuyết đã tái hiện nguyên vẹn nhịp sống thường ngày của con người nơi đây. Đó là những vẻ đẹp vẫn luôn tồn tại trong đời sống, vẻ đẹp của mỗi ngày trôi qua nhưng dưới con mắt của Shimamura, nó hiện ra tràn đầy hơi thở, tràn đầy sức sống, nhịp sống chảy trôi, tràn đầy bóng dáng của con người.
Còn trong tiểu thuyết “Người đẹp say ngủ” của văn hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, tác giả miêu tả ông già Eguchi 67 tuổi, đã 5 lần đến ngôi nhà được gọi là “mật thất” để lần lượt cùng 6 thiếu nữ chung giường chung gối khi họ dùng thuốc ngủ bất tỉnh nhưng chỉ ngắm nhìn và hồi tưởng lại quá khứ. Vẻ đẹp của những cô gái say ngủ đã khơi lên nguồn cảm xúc cho Eguchi quay ngược về quá khứ. Đó là cuộc hành trình ngắm nhìn cái đẹp trong từng khoảnh khắc để gợi nhớ đến vẻ đẹp của thời gian, nơi cái đẹp vượt lên cả cái chết…Tác giả đã xử lí vô cùng tài hoa, đem lại cho tác phẩm sự hàm súc, thuần khiết và yên tĩnh.
“Một đời người rất nhỏ bé so với thế giới, hiểu được quy luật về sinh lão bệnh tử mà có sự trân trọng hơn đối với cuộc sống và mọi thứ xung quanh mình, đó là tinh thần Sabi trong văn chương Nhật Bản”, Tiến sĩ Đào Lê Na nhận xét về tinh thần Wabi Sabi trong tác phẩm.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05