-->

Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn

LĐTĐ -Panorama,chương trình về giáo dục của hãng tin BBC, đã được phép tiếp cận trường đại học “Tây học” đang hoạt động tại Triều Tiên.

Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn 1

Bên trong một lớp học của trường "Tây học" tại Bình Nhưỡng

Bước vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng,có thể nhận ra ngay đây không phải là một trường học bình thường.

Một sỹ quan chào chúng tôi khi xe của chúng tôi đi qua cổng kiểm tra an ninh. Khi đã ở bên trong trường, chúng tôi nghe thấy tiếng đi đều và tiếng hát. Không phải là của lính gác, mà là của sinh viên.

Họ là con trai của một số quan chức quyền lực nhất Triều Tiên, trong đó có những sỹ quan cấp cao.

“Vì chỉ huy tối cao của chúng ta Kim Jong-un, chúng ta sẽ bảo vệ ông bằng mạng sống của chúng ta”, họ vừa hát vừa bước đều tới nơi ăn sáng. “Yêu nước là truyền thống”, một sinh viên năm thứ nhất, 20 tuổi, giải thích. “Những bài hát chúng tôi hát khi bước đều là để cảm ơn Lãnh đạo tối cao của chúng tôi.”

Trường có 500 sinh viên, mặc vét đen chỉnh tề, áo sơ mi trắng, ca vát đỏ và mũ đen cùng cặp sách bên hông. Họ đều được chính quyền của ông Kim Jong-un lựa chọn kỹ lưỡng để được học nền giáo dục Tây học.

Mục đích chính thức của trường đại học này là trang bị cho sinh viên các kỹ năng để giúp hiện đại hóa đất nước Triều Tiên và hội nhập vào cộng đồng quốc tế.

Học bằng tiếng Anh, giáo viên người Mỹ

Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn 2

Trường được mở cửa năm 2010 và nằm ở ngoại ô Bình Nhưỡng.

Tất cả các môn học đều bằng tiếng Anh và nhiều giảng viên là người Mỹ. Điều này rất ấn tượng bởi Triều Tiên tự tách mình khỏi thế giới bên ngoài từ nhiều thập niên và Mỹ là kẻ thù bị căm ghét.

Sau 18 tháng thương lượng, chúng tôi đã được trao giấy phép đặc biệt để tiếp cận với sinh viên, mặc dù chúng tôi liên tục bị theo dõi. Các sinh viên giải thích họ thân thiện với người Mỹ, chứ không phải chính phủ Mỹ.

“Dĩ nhiên ban đầu chúng tôi lo lắng. Nhưng giờ chúng tôi tin người Mỹ khác hẳn với nước Mỹ”, một sinh viên giải thích. “Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước”, một sinh viên khác cho biết thêm.

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng nằm ở ngoại ô Bình Nhưỡng, được mở cửa vào tháng 10/2010.

Người sáng lập và là hiệu trưởng của trường là Tiến sỹ James Chin-Kyung Kim, doanh nhân Cơ đốc giáo người Mỹ gốc Hàn, năm nay 78 tuổi. Ông được chính quyền Triều Tiên mời đến xây dựng một trường đại học tương tự như trường ông đã mở ở bắc Trung Quốc.

Ông đã quyên góp được hầu hết trong số 20 triệu bảng Anh cho chi phí xây dựng trường từ các tổ chức từ thiện Cơ đốc giáo ở Mỹ và Hàn Quốc.

“Tôi rất cảm ơn chính phủ này, họ đã chấp nhận tôi. Họ hoàn toàn tin tưởng tôi và trao tôi toàn quyền điều hành những trường như thế này. Bạn có thể tin được không?”

Rất khó có thể tin, khi mà các nhóm nhân quyền cho rằng công dân Triều Tiên nếu bị phát hiện theo Cơ đốc giáo sẽ bị xử lý.

Vào trường “Tây học” trong lòng Triều Tiên bí ẩn 3

Sinh viên tập thể dục giống như đồng diễn trước mỗi bữa trưa.

Trong mỗi phòng học, chân dung của các nhà lãnh đạo TriềuTiên được treo ở vị tri trang trọng, bên trên tấm bảng trắng.

Giảng viên Colin McCulloch đến đây giảng dạy miễn phí. Một số trong số 40 giảng viên khác được các tổ chức từ thiện Cơ đốc giáo trả lương. McCulloch đã rời Yorkshire để tới dạy về kinh doanh cho những quan chức cấp cao tương lai của chính quyền Triều Tiên.

Ông chia sinh viên ra làm các nhóm và hướng dẫn họ thành lập công ty tưởng tượng của riêng mình và đưa ra dự đoán lợi nhuận của các công ty.

Tại đất nước mà việc cung ứng hàng hóa do chính quyền kiểm soát, khái niệm về một thị trường tự do hoàn toàn mới đối với các sinh viên.

“Tôi tin chắc các nhà lãnh đạo và chính phủ ở đây nhận ra họ cần phải liên hệ với thế giới bên ngoài”, McCulloch cho hay. “Thật không thể là một nền kinh tế hoàn toàn đóng kín trong kỷ nguyên hiện đại”.

Không biết Michael Jackson

Các giảng viên nước ngoài của trường gặp khó khăn với chươngtrình tuyên truyền và điều khiện gần như bị tách biệt hoàn toàn khỏi phần cònlại thế giới.

“Sẽ tốt cho các bạn khi nghe những người này nói bởi giọngcủa họ rất khác với giọng của tôi – họ nói tiếng Anh-Anh”, Erin Fink, giáo viênngười Mỹ, người mời chúng tôi dự giờ một lớp học tiếng Anh, giải thích với những sinh viên năm thứ nhất của mình.

Họ nói với chúng tôi họ thích một nhóm nhạc nữ Triều Tiên có tên gọi Ban nhạc Moranbong, một trong những nhóm nhạc trong đội tuyên truyền mới nhất của lãnh đạo Kim Jong-un.

Khi chúng tôi nhắc đến Michael Jackson, cả phòng học là những gương mặt trống rỗng. Chúng tôi thử lại một lần nữa. “Giơ tay lên nếu cácbạn đã nghe nói về Michael Jackson”. Không một cánh tay nào được giơ lên.

Các bạn có thể chắc mẩm rằng sinh viên sẽ tìm thấy thông tin ề Michael Jackson từ trên mạng, không giống như hầu hết phần còn lại của Triều Tiên. Nhưng trong phòng máy tính, người trông coi đã cấm tất cả tiếp cận Internet. Không có thư điện tử, không mạng xã hội và không tin tức quốc tế.

Tại Triều Tiên chỉ có sự tận tụy hết mình đối với lãnh đạo tối cao và ca ngợi mọi thứ của Triều Tiên là được phép. Theo các tổ chức nhânquyền, sự tận tụy đó là kết quả của mệnh lệnh từ khi được sinh ra và nỗi sợ bị xử tử, hoặc bị giam cầm trong những trại cải tạo lao động.

“Vấn đề chính là liệu trường đại học này có đào tạo nhữngngười trẻ Triều Tiên để thay đổi đất nước theo hướng tích cực hay duy trì chế độ hiện nay”, Greg Scarlatoiu, Ủy ban nhân quyền ở Triều Tiên tại Washington, Mỹ, cho hay.“Nếu cái giá phải trả cho việc được phép thiết lập một sự hiện diện ở bên trong Triều Tiên là bỏ qua những vi phạm nhân quyền của nước này thì tôi phải nói là,cái giá đó quá đắt.”

Lord Alton, người đứng đầu Nhóm quốc hội toàn đảng về Triều Tiên và là một nhà tài trợ cho trường đại học, hi vọng trường “Tây học” có thể là bước khởi đầu tạo ra những thay đổi căn bản và thay đổi suy nghĩ của một thế hệ. “Bạn phải bắt đầu từ đâu đó. Đây không phải là sự nhân nhượng”, ông nói. “Đây là một dạng tham gia để cố gắng thay đổi”.

Nhưng liệu sinh viên trong trường có thực sự muốn thay đổi? Trongcác cuộc trò chuyện được theo dõi chặt chẽ, có thể thấy một số rất muốn được liên lạc với thế giới bên ngoài. “Chúng tôi học ngoại ngữ bởi ngoại ngữ là con mắt của các nhà khoa học”, một sinh viên nói. “Và học một ngôn ngữ là học về một nền văn hóa. Tôi còn muốn nhiều hơn thế nữa”.

Theo Dantri

 

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ

(LĐTĐ) Rạng sáng 21/1 (theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 sau 4 năm rời xa chính trường.
Chuẩn bị diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump

Chuẩn bị diễn ra lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump

(LĐTĐ) Vào 12h trưa ngày 20/1 theo giờ Mỹ (rạng sáng ngày 21/1 theo giờ Việt Nam), lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chính thức diễn ra tại Điện Capitol (tòa nhà Quốc hội Mỹ) ở thủ đô Washington. Với sự kiện đặc biệt này, ông Donald Trump sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ.
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol chính thức bị bắt giữ

(LĐTĐ) Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol đã bị bắt vào lúc 10h33 ngày 15/1 (8h33 giờ Hà Nội).
Cháy rừng ở California thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 150 tỷ USD

Cháy rừng ở California thiệt hại về kinh tế lên tới khoảng 150 tỷ USD

(LĐTĐ) Nguy cơ cháy rừng ở California dự kiến tiếp tục nghiêm trọng trong những ngày tới do tình trạng thời tiết khô và gió giật mạnh. Giới chức Los Angeles yêu cầu cư dân tránh xa khu vực trong diện sơ tán.
Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong

Động đất ở Tây Tạng: Ít nhất 95 người đã tử vong

(LĐTĐ) Theo TTXVN, tính đến 15h30 chiều 7/1, ít nhất 95 người đã tử vong và 130 người bị thương do động đất.
Động đất ở Tây Tạng, khoảng 53 người bị thiệt mạng

Động đất ở Tây Tạng, khoảng 53 người bị thiệt mạng

(LĐTĐ) Trận động đất mạnh 6,8 độ richter làm rung chuyển chân núi phía bắc dãy Himalaya, gần một trong những thành phố linh thiêng ở Tây Tạng, Trung Quốc.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 tại Mỹ đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng.
Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

Cập nhật bầu cử tổng thống Mỹ: Ông Trump đang dẫn đầu về số phiếu đại cử tri

(LĐTĐ) Theo AP, đến thời điểm 11h45 (giờ Việt Nam), ông Trump có 230 phiếu đại cử tri, trong khi bà Harris được 205 phiếu.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm máy bay MH370 đã mất tích hơn 10 năm

(LĐTĐ) Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất "đáng tin cậy" chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

Vì sao cuộc bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử?

(LĐTĐ) Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Xem thêm
Phiên bản di động