--> -->

Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần đầu ứng dụng 3D Mapping để xây dựng sản phẩm tour đêm

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng và các bảo tàng, di tích nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức do bệnh dịch gây ra. Việc tiếp cận giải pháp công nghệ cũng như xây dựng các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ để hoạt động của di tích trở nên hiệu quả hơn, chuẩn bị sẵn sàng cho đón khách tham quan trở lại là hướng đi đúng đắn.
Phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với quảng bá hình ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nỗ lực gìn giữ và phát huy di sản Đánh thức tiềm năng văn hoá Việt tại "Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám"

Tối qua (15/11), Trung tâm Hoạt động văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thử nghiệm màn trình diễn công nghệ 3D Mapping tại sân Nhà Thái học trước khi đi vào hoạt động. Chương trình được tổ chức nhân dịp chào mừng Ngày Di sản văn hóa 23/11 và hưởng ứng chuỗi hoạt động Tuần lễ thiết kế Việt Nam 2021.

Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội với nhiệm vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần đầu ứng dụng 3D Mapping để xây dựng sản phẩm tour đêm
Các đại biểu trại nghiệm ứng dụng công nghệ trong tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Đến nay, Trung tâm đã trải qua chặng đường hơn 30 năm hình thành và phát triển, đó là một hành trình đầy thách thức với nhiều trăn trở, tìm tòi và không ngừng sáng tạo để từng bước khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng các di tích của Thủ đô và cả nước.

Mặc dù đạt được một số kết quả, song đây cũng là thời điểm Trung tâm nhìn nhận lại những ưu điểm, hạn chế để xác định phương hướng phát triển của mình trong bối cảnh mới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

TS Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, với mong muốn đưa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành không gian văn hóa với các hoạt động văn hóa cả ngày và đêm, có thêm nhiều những sản phẩm phục vụ du khách tham quan, trên cơ sở đó hình thành tuyến phố đi bộ Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào cuối tuần, góp phần phát huy giá trị của di tích gắn liền với đạo học.

Vừa qua, Trung tâm đã đề xuất với thành phố Hà Nội đề án phát triển du lịch thông minh trên nền tảng công nghệ 4.0. Trong đề án đó có nội dung là xây dựng sản phẩm tour đêm, ứng dụng công nghệ kể câu chuyện về đạo học Việt Nam tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám lần đầu ứng dụng 3D Mapping để xây dựng sản phẩm tour đêm
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thử nghiệm công nghệ 3D Mapping.

Buổi ra mắt công nghệ 3D Mapping đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khách mời, khán giả. Rất nhiều câu chuyện về đạo học được tái dựng qua hình ảnh 3D Mapping.

Có thể hiểu, 3D Mapping là sự kết hợp giữa 3D và công nghệ làm phim. Kỹ thuật làm 3D Mapping sẽ dựng một mô hình có tỷ lệ kích thước giống hoàn toàn 100% so với vật thể thật, sau đó, từ mô hình trên máy tính, kỹ thuật viên sẽ tạo các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem. Ứng dụng này cũng rất thích hợp để triển khai tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám khi tổ chức các tour tham quan, du lịch đêm.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đây là sự dũng cảm, sáng tạo đi tắt đón đầu làn sóng du lịch sau đại dịch Covid-19 của Trung tâm VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chương trình trải nghiệm đêm kể chuyện lịch sử, văn hóa bằng nghệ thuật trình chiếu ánh sáng, âm thanh, hình ảnh ở nơi này rất ấn tượng.

Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới nhất trong kỷ nguyên chuyển đổi số như: Công nghệ điện toán đám mây - Cloud Computing, công nghệ Big Data, công nghệ thông minh nhân tạo - AI, công nghệ tương tác 3D, công nghệ thực tế ảo AR/VR, ảnh 3600 tương tác... là rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý, bảo tồn di sản văn hóa một cách bền vững, khoa học và hiệu quả thực tiễn cao. Thông qua việc số hóa, công nghệ về lưu trữ cùng với các phần mềm tái hiện đa phương tiện, công chúng sẽ được tiếp cận, khai thác và tương tác mà không làm tổn hại đến di sản, di tích.

Số hóa đang dần trở thành một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển văn hóa du lịch của di tích và bảo tàng với mục đích hướng đến những sản phẩm văn hóa có chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn, phổ biến và quảng bá giá trị di sản văn hóa đến mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Số hóa cũng phù hợp với cách tiếp cận, hưởng thụ văn hóa của công chúng trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đồng thời gắn với nhiệm vụ xây dựng Hà Nội - Thành phố sáng tạo và chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Hiện các sản phẩm ứng dụng công nghệ hiện đại đã, đang và hướng tới được thực hiện tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ví dụ như: Hệ thống thuyết minh tự động gồm 12 ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế; Ứng dụng tương tác thông tin di sản đa phương tiện trên điện thoại thông minh (tương tác mã QR); Hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI...

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Tạm dừng dịch vụ thuế, ứng dụng hóa đơn điện tử đến 15/6

Cục Thuế - Bộ Tài chính vừa có thông báo hỏa tốc về kế hoạch tạm dừng các hệ thống ứng dụng ngành thuế, phục vụ việc chuyển địa điểm trung tâm dữ liệu của Cục Thuế. Thời gian tạm ngừng từ ngày 23/5 đến 15/6.
Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Giữ quyền chất vấn để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, Viện Kiểm sát ở địa phương

Luật gia Nguyễn Hồng Tuyến, Hội Luật gia thành phố Hà Nội nhìn nhận, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 nhằm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là một chủ trương lớn có tính lịch sử.
Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Báo Hànộimới ra mắt chuyên trang tuyên truyền Đại hội Đảng

Trong khuôn khổ Hội thảo “Phát huy truyền thống báo chí cách mạng, tiên phong chuyển đổi số, đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới”, ngày 16/5, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Báo Hànộimới tổ chức trọng thể lễ ra mắt Chuyên trang đặc biệt tuyên truyền về “Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội XIV của Đảng”.
Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Công đoàn huyện Thanh Oai luôn đồng hành cùng người lao động

Bám sát nhiệm vụ cơ bản, cốt lõi của tổ chức Công đoàn, trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Oai đã triển khai thực hiện bài bản, khoa học các nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả tích cực, tiếp tục khẳng định là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Khi chuyển đổi số đi cùng mùa vụ

Không còn là chuyện “làm ruộng lành nghề, chữ nghĩa lơ mơ”, phong trào “Bình dân học vụ số” do Hội Nông dân huyện Đan Phượng phát động đang viết lại một trang mới cho đời sống nông thôn hiện đại. Từ những người từng ngại chạm vào điện thoại cảm ứng, nhiều hội viên giờ đã biết tạo tài khoản, đọc tin tức nông nghiệp, thậm chí livestream bán nông sản.
Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại Công ty Hoàng Long

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hoàng Long cùng một số đơn vị liên quan.

Tin khác

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Khai mạc triển lãm số về nghệ thuật Phật giáo thời Lý

Ngày 16/5, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã khai mạc triển lãm chuyên đề "Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ".
Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Những ngày vừa qua, chùa Quán Sứ linh thiêng - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi hàng vạn tăng ni, phật tử và nhân dân từ mọi miền đất nước thành kính, trang nghiêm chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ lần đầu tiên được tôn thỉnh về Việt Nam.
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

“Quà tháng 5 dâng Người": Lắng đọng và giàu cảm xúc

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người" khắc họa hành trình cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cao cả của Bác Hồ thông qua nghệ thuật.
Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025: Dấu ấn văn hóa đặc sắc

Lễ hội Làng Sen đã trở thành biểu tượng văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Nghệ và là dịp để mỗi người con đất Việt bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Chùa Quán Sứ mở cửa cả đêm phục vụ người dân chiêm bái xá lợi Đức Phật

Trước nhu cầu tâm linh sâu sắc của hàng vạn phật tử và người dân cả nước, Chùa Quán Sứ – trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã quyết định mở cửa xuyên đêm từ ngày 14 đến 16/5 để phật tử thập phương được chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian trang nghiêm, thanh tịnh.
Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Người dân, Phật tử xúc động chiêm bái xá lợi Đức Phật

Từ sáng sớm tinh mơ, rất nhiều người dân và Phật tử đã có mặt tại trước cửa chùa Quán Sứ để chờ được chiêm bái xá lợi Phật. Đây là một trong chuỗi các hoạt động nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Sau chùa Thanh Tâm (TP.HCM) và núi Bà Đen (Tây Ninh), xá lợi Đức Phật đã được cung rước về tôn trí tại chùa Quán Sứ để nhân dân được chiêm bái từ 13-16/5.
Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Chùm ảnh người dân xếp hàng khắp phố Hà Nội chờ chiêm bái xá lợi Phật

Trong ngày đầu tiên được chiếm bái Xá lợi Phật 14/5, hàng nghìn người dân từ khắp nơi về chùa Quán Sứ chiêm bái xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Việt Nam.
Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Sau khi được tôn trí tại chùa Quán Sứ, tối 13/5, Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tiếp tục hành trình thiêng liêng qua trung tâm Hà Nội, đi qua các tuyến phố cổ kính và quanh Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô.
Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Từ ngày 13 - 16/5: Tôn trí và chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ

Sự kiện tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Quán Sứ - trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) - từ ngày 13 -16/5 nằm trong chuỗi các hoạt động của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động