Vẫn là bái toán “đầu ra” cho sản phẩm
Cần hỗ trợ cho nông sản Sóc Trăng đang vào chính vụ Không để nông sản “chết già” trên đồng ruộng chờ hết dịch Giá nông sản, thực phẩm tăng “sốc” từng ngày chủ yếu do tâm lý |
Tuy nhiên, có một nghịch lý hiện nay là nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất nuôi trồng, đánh bắt càng nhiều thì tiêu thụ lại càng khó khăn hơn bởi nhiều nguyên nhân. Điều mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận định: “Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có 2 điểm yếu là thị trường tiêu thụ và chế biến”. 7 tháng đầu năm 2021, do tình hình phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, mặt khác, sức mua tiêu dùng đã giảm đi rõ rệt, 70% nhà máy chế biến nông sản thực phẩm tạm thời ngừng hoạt động, việc vận chuyển giữa các vùng miền còn gặp nhiều khó khăn khi những “luồng xanh” chưa thật đảm bảo.
Đầu ra cho nông sản Việt vẫn chưa khắc phục cơ bản được những khó khăn trong thời gian qua. (Ảnh minh họa: Đ.Đ) |
Theo thống kê sơ bộ từ nay đến cuối năm 2021, Đồng bằng sông Cửu long và toàn miền Nam sẽ có 5,7 triệu tấn nông sản thực phẩm đến mùa thu hoạch và tiêu thụ. Chính vì vậy, việc giải quyết đầu ra cho quỹ hàng hóa khổng lồ này là một vấn đề hết sức cấp bách. Chúng ta có thể điểm qua một số tin về giá cả những hàng hóa ở thị trường phía Nam đang bị sụt giá trị chưa từng có. Ví dụ như gà công nghiệp với hàng chục triệu con, giá chỉ còn 5.000-7000 đồng/kg. Một số gà giống hàng chục triệu con khả năng phải tiêu hủy bởi chưa có ai đến thu mua và giá thức ăn gia súc đã tăng 6-8 lần. Trong khi đó, thủy hải sản đánh bắt và nuôi trồng bị giảm giá từ 10-30%, một số đã phải chuyển sang làm thức ăn cho gia súc vì giá quá rẻ. Các loại hoa quả như thanh long, nhãn, dứa... cũng bị rớt giá rất mạnh. Thanh long có lúc chỉ còn 5000 đồng/kg ở Bình Thuận với sản lượng sắp thu hoạch hàng chục nghìn tấn.
Chúng ta không thể kể hết danh mục những mặt hàng bị giảm giá và tồn đọng ở vùng sản xuất nông sản thực phẩm lớn nhất cả nước này. Trong điều kiện giá hàng hóa bị sụt giảm mạnh như vậy, một mặt người nông dân bị thua lỗ, gặp nhiều khó khăn nhưng mặt khác những người tiêu dùng ở các thành phố lớn, nhất là những nơi có dịch, giá các sản phẩm ở chợ và siêu thị lại cao một cách vô lý. Một phóng viên đã tính rằng, giá bán 1kg gà chỉ bằng một mớ rau muống. Trong khi đó, giá bán thịt gà ở thành phố cao gấp hàng chục lần so với giá thu mua của nông dân.
Tình hình xảy ra ở trên có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, đó là chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy mà nguyên nhân chính là khâu vận chuyển. Thứ hai, lưu thông hàng hóa của chúng ta không có kho dự trữ chiến lược. Hàng hóa làm ra thì được để ở các kho tạm hoặc che bạt ở ngoài đồng, từ đó dẫn tới hao hụt, hư hỏng và nhất là bị thương lại bắt bí, ép giá, ép cấp. Cùng với đó, hàng hóa của chúng ta những lúc thu hoạch rộ thì không đủ các nhà máy chế biến để tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, đồng thời giảm tồn kho, dư thừa ở khâu sản xuất. Hiện nay các nhà máy của Việt Nam chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu chế biến này, số còn lại toàn ăn tươi và xuất khẩu không qua chế biến.
Một trong những nguyên nhân tiếp theo là hệ thống phân phối, đó là câu chuyện “thường ngày ở huyện”. Trên thực tế, hàng nông sản thực phẩm 85% tiêu thụ ở các chợ lẻ, 15% ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong khi đó, cơ sở vật chất của chợ, nơi tiêu thụ phần lớn quỹ hàng hóa này còn rất yếu kém. Chính vì vậy, kênh truyền thống không kham nổi và cũng không có điều kiện bảo quản để tổ chức bán ra cho người tiêu dùng. Còn siêu thị, vừa đảm nhiệm lượng tiêu thụ khiêm tốn, vừa kinh doanh chủ yếu theo kiểu “ăn đong”, không có dự trữ.
Mặt khác, cánh cửa đón những mặt hàng nông sản thực phẩm còn nửa đóng nửa mở, có những lúc có những siêu thị còn chèn ép vô lý nhà cung ứng. Câu chuyện này là một sự thực khách quan mà báo chí, các chuyên gia đã lên tiếng nhiều năm nay mà chưa được Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đứng ra làm trọng tài chia sẻ. Có lẽ đơn vị nào đó chưa thấm nhuần sự chỉ đạo của nguyên Thủ tưởng Chính phủ “Kinh doanh ai cũng muốn có lợi nhuận, song hưởng quá mức là vô lý”.
Tất cả những vướng mắc ở trên là nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình hình giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản, thực phẩm ở nước ta còn nhiều trở ngại, khó khăn. Đây là bài toán mà các cấp, các ngành cần phải tập trung giải quyết sớm nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và tổ chức lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng, hiệu quả, phục vụ cho tiêu dùng. Những tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức sản xuất phân phối bán ra hàng hóa nông sản thực phẩm phải coi những sản phẩm được làm ra từ mồ hôi, nước mắt của người nông dân, là sản phẩm của chính gia đình mình để góp phần tiêu thụ hàng hóa có hiệu quả.
Cùng với đó, kiên quyết chống các biểu hiện vì lợi ích cục bộ của các địa phương, các doanh nghiệp, vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả... Bài toán lợi ích trong chuỗi giá trị sản xuất phân phối tiêu dùng phải được giải quyết một cách hài hòa. Chúng ta tin tưởng rằng, với những tư duy mới, sự chỉ đạo mới của Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương trong thời gian ngắn nhất sẽ khắc phục được việc giải quyết đầu ra cho hàng hóa nông sản thực phẩm ở thị trường Việt Nam, một vấn đề nhiều trăn trở trong những năm qua mà chưa được khắc phục một cách cơ bản.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Đặc sắc lễ hội hương bưởi Tân Triều
Tiêu dùng 17/01/2025 14:48
Mở cửa Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - giả dịp cận Tết
Tiêu dùng 14/01/2025 22:36
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tiêu dùng 11/01/2025 20:22
Đổi mới nhiều hoạt động kết nối đầu tư sản xuất và xúc tiến thương mại
Tiêu dùng 05/01/2025 17:05
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Tiêu dùng 26/12/2024 08:47
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông nghiệp tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang
Tiêu dùng 20/12/2024 21:45
Quảng cáo trên mạng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm
Tiêu dùng 19/12/2024 17:39
EVNHANOI tri ân khách hàng sử dụng điện năm 2024
Tiêu dùng 14/12/2024 11:00
Dồi dào nguồn cung hàng Việt phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Tiêu dùng 13/12/2024 11:52