Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
Chính phủ cho ý kiến về sử dụng nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội Khan hiếm nhà chung cư giá vừa túi tiền, nhu cầu thuê căn hộ tăng kỷ lục |
Chưa nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ
Trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua nghiên cứu, thảo luận, về nội dung này, trong Thường trực Ủy ban Pháp luật có 2 loại ý kiến.
Thứ nhất không tán thành quy định mới về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, theo thông tin báo chí phản ánh dư luận xã hội, nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân dân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Dự thảo Luật và ý kiến của Thường trực Hội đồng Dân tộc, một số Ủy ban của Quốc hội tham gia thẩm tra cho thấy, chính sách về sở hữu nhà chung cư có thời hạn chưa nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ.
Hơn nữa, quy định này có khả năng tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản vốn đang gặp nhiều khó khăn hiện nay, có thể dẫn đến xu hướng “mua đất” thay mua nhà, phát triển hình thức phân lô bán nền khiến cho giá nhà đất tăng cao, cản trở mục tiêu chính sách phát triển nhà chung cư, nhất là ở các đô thị lớn.
Quy định của dự thảo Luật cũng chưa khắc phục được khó khăn hiện nay là tình trạng nhà chung cư nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ nhưng người dân không chịu di dời để cải tạo, xây dựng lại, do họ vẫn có quyền sử dụng đất và vẫn có thể căn cứ vào đó để “trụ lại” nhà chung cư...
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Kinh nghiệm pháp luật quốc tế về thời hạn sở hữu nhà chung cư nêu trong Báo cáo số 43/BC-BXD ngày 10/3/2023 của Bộ Xây dựng về đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) kèm theo Hồ sơ dự án Luật cũng cho thấy không có nước nào áp dụng như đề xuất trong dự thảo Luật.
Do đó, loại ý kiến này đề xuất nghiên cứu phương án quy định như sau: không bổ sung quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật mà vẫn giữ như hiện hành, đồng thời bổ sung một số biện pháp, trình tự, thủ tục cụ thể liên quan đến phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
Cụ thể, Nhà nước quyết định di dời người dân ra khỏi các nhà chung cư không bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về kiểm định công trình xây dựng mà không cần có sự đồng thuận của chủ sở hữu nhà chung cư; đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật các quy định cụ thể về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cưỡng chế di dời người dân ra khỏi nhà chung cư.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất này.
Loại ý kiến thứ hai tán thành quy định của Dự thảo Luật với các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Bên cạnh đó, có ý kiến cơ bản thống nhất với quy định của Dự thảo Luật nhưng đề nghị quy định cụ thể về thời hạn sở hữu nhà chung cư, không nên đồng nhất thời hạn sở hữu với thời hạn sử dụng nhà chung cư. Ý kiến khác đề nghị quy định thời gian sử dụng đất ở theo thời hạn sở hữu nhà chung cư (50 - 70 năm) hoặc quy định 2 loại sở hữu vĩnh viễn và sở hữu nhà chung cư có thời hạn.
Chưa đảm bảo chặt chẽ về pháp lý
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cân nhắc một cách hết sức kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở chính trị vững chắc, các căn cứ của Hiến pháp và quy định của pháp luật có liên quan, trong đó có Bộ luật Dân sự xác lập về quyền sở hữu.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhất trí với đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật, Theo Tổng Thư ký Quốc hội, quy định chấm dứt quyền sở hữu nhà ở như trong Dự thảo Luật chưa đảm bảo chặt chẽ về pháp lý, cần đánh giá tác động thêm về chính sách này.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư nếu không xử lý tốt sẽ gây tâm lý bất an cho các chủ sở hữu nhà chung cư, mặc dù mục tiêu hướng đến là bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của người dân, lợi ích cộng đồng...
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể về việc nhà nước có quyền quyết định và có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc di dời, phá dỡ, cải tạo nhà chung cư không còn an toàn cho việc sử dụng, vì mục đích bảo đảm sức khỏe, an toàn tài sản, tính mạng cho người dân và những người xung quanh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh
Tin mới 18/04/2025 15:02

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương
Tin mới 18/04/2025 14:12

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 18/04/2025 06:47