Tuyên án tử hình bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức
![]() | Nhóm chủ mưu xin lỗi gia đình 3 chiến sĩ hy sinh |
![]() | Thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước |
Chiều 14/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành tuyên án đối với 29 bị cáo trong vụ “Giết người” “Chống người thi hành công vụ” khiến 3 chiến sĩ hi sinh tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nêu rõ, về tố tụng, cơ quan điều tra và cơ quan kiểm sát đã thực hiện đúng thẩm quyền. Trong quá trình điều tra và xét xử không có bị cáo nào khiếu nại. Các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội, lời khai của các bị cáo phù hợp với chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra.
Trong vụ án này, hành vi phạm tội của các bị cáo đặc biệt nguy hiểm. Khi lực lượng công an làm nhiệm vụ, các bị cáo hô hào, dùng vũ khí nguy hiểm, có sức sát thương cao để chống đối. Hành vi của các bị cáo mang tính chất dã man, gây hậu quả gây ra vô cùng lớn, gây tổn thất to lớn đối với lực lượng công an, gây cảnh chia lìa gia đình không gì bù đắp được.
![]() |
Bị cáo Lê Đình Chức nhận mức án tử hình. (Ảnh: TTXVN) |
Hội đồng xét xử cũng khẳng định, 6 bị cáo Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Nguyễn Quốc Tiến đã bàn bạc, quyết tâm thực hiện hành vi giết người từ trước khi vụ án xảy ra.
Hành vi của các bị cáo vô cùng tàn ác như dùng tuýp sắt chọc, ném bom xăng, gạch đá… hậu quả gây ra cái chết vô cùng thương tâm của 3 chiến sĩ công an. Hành vi của bị cáo tàn bạo đến mức thi thể các liệt sĩ không thể nhận dạng được, phải xét nghiệm AND để phân biệt.
Các bị cáo thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích giết càng nhiều người càng tốt; hành vi này mất hết tính người. Do vậy, viện kiểm sát truy tố 6 bị cáo về tội “Giết người” với các tình tiết giết 2 người trở lên, có tính côn đồ; vì lý do công vụ của nạn nhân là đúng pháp luật, có căn cứ.
Đối với 19 bị cáo còn lại bị Lê Đình Công, Lê Đình Kình lôi kéo, tham gia làm bom xăng, bùi nhùi, quyên góp tiền mua xăng, mua lựu đạn. Hầu hết các bị cáo đều có mặt ở nhà Lê Đình Kình để bàn bạc, tham gia tích cực trong việc chuẩn bị vũ khí để chống lại lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, Hội đồng xét xử xét thấy các bị cáo đều là những người nông dân chất phát, bị lôi kéo, dụ dỗ. Mặc dù tham gia vào ném bom xăng, đá, nhưng không tham gia trực tiếp và ko có mục đich giết các chiến sĩ. Vì vậy việc Viện Kiểm sát chuyển đổi tội danh cho các bị cáo từ “Giết người” sang “Chống người thi hành công vụ” là đúng người đúng tội, đúng pháp luật.
![]() |
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: TTXVN) |
Từ những nhận định về tính chất, mức độ, hành vi của vụ án, Hội Đồng xét xử kết luận: Trong vụ án, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, giữ vai trò cầm đầu.
Trong đó Lê Đình Công là chủ mưu, thường xuyên kích động giết cán bộ công an qua các clip tung lên mạng xã hội; dọa cho nổ trạm điện; dọa giết 300 – 500 cán bộ... Công trực tiếp ném lựu đạn, giết chết công an, và cho rằng giết càng nhiều càng tốt. Vì vậy, cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất.
Đối với bị cáo Lê Đình Chức, bị cáo này cũng chủ động chống đối, tham gia ném bom xăng, lựu đạn về phía công an, dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc khiến 3 chiến sĩ công an ngã xuống hố rồi cùng Doanh đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ. Hành vi thể hiện sự mất nhân tính, không còn khả năng cải tạo.
Bị cáo Lê Đình Doanh trực tiếp mua dao bầu gắn lên tuýp sắp ném về phía lực lượng chức năng. Đồng thời bị cáo cũng đã nghe theo lệnh của Chức đổ xăng thiêu chết 3 chiến sĩ. Điều đó thể hiện sự quyết tâm giết hại lực lượng chức năng của bị cáo. Hành vi của bị cáo trực tiếp gây ra cái chết cho các chiến sĩ.
Tuy nhiên, xét thấy trong quá trình điều tra, bị cáo Doanh đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi vì vậy có thể giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Tuy nhiên, cần có hình phạt nghiêm khắc – không thời hạn, mới đủ sức răn đe.
Bị cáo Bùi Viết Hiểu là thủ lĩnh tinh thần, trực tiếp bàn bạc phương án chối đối lực lượng chức năng. Nguyễn Văn Tuyển, được phân công báo động khi lực lượng công an tiến vào, là đồng phạm trong vụ giết người.
Tuy nhiên, xét thấy 2 bị cáo không tham gia trực tiếp, bị cáo Hiểu phạm tội lúc tuổi đã cao (70 tuổi) còn bị cáo Tuyển là người tàn tật và là người khai báo thành khẩn nhất nên thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp nghiêm khắc nhất, nhưng cần cách ly khỏi xã hội...
19 bị cáo còn lại đã góp tiền mua xăng, bùi nhùi, chuẩn bị gạch đá, góp 33 triệu đồng mang cho tiến mua xăng và lựu đạn. Tất cả đều tích cực tham gia chuẩn bị các công cụ, phương tiện cho Kình và Công thực hiện hành vi chống đối.
Sau khi xem xét, thấy rằng các bị cáo đều là nông dân, bị Lê Đình Kình, Lê Đình Công lôi kéo nên đã tham gia kích động. Các bị cáo đều thiếu hiểu biết pháp luật, không trực tiếp thực hiện hành vi nên có thể giảm nhẹ hình phạt để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử quyết định tuyên 2 bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình chức mức án tử hình; Bùi Viết Hiểu 16 năm tù; Lê Đình Doanh lĩnh án chung thân; Nguyễn Văn Tuyển 12 năm tù; Nguyễn Quốc Tiến 13 năm tù. Hội đồng xét xử cũng cho 14 bị cáo được hưởng án treo để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Mức án của 6 bị cáo phạm tội tội “Giết người”: Lê Đình Công (SN 1964): Tử hình. Lê Đình Chức (SN 1980): Tử hình. Lê Đình Doanh (SN 1988): Chung thân. Bùi Viết Hiểu (SN 1943): 16 năm tù. Nguyễn Văn Tuyển (SN 1974): 12 năm tù. Nguyễn Quốc Tiến (SN 1980): 13 năm tù. Mức án 23 bị cáo phạm tội “Chống người thi hành công vụ”: Nguyễn Văn Quân (SN 1980): 5 năm tù. Lê Đình Uy (SN 1993): 5 năm tù. Lê Đình Quang (SN 1984): 5 năm tù. Bùi Thị Nối (SN 1958) 6 năm tù. Bùi Thị Đục (SN 1957): 3 năm tù treo Nguyễn Thị Bét (SN 1961): 3 năm tù treo. Nguyễn Thị Lụa (SN 1956): 3 năm tù treo. Trần Thị La (SN 1978): 3 năm tù treo. Bùi Văn Tiến (1979): 5 năm tù. Nguyễn Văn Duệ (SN 1962): 3 năm tù. Lê Đình Quân (SN 1976): 5 năm tù. Bùi Văn Niên (SN 1980): 3 năm tù treo. Bùi Văn Tuấn (SN 1991): 3 năm tù. Trịnh Văn Hải (SN 1988): 3 năm tù Nguyễn Xuân Điều (SN 1952): 3 năm tù treo. Mai Thị Phần (SN 1963): 30 tháng tù treo. Đào Thị Kim (SN 1983) 24 tháng tù treo. Lê Thị Loan (SN 1966): 30 tháng tù treo. Nguyễn Văn Trung (SN 1988): 18 tháng tù treo Lê Đình Hiển (SN 1989): 15 tháng tù treo. Bùi Viết Tiến (SN 2000): 15 tháng tù treo. Nguyễn Thị Dung (SN 1963): 15 tháng tù treo Trần Thị Phượng (SN 1984): 15 tháng tù treo. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương
Tin nóng 20/04/2025 06:35

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất
Tin nóng 19/04/2025 20:24

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy tố, xét xử vụ buôn ma túy ở Quảng Ninh để răn đe
Tin nóng 19/04/2025 13:06

Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay dịp hè
Tin nóng 19/04/2025 10:10

Đã bắt được đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh khi đang lẩn trốn ở Thanh Hóa
Tin nóng 18/04/2025 22:52

Bắt khẩn cấp lãnh đạo Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II
Tin nóng 18/04/2025 21:28

Quảng Ninh: Bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển ma túy, dùng súng tấn công Công an
Tin nóng 18/04/2025 07:02

Đăng tải clip đánh bạc để câu "like" cô gái trẻ bị xử phạt hành chính
Tin nóng 17/04/2025 20:10

Người phụ nữ "dâng" hàng trăm triệu đồng cho Văn phòng luật sư rởm
Tin nóng 17/04/2025 19:48

Tài xế xe tải mang theo "đồ nghề" sử dụng ma túy đá
Tin nóng 17/04/2025 12:47