“Tuần lễ áo dài” lan tỏa vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công sở Đoàn viên công đoàn huyện Hoài Đức tích cực hưởng ứng Tuần lễ áo dài Háo hức ngày đầu tiên phụ nữ Thủ đô hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” 2021 |
Bà Nguyễn Thùy Chi - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm cho biết, nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910-8/3/2021) và 1981 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo các cấp Công đoàn huyện phát động nữ cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” trong đơn vị.
Thời gian hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” diễn ra từ ngày 1/3 đến ngày 8/3/2021, tập trung đồng loạt vào ngày 8/3/2021 nhằm lan toả vẻ đẹp áo dài nơi công sở.
Công đoàn viên quận Bắc Từ Liêm hưởng ứng tuần lễ áo dài. |
Từ phát động của Liên đoàn Lao động quận, 100% Công đoàn cơ sở khối hành chính sự nghiệp và nhiều Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp nhiệt tình hưởng ứng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Trong đó, khối công đoàn các trường học như: Trường Tiểu học Thượng Cát, Trường Trung học Cơ sở Cổ Nhuế 2… và một số đơn vị hành chính sự nghiệp như phường Phúc Diễn, phường Cổ Nhuế 1 đồng loạt mặc áo dài khi đi làm ngay trong ngày đầu triển khai "Tuần lễ áo dài"…. Từ đó, tạo không khí sôi động, phấn khởi trong các nhà trường, công sở và doanh nghiệp.
“Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm chọn ngày đầu tiên của “Tuần lễ áo dài” để tổ chức phát động tới các cấp công đoàn, cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động với mong muốn gìn giữ và lan tỏa nét đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.” - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm chia sẻ.
Nữ công nhân viên chức phường Xuân Đỉnh mặc áo dài tới nơi làm việc. |
Được biết, sau khi nhận được lời kêu gọi của Liên đoàn Lao động quận, nhiều Công đoàn cơ sở trực thuộc đã hưởng ứng nhiệt tình và có những sáng kiến hay như sử dụng các kênh truyền thông của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, mạng xã hội nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá trước, trong và sau thời gian tổ chức các hoạt động.
Đặc biệt, khối công đoàn nhà trường còn tuyên truyền đến các bậc cha mẹ học sinh cho các em học sinh tham gia rất sôi nổi, làm tôn vinh thêm giá trị của áo dài Việt Nam.
“Tôi rất hoan nghênh và cảm thấy hãnh diện khi được khoác lên mình tà áo dài Việt Nam. Xưa nay áo dài vốn là trang phục truyền thống và là biểu tượng về nét đẹp văn hóa của dân tộc. Bản thân mỗi giáo viên khi mặc áo dài đến lớp càng phải ý thức hơn trong cách ứng xử, làm việc. Phải làm sao để phát huy được hết vẻ đẹp tinh thần của chiếc áo dài”- cô Nguyễn Thị Ngọc Nga, đoàn viên công đoàn Trường Trung học cơ sở Cổ Nhuế 2 bày tỏ.
Cô Phạm Minh Phương – Trường tiểu học Minh Khai cho biết, ngay từ ngày đầu tiên của Tuần lễ Áo dài, các cô giáo đã đồng loạt mặc áo dài đến lớp. Cô Phương chia sẻ: “Tuần lễ áo dài là một hoạt động vô cùng ý nghĩa để tôn vinh áo dài dân tộc. Hiện nay tuy nước ta đã theo nhiều trào lưu y phục phương Tây nhưng phụ nữ Việt Nam vẫn không quên giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của chiếc áo dài. Đã từ rất lâu, áo dài trở thành đồng phục quy định của nhiều công sở mọi người cũng dùng áo dài làm trang phục chính. Ngày nay chất liệu áo dài rất đa dạng, màu sắc cũng lộng lẫy, nhu hòa làm tăng thêm vẻ sang trọng và tươi đẹp cho người phụ nữ Việt. Vì thế mặc áo dài rất thoải mái, thậm chí còn khiến cho tôi và nhiều đồng nghiệp tự tin hơn khi đứng trên bục giảng”.
Có thể thấy, Áo dài Việt Nam vừa giữ được sự truyền thống xa xưa vừa có những cách tân hiện đại để phù hợp với nhu cầu. Trang phục này có thể mặc đi chơi, cũng có thể mặc đến nơi công sở. Hình ảnh cô học trò mặc áo dài trắng đi trên hè phố, tà áo tung bay trong gió đã lôi cuốn biết bao ánh nhìn, làm say đắm biết bao con tim; các bà, các mẹ mặc áo dài đi lễ chùa trông kín đáo mà thanh lịch; cô dâu diện áo dài đẹp kiêu sa trong lễ cưới, hỏi...
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Công đoàn 03/02/2025 10:55
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn
Hoạt động 02/02/2025 15:01
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn
Hoạt động 02/02/2025 11:46
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội
Hoạt động 01/02/2025 14:07
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 01/02/2025 09:54
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh
Công đoàn 31/01/2025 20:36
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 20:29
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/01/2025 10:54