-->

Tư duy mới về chính sách lao động, việc làm trong định hướng phát triển đất nước

(LĐTĐ) Mục tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội chính là phát triển con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân. Do đó, chính sách lao động, việc làm có vai trò quan trọng và quyết định đầu tiên giải quyết vấn đề con người, thực hiện quan điểm đầu tư cho con người là đầu tư phát triển.
Lấy ý kiến các tổ chức thành viên vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc Cần có chính sách đồng bộ, quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức góp ý dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng 4 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 2/2017

TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã bày tỏ quan điểm như vậy, khi góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức ngày 2/11.

Tư duy mới về chính sách lao động, việc làm trong định hướng phát triển đất nước
TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, chính sách lao động, việc làm đã được thể hiện rất rõ trong Cương lĩnh và Hiến pháp. Cụ thể, trong Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020, nêu rõ: Xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân; tạo môi trường, điều kiện để lao động có việc làm, thu nhập tốt hơn, có chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ tạo động lực phát triển, điều chỉnh thu nhập hợp lý; khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa các vùng miền; hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định: Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23); Quyền bình đẳng nam, nữ (Điều 26); Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35); Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (Điều 57).

Góp ý cụ thể vào văn kiện, TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng: Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, tại đoạn cuối của định hướng 5 (Trang 23) dự thảo nêu: “... quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”, đây chính là nội hàm của hệ thống an sinh xã hội đa tầng, bao phủ toàn dân, với tư duy mới về lao động và việc làm bền vững, dựa trên 3 trụ cột chính là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.

Như vậy, cần thể hiện rõ nội dung trên như sau: “.. phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, với 3 trụ cột chính là phòng ngừa rủi ro dựa trên cơ sở phát triển việc làm và giảm nghèo bền vững, bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản; giảm thiểu rủi ro thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng - bền vững và khắc phục rủi ro nhằm thực hiện tốt nhất ưu đãi xã hội (chính sách người có công), trợ giúp thường xuyên và đột xuất cho các nhóm đối tượng yếu thế”.

Theo TS Bùi Sỹ Lợi: Việc làm bền vững chính là khát vọng cho người dân, người lao động trong quá trình làm việc, lao động, thể hiện ở 4 điểm cơ bản: Một là, việc làm với đầy đủ quyền con người, đúng với trình độ cá nhân; hai là, làm việc trong các điều kiện được chấp nhận, bình đẳng và có cơ hội phát triển để hoàn thiện các kỹ năng cá nhân; ba là, làm việc có bảo hiểm, an toàn tại nơi làm việc, phòng ngừa được những rủi ro, đảm bảo lưới an sinh xã hội; và cuối cùng là làm việc có đối thoại thông qua tự do hiệp hội và tham gia xây dựng các chính sách đối với Nhà nước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, mục tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội chính là phát triển con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nhằm bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân. Do đó, chính sách lao động, việc làm có vai trò quan trọng và quyết định đầu tiên giải quyết vấn đề con người, thực hiện quan điểm đầu tư cho con người là đầu tư phát triển.

Chính sách lao động, việc làm phải góp phần giải phóng sức lao động, gắn với thị trường lao động hiện đại, phù hợp với các cam kết quốc tế và các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam đã tham gia, tạo điều kiện để Việt Nam được công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, vì các vấn đề phi thương mại (các tiêu chuẩn về lao động, môi trường...) đã trở thành một trong các nội dung cơ bản trong thị trường lao động mà các thành viên phải tuân thủ.

Chính sách lao động, việc làm phải được điều chỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước đẩy mạnh việc áp dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp không chỉ đối với thị trường trong nước mà hướng tới các thị trường quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn sâu. Hỗ trợ để từng bước chuyển dịch việc làm cho lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, hướng đến việc làm bền vững.

Theo đó, TS Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh, văn kiện nên thiết kế lại là xây dựng thị trường lao động hiện đại, bảo đảm việc làm bền vững, phát triển hệ thống an sinh xã hội đa tầng, bao phủ toàn dân với 3 trụ cột cơ bản là phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro, không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phân tích: Thị trường lao động hiện đại là thị trường hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế chính sách về thị trường lao động; thứ hai là cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và gia tăng thu nhập; thứ ba là kết nối thị lao động quốc tế và thứ tư thúc đẩy chuyển dịch lao động.

“Đây là những biểu hiện đậm nét của thị trường lao động hiện đại. Từ đó, chúng ta mong muốn xây dựng người lao động và mọi người dân của chúng ta có việc làm - đó chính là lưới bao phủ đầu tiên để người dân không bị rơi vào rủi ro”, TS Bùi Sỹ Lợi khẳng định.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

Công đoàn Transerco: Đẩy mạnh các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Tại Tổng Công ty vận tải Hà Nội - Transerco, hoạt động Công đoàn luôn được chú trọng và ngày một đi vào chiều sâu. Đặc biệt, thời gian qua các phong trào thi đua do Công đoàn phát động đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đoàn viên, người lao động, qua đó góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sau những ngày Tết đoàn viên sum họp với gia đình, hôm nay ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), 400 đoàn viên công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) quê ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã được Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức 7 chuyến xe đón quay trở lại Hà Nội làm việc thuận lợi, an toàn.
Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

Công nhân phấn khởi trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng 2/2, (mùng 5 Tết), 400 công nhân lao động của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã quay trở lại Hà Nội làm việc trên những chuyến xe ô tô miễn phí do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Xác định phong trào thi đua yêu nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn; năm qua, Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho đoàn viên, người lao động...
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công

(LĐTĐ) Trong năm 2024, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã tập trung triển khai hiệu quả công tác nữ công; chăm lo cho nữ đoàn viên, người lao động và con công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tiếp tục hướng mọi hoạt động về cơ sở, vì đoàn viên và người lao động

(LĐTĐ) Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng; chăm lo đời sống vật chất tinh thần; đồng thời phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, là những nhiệm vụ cốt lõi đã và đang được các cấp Công đoàn quận Đống Đa triển khai thực hiện hiệu quả.
Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

Tết ấm của đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động ngành Dệt - May Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về công việc, thu nhập và đời sống song trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, đoàn viên Công đoàn, công nhân lao động (CNLĐ) ngành Dệt - May Hà Nội vẫn cảm thấy ấm lòng và được đón một cái Tết đủ đầy bởi có sự chăm lo chu đáo của tổ chức Công đoàn.
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt được những kết quả tích cực.
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh đã tổ chức phát động phong trào thi đua tới toàn thể đoàn viên, người lao động với chủ đề thi đua: Quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, tiết kiệm, chống lãng phí, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI.
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thống kê trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai đã thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở (đạt 145% chỉ tiêu giao), phát triển 4.315 đoàn viên; trong đó 15 Công đoàn cơ sở có từ 25 đoàn viên trở lên (đạt 300% chỉ tiêu), 5 đơn vị thành lập theo Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động