Từ 1-6, nhiều chi phí dịch vụ y tế đồng loạt tăng
![]() | Từ 1/6, áp dụng giá viện phí mới cho người không có bảo hiểm y tế |
![]() | Sẽ giãn thời gian điều chỉnh giá dịch vụ y tế |
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (KCB) không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp. Quy định này có hiệu lực từ ngày 1-6 tới đây.
Theo thông tư, các cơ sở y tế sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới của hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với những người không tham gia BHYT.
Mức giá tối đa được quy định tại thông tư này tương đương với giá mà quỹ BHYT đang chi trả cho nhóm có BHYT theo các hạng bệnh viện. Việc điều chỉnh giá cho nhóm đối tượng này nhằm tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT trong chi trả chi phí cho bệnh viện, đồng thời khuyến khích người chưa có thẻ tham gia BHYT.
![]() |
Sắp tới đây, người không có BHYT sẽ gặp khó khăn hơn khi giá một số dịch vụ khám chữa bệnh tăng. Ảnh: HTD |
Giường nào giá đó
Theo Thông tư 02/2017, mức giá khám bệnh được quy định từ 29.000 đến 39.000 đồng theo từng hạng bệnh viện từ trạm y tế xã đến bệnh viện hạng đặc biệt (quy định hiện hành chỉ từ 5.000 đến 20.000 đồng).
Mức giá ngày giường bệnh theo quy định mới cũng được nâng lên khá cao từ 54.000 đến 362.800 đồng (quy định hiện hành chỉ từ 12.000 đến 80.000 đồng). Tuy nhiên, theo quy định mới thì loại giường bệnh được nêu chi tiết hơn, có phân loại giường, khoa, phòng và hạng bệnh viện.
Giá giường điều trị được tính cho một người/giường điều trị. Trường hợp phải nằm ghép hai người/giường thì chỉ được thu tối đa 50%. Nằm ghép ba người trở lên chỉ được thu tối đa 30% mức thu ngày giường điều trị.
Ngoài ra, trường hợp trong cùng một lần đến khám bệnh do điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn phải tiếp tục đến khám trong ngày tiếp theo, người bệnh cần phải khám thêm các chuyên khoa khác thì từ lần khám thứ hai trở đi chỉ tính 30% mức giá của một lần khám bệnh và mức thanh toán tối đa chi phí khám bệnh không quá hai lần mức giá của một lần khám bệnh.
Có BHYT, chi phí khám sẽ nhẹ hơn
Theo Thông tư 02/2017, một số thủ thuật, xét nghiệm cũng được điều chỉnh tăng giá 20%-30% so với mức giá hiện hành, tuy nhiên các mức giá này cũng tương đương giữa nhóm có BHYT và không có BHYT.
Với mức giá mới, người bệnh nào không có thẻ BHYT sẽ khá khó khăn trong việc gánh chi phí điều trị vì các mức giá khá cao.
Cụ thể, mức phí siêu âm tăng từ 35.000 lên 49.000 đồng; siêu âm Doppler màu tim/mạch máu qua thực quản tăng từ 680.000 lên 794.000 đồng… Đáng chú ý, quy định mới đã phân loại chi tiết các loại siêu âm (chín loại) thay vì gom chung (chỉ bốn loại) như quy định hiện hành. Các mức phí mới đều cao hơn mức cũ.
Với các mức giá mới, những bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo như điều trị ung thư hay thực hiện các kỹ thuật cao trong điều trị mà không có BHYT chi phí sẽ rất lớn. Bộ Y tế khuyến khích người dân nên mua BHYT để hỗ trợ, giảm bớt gánh nặng khi bị bệnh.
Thông tư 02/2017 cũng bổ sung giá của 35 dịch vụ chưa được BHYT chi trả như dịch vụ thẩm mỹ, thay răng giả, trợ thính, điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ... Với những dịch vụ này, người có thẻ BHYT vẫn áp giá như người không có thẻ BHYT do các dịch vụ này chưa được quỹ BHYT chi trả.
Theo quy định, HĐND cấp tỉnh quyết định mức giá cụ thể đối với dịch vụ KCB thực hiện tại các cơ sở KCB thuộc địa phương quản lý và quyết định mức giá cụ thể.
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định mức giá cụ thể đối với dịch vụ KCB thực hiện tại các cơ sở KCB trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Một số chi phí khám, chữa bệnh “đắt đỏ” Đối với các bệnh nhân điều trị ung thư, chi phí xạ phẫu bằng Cyber Knife là hơn 20 triệu đồng; xạ phẫu bằng Gamma Knife: hơn 28 triệu đồng; xạ trị bằng X Knife: hơn 28 triệu đồng. Chụp X-quang tử cung-vòi trứng (bao gồm cả thuốc): 356.000 đồng; chụp X-quang số hóa cắt lớp tuyến vú một bên: 929.000 đồng; chụp X-quang dạ dày-tá tràng có uống thuốc cản quang số hóa: 209.000 đồng; siêu âm tim gắng sức: 576.000 đồng; chụp CT Scanner toàn thân từ 256 dãy không thuốc cản quang: 6.606.000 đồng. Phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý về gan mật: hơn 84 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý lồng ngực: hơn 90 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiết niệu: gần 80 triệu đồng; phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý tiêu hóa, ổ bụng: hơn 96 triệu đồng. |
Theo Đ.Liên/ Pháp luật TP.HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47