Trường Sa mãi mãi trong tim
Trường Sa biển đảo quê hương Hà Nội: 205 đơn vị ủng hộ hơn 44,2 tỷ đồng vào Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2020 |
Cảm xúc tháng Tư ở Trường Sa
Tôi từng rất nhiều lần gặp Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng bên hành lang các cuộc hội họp, nhưng những khi ấy anh rất tất bật, mải miết với công việc nên tôi chưa có cơ hội nói chuyện nhiều với anh. Mãi đến những ngày đầu tháng Tư này, được Ban Biên tập giao nhiệm vụ viết bài cho Tháng Công nhân, duyên đưa đẩy thế nào tôi có cuộc nói chuyện rất dài với anh. Trong cuộc chuyện ấy, đan xen giữa công việc, anh kể cho tôi nghe chuyến hải trình đi Trường Sa đầy ấn tượng, để tôi nhận ra anh có không ít tài lẻ về ký họa và làm thơ.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng trong dịp công tác ở Trường Sa. |
Đưa tôi xem tập ký họa về Trường Sa, về những nơi anh đến trên các đảo, anh bảo các bức vẽ ký họa đó đều xuất phát từ những cảm xúc thiêng liêng nhất trong anh. Có lẽ vì sự chân thực trong cảm xúc nên trong cuộc thi do Ban Tổ chức chuyến đi dành cho tất cả thành viên trong đoàn quanh chủ đề về Trường Sa, anh đã nhận giải Nhất thi ký họa và giải Khuyến khích thi sáng tác thơ. Dù ký họa song qua những nét vẽ của anh, tôi vẫn hình dung rõ hình ảnh chiến sĩ trẻ đầy cương nghị canh giữ đảo Trường Sa Đông; nét thanh bình ở đảo chìm Tiên Nữ - nơi đón bình minh đầu tiên của đất nước; sức sống rực rỡ của hoa bàng vuông nơi đảo Sinh Tồn Đông, đảo tuyến đầu của quần đảo Trường Sa…
Ngược dòng suy tưởng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đinh Hùng kể, tháng Tư năm 2017, anh tham gia đoàn công tác của Hà Nội thăm và làm việc với cán bộ chiến sĩ quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành trình chủ yếu trên biển ấy kéo dài từ ngày 17 đến ngày 26. Lần đầu đặt chân đến vùng đất xa giữa biển trời mênh mông của Tổ quốc, đi qua 11 đảo lớn nhỏ trong suốt hành trình nhưng ở nơi đâu anh cũng cảm nhận được sự gần gũi, thân thương, ruột thịt.
Đối với anh, chuyến đi này vô cùng đặc biệt. Giữa biển cả mênh mông, nơi chỉ có những con sóng bạc đầu, gặp những người lính đảo ngày đêm canh giữ biển trời, anh và các thành viên trong đoàn có rất nhiều cảm xúc. Đoàn Hà Nội đi vào cuối tháng Tư, với miền Bắc chưa phải là đỉnh điểm của nắng nóng, nhưng giữa bao la biển khơi, cái nắng chớm hè cũng đã rất dữ dội. Vượt qua hải trình hàng trăm hải lý, đoàn đã tận mắt nhìn ngắm, tận tay chạm vào đất, hít thở vị nồng ngái đậm mùi biển cả của vùng đảo thiêng liêng. Ở đây có thừa sóng, thừa gió, mây trời, thừa bộn bề khó khăn cho những người lính trẻ, nhưng ý chí kiên cường, tình yêu Tổ quốc luôn hiện hữu trên những khuôn mặt rám nắng, kiêu hãnh.
Anh Lê Đình Hùng tâm sự: Đời người, ai cũng mong một lần được đặt chân đến nơi đầu sóng ngọn gió này, vậy nên khi được đặt chân lên đây, được nếm vị mặn chát của nước biển chúng tôi tràn dâng nhiều cảm xúc khó tả. Qua thăm hỏi, giao lưu với các chiến sĩ ở Trường Sa, chúng tôi rất tự hào trước ý thức trách nhiệm, tình yêu của những người lính đối với mỗi hòn đá, mỗi con sóng, mỗi tấc đất của Tổ quốc giữa nắng gió và bão tố biển khơi. Những người lính tuổi đời quá trẻ, có người đã có gia đình, người chưa có bạn tâm tình. Những khó khăn, thiếu thốn của đời sống vật chất và tinh thần không làm các chiến sĩ nhụt chí mà như bồi đắp thêm sức mạnh, ý chí chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.
Trong hải trình 10 ngày ra thăm đảo, đoàn đã dừng chân ở nhiều điểm, như đảo Tiên Nữ, đảo Cô Lin, Sinh Tồn, Đá Đông, Trường Sa lớn… 4 năm qua, dù liên miên với bộn bề công việc, nhưng mỗi khi nhắc đến chuyến đi này anh Hùng vẫn nhớ như in những hình ảnh không thể nào quên tại mỗi điểm dừng chân. Tại mỗi điểm đảo, anh đều được chứng kiến hình ảnh kiên cường, kiêu hãnh của các chiến sĩ hải quân và những ánh mắt trẻ thơ, trong trẻo của lũ trẻ sinh ra và lớn lên trên đảo.
Mỗi khi gặp gỡ, giao lưu với các chiến sĩ và nhân dân sinh sống trên đảo, các thành viên trong đoàn và các chiến sĩ cùng hoà giọng hát vang những giai điệu thấm đẫm khí phách hào hùng của Tổ quốc: “Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình/ Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá/ Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả/ Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây…. Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi/ Mấy ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ/ Ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã/ Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông…”.
Những giai điệu tự hào vẽ lên hình hài Tổ quốc, thôi thúc tinh thần quật khởi và tình yêu dân tộc. Anh Hùng tâm sự: “Đến Trường Sa mới thấy mình thật nhỏ bé trước biển đảo Tổ quốc. Cái quan trọng nhất đọng lại trong mình là sự khâm phục. Khâm phục cha ông ta ngày trước, các chiến sĩ và nhân dân ngày nay đã và luôn kiên cường giữ vững chủ quyền Tổ quốc”.
Anh kể, khi thăm nhân dân sống trên đảo, các cháu nhỏ dường như không biết lạ, quấn quít kể cho các chú nghe những câu chuyện về cuộc sống mộc mạc trên đảo. Cuộc sống ở đảo không ồn ào, đông đúc náo nhiệt như ở đất liền, không tiện nghi, hiện đại nhưng cái chân thật, cái đẹp và niềm hạnh phúc không vì thế mà thiếu vắng. Hạnh phúc bắt gặp ở đây ở cái bắt tay rất chặt, là nụ cười toả nắng, là nếp sống bình dị.
Giữa dài rộng vô tận của biển cả mới cảm nhận được cái quý giá của giọng nói, tiếng cười, sự trân quý của những lời động viên chia sẻ. Bên cạnh đó là hình ảnh những chiến sĩ giản dị, mạnh mẽ triển khai những công việc thường nhật nhưng lại mang dấu ấn chủ quyền biển đảo, như chăm tưới vườn rau, chăn nuôi gia súc, gia cầm, quét dọn sân nhà, tập trận, thay ca đổi gác với kỷ luật quân đội nghiêm minh. Những người lính và nhân dân sinh sống trên đảo chính là minh chứng rõ nét nhất vùng trời này, thềm lục địa này là của Việt Nam.
Trong câu chuyện Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố chia sẻ, tôi cảm nhận anh rất ấn tượng đối với thời khắc dự lễ chào cờ trên đảo. Khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên tung bay trước gió, nổi bật trên nền trời xanh bao la, giai điệu quốc ca trầm hùng vang lên, tình yêu Tổ quốc dường như nhân lên gấp bội. Với Lê Đình Hùng, anh đã từng dự rất nhiều lễ chào cờ, nhưng khi nói về lễ chào cờ ở Trường Sa, anh chia sẻ: Dự nghi lễ chào cờ ở Trường Sa mới thấy Tổ quốc ta thật vĩ đại, nhân dân ta thật anh hùng. Trong mỗi người đều tự thôi thúc muốn nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm với xã hội, Tổ quốc và nhân dân.
Trong chuyến công tác ấy, anh Hùng còn nhớ và vô cùng ấn tượng khi vào viếng các ngôi mộ vô danh, các mộ liệt sĩ. Nhiều người còn rất trẻ đã hi sinh cho Tổ quốc. Và đặc biệt hơn là đêm dâng hương tưởng niệm gữa mênh mông biển trời. Một không khí thành kính thiêng liêng và vô cùng xúc động bao trùm khi đoàn lắng nghe diễn văn tưởng niệm.
Mọi người trong đoàn công tác ai nấy đều lặng đi rất lâu trong tiếng nhạc buồn mênh mông. Nhiều người xúc động không cầm được nước mắt. Những vòng hoa ngút ngàn hương khói, những bông hoa tươi… được thả xuống biển cùng với những lời khấn cầu hương hồn các liệt sĩ siêu thoát. Ai nấy dường như đều thấy mắt cay. Tiếc thương các anh vô cùng. Đau đớn vô cùng. Nhưng cũng tự hào vì các anh. Các anh ở đây, hoà mình vào biển khơi muôn trùng sóng, tưởng cô đơn mà không cô đơn, bởi 90 triệu con dân đất Việt trong đất liền luôn hướng về các anh.
Mỗi phút giây trên đảo đều đáng quý
Anh Hùng cho biết, do hải trình phải trải qua nhiều đảo chìm, đảo nổi nên thời gian mỗi lần tàu vào thăm các đảo thường rất ngắn. Bởi vậy, mỗi khi ghé đảo ai nấy đều tận dụng tối đa những phút gặp gỡ trân quý với các chiến sĩ. Dưới tán bàng vuông rợp bóng xanh má, anh và những thành viên trong đoàn đã có những phút giây hàn huyên cùng các chiến sĩ trẻ. Những người chiến sĩ ấy đều rất tự tin và có kiến thức. Tháng ngày sống, huấn luyện, công tác và sẵn sàng chiến đấu vô cùng căng thẳng nhưng càng tôi luyện thêm ý chí quyết tâm, thêm chắc tay súng, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Khi biết ai đó trong đoàn cùng quê, các chiến sĩ đều dành những cái ôm thật chặt, như được ôm chính người thân của mình.
Những bức tranh ký họa đong đầy nỗi nhớ Trường Sa. |
Nếu ai đã từng một lần đặt chân đến quần đảo Trường Sa thì chắc chắn khó có thể quên những loài cây như Phong ba, muống biển... Với mỗi một chuyến đi xa, ai cũng muốn có món quà gì đó làm kỷ niệm, nhất là đối với Trường Sa. Anh Lê Đình Hùng cũng vậy, nhưng anh lại tìm cho bản thân những kỷ niệm không đơn thuần là hiện vật ấy. Anh nhờ những lời thơ để mang đến nơi sâu nhất trong tâm hồn những ký ức về Trường Sa.
Mỗi khi lên đảo thăm các chiến sĩ và nhân dân trên đảo về, anh Hùng lại ghi nhật ký bằng thơ, ký họa. Đọc cho tôi nghe bài “Trường Sa mãi trong em”, anh bảo đó là sự gửi gắm đầy trân quý của anh với biển đảo, với những người chiến sĩ.
“Khi chưa đến Trường Sa
Em luôn luôn tự hỏi
Trường Sa chắc xa lắm
Từng đợt sóng trào dâng
Ồn ào và dữ dội
Sóng cuộn tít chân trời
Biển rộng không bến bờ
Chắc cô đơn lắm nhỉ?
Nay được đến Trường Sa
Em thấy yêu biết mấy
Biển đảo của quê hương
Giữa trùng khơi sóng vỗ
Có anh người lính đảo
Đón phong ba bão táp
Chắc tay súng ngày đêm
Cho Việt Nam độc lập…”.
Ngoài trích đoạn trên, tôi đã nghe anh đọc hết bài thơ và dường như “thấm” hơn nghĩa của từng từ để đủ hình dung thấy một Trường Sa luôn bất khuất, kiên cường. Anh cười và nói với tôi: “Trường Sa mãi mãi trong tim tôi”. Nhớ về Trường Sa nhiều nên đến nay, trong điện thoại anh vẫn lưu giữ nhiều bức ảnh nơi đây, đôi khi bộ nhớ đầy, anh xoá thứ khác chứ không xóa đi một bức nào, từ cảnh bình minh đến người lính trồng rau xanh, thả bè cá…
“Anh muốn ra Trường Sa nữa không?” Trả lời câu hỏi của tôi, chẳng chút đắn đo anh quả quyết: Đi chứ! Phải. Có đi Trường Sa mới biết, một tấc đất ở đảo quý giá và thiêng liêng. Mỗi hòn đá, cây xanh, công trình ở đảo đều thấm đượm giọt mồ hôi lẫn máu của bao thế hệ người Việt Nam. Đảo xanh ngàn đời nay vẫn thế, qua mưa nắng Trường Sa vẫn kiêu hãnh và vững vàng giữa trùng dương sóng vỗ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54