-->

Trường chuẩn quốc gia: Công nhận lại... còn khó hơn làm mới

Chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2017 nhưng việc thực hiện mục tiêu công nhận mới và công nhận lại các trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội không hề đơn giản. Bởi, đến thời điểm này mới chỉ mới có 17/80 trường đạt chuẩn quốc gia công nhận mới và 24/205 trường mới có quyết định công nhận lại so với kế hoạch thành phố giao.
cong nhan lai con kho hon lam moi Đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và trường mầm non chất lượng cao
cong nhan lai con kho hon lam moi Năm 2017, Hà Nội phấn đấu xây 80 trường đạt chuẩn quốc gia

Theo Sở GD - ĐT Hà Nội, năm 2017, chỉ tiêu thành phố giao là xây dựng 80 trường đạt chuẩn quốc gia nhưng đến thời điểm này mới chỉ có 17 trường được kiểm tra, thẩm định và công nhận (đạt 21% kế hoạch). Trong đó, có 29 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 22 trường THCS và 7 trường THPT. Còn trong số 205 trường học các cấp trên địa bàn thành phố cần công nhận lại điều kiện đạt chuẩn quốc gia trong năm 2017 thì đến thời điểm bây giờ (tháng 10/2017), thành phố mới quyết định công nhận lại 24 trường.

cong nhan lai con kho hon lam moi
Trường mầm non hữu nghị Việt Triều (Đống Đa) đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2. Ảnh minh họa: KT

Danh sách 181 trường còn lại đang xếp hàng với dự kiến khả năng tối đa là 115 trường hoàn thành thủ tục công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn tiếp theo. Hiện, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố (gồm cả trường công lập và ngoài công lập) là 49%, trong đó, cấp tiểu học có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao nhất 64%, cấp THCS 62%, cấp mầm non 34%, cấp THPT 31%.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở GD - ĐT Hà Nội, hiện chỉ có hai quận là Long Biên và Hoàn Kiếm đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2017. Còn lại 22 quận huyện khác chưa thực hiện được chỉ tiêu, gồm: Ba Đình, Cầu Giấy, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoài Đức, Hoàng Mai, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Tây Hồ, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thường Tín, Ứng Hòa.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc bảo đảm tiến độ công nhận trường chuẩn quốc gia, đại diện lãnh đạo UBND huyện Ba Vì cho biết, năm 2017, thành phố giao chỉ tiêu 3 trường nhưng huyện phấn đấu 9 trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện đã có 2 trường đạt chuẩn, 6 trường đã hoàn thiện hồ sơ trình thành phố phê duyệt, 1 trường còn lại đang hoàn thiện hồ sơ. Với việc công nhận lại, năm 2017, huyện chỉ có 2 trường nhưng lại gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí vì những trường chuẩn quốc gia của Hà Tây cũ cơ sở vật chất xuống cấp quá nhiều.

Nếu không có sự hỗ trợ về kinh phí thì việc công nhận lại sẽ rất khó khăn. Ba Vì đang lúng túng giữa việc ưu tiên đầu tư trường đạt chuẩn mới hay dành kinh phí để các trường đạt chuẩn cũ được công nhận lại. Cùng chung quan điểm, lãnh đạo UBND huyện Thanh Oai cho biết thêm, việc đầu tư để các trường đạt chuẩn quốc gia cũ được công nhận lại là không khả thi nếu chỉ bổ sung kinh phí sửa chữa, nâng cấp vì nhiều trường đạt chuẩn cũ hiện cơ sở vật chất còn không bằng trường học bình thường do trước đây còn nợ tiêu chí.

Những trường này xuống cấp nhiều, muốn đạt chuẩn phải đầu tư xây mới thì mới có thể công nhận đạt chuẩn. Lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức cho biết, việc tìm nguồn phân bổ kinh phí cho 13 trường chuẩn quốc gia cần công nhận lại đang là bài toán khó cho lãnh đạo của huyện này. Riêng trong năm 2017, huyện phải đầu tư, sửa sang cho 7 trường để được công nhận đạt chuẩn lại nhưng kinh phí rất lớn. Đơn cử, trường Phù Lưu Tế thiếu tới 10 tỷ đồng để hoàn thiện thiết bị dạy học…

Trước phản ánh của các quận, huyện về khó khăn trong công nhận lại với những trường đạt chuẩn quốc gia cũ, tại hội nghị giao ban với đại diện lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2017 và xây dựng kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia năm 2018 mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đánh giá, tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của Hà Nội còn chậm ( toàn thành phố mới chỉ xây dựng được 17 trong tổng số 80 trường đạt chuẩn theo kế hoạch của năm).

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang đối mặt với tình trạng số trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn trước nay đã lạc hậu, xuống cấp, cần được đầu tư, công nhận lại ngày càng nhiều.Với kế hoạch công nhận đạt chuẩn lại 205 trường trong năm 2017, chỉ tiêu này khó hơn cả chỉ tiêu công nhận những trường mới đạt chuẩn.Tuy nhiên, thành phố vẫn yêu cầu Sở GD-ĐT thẩm tra đúng điều kiện đạt chuẩn thì mới công nhận lại.

Dù như vậy sẽ không hoàn thành kế hoạch nhưng không thể vì chỉ tiêu mà làm không thực chất. Điều này cũng xuất phát từ việc đã cho nợ nhiều tiêu chí quá, nhiều huyện lại ít quan tâm trường công nhận lại, chỉ chạy theo chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn mới. “Với các trường công nhận lại, nếu đủ điều kiện thì công nhận. Đến thời điểm công nhận lại mà không đủ điều kiện thì phải đưa ra khỏi danh sách trường chuẩn quốc gia và công bố công khai để các quận, huyện quan tâm, đầu tư đúng mức đối với chỉ tiêu này”- Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý chỉ đạo.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2017 trong 3 tháng cuối năm, Sở GD- ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm đôn đốc tiến độ và kiểm tra, tư vấn cho các trường học trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; Tiếp tục rà soát tiến độ, ưu tiên bố trí đủ nguồn kinh phí cho việc xây dựng trường chuẩn quốc gia; Xem xét hỗ trợ kinh phí cho các huyện còn nhiều trường chưa đạt chuẩn quốc gia; Bổ sung quỹ đất và cho phép các trường thuộc khu vực các quận nội thành được nâng tầng.

Đồng thời, căn cứ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các quận, huyện, thị xã, Sở GD- ĐT rà soát, xây dựng kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2018. Theo dự kiến, năm 2018, toàn thành phố sẽ có thêm 80 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 34 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 24 trường THCS và 6 trường THPT./.

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.

Tin khác

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

(LĐTĐ) Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn cho mình tour du lịch miền Tây Nam Bộ. Chuyến du lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ mang đến trải nghiệm độc đáo, du khách được tham quan miệt vườn, khám phá những cù lao nổi tiếng trên hai dòng sông Tiền và sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản miền Tây, trở về miền ký ức xưa nơi làng quê Nam Bộ…
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

Hà Nội đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô đã đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm

(LĐTĐ) Các cơ sở y tế đã tổ chức thường trực đầy đủ 4 cấp, thực hiện khám, cấp cứu 548.151 lượt người trong 8 ngày nghỉ Tết.
Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

Xóm Mừng - "Tam Đảo mới" ở Hòa Bình không thể bỏ qua

(LĐTĐ) Thu hút bởi những thửa ruộng bậc thang, những ruộng hoa cải vàng rực và sắc hồng của những cánh hoa anh đào rực rỡ… không khó hiểu vì sao những ngày đầu Xuân, xóm Mừng (xã Hợp Phong, Cao Phong, Hòa Bình) lại trở thành điểm check-in thu hút đông đảo giới trẻ và khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

Những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phần lớn những lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân năm mới, đặc biệt là dịp tháng Giêng. Mỗi lễ hội có những bản sắc, nét đẹp truyền thống riêng mang dấu ấn của từng vùng miền.
Xem thêm
Phiên bản di động