Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và những hồi ức về Tết Độc lập
Tự hào về ngày Tết độc lập |
Hồi ức về Tết Độc lập
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nghệ Tĩnh giàu truyền thống cách mạng, chàng thanh niên Nguyễn Quốc Thước đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng sôi nổi trong tổ chức Việt Minh, là cán bộ tiền khởi nghĩa năm 1945 khi chưa đầy 20 tuổi. Gần nửa cuộc đời gắn bó với những cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước, Tướng Thước như một nhân chứng lịch sử của chiến tranh. Hồi tưởng lại những ngày tháng lịch sử, Tướng Thước chia sẻ: Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thực dân, người dân Việt Nam từ người nô lệ trở thành tự do, đất nước hoàn toàn độc lập.
Đến giờ, Việt Nam đã là một nước có vị thế lớn trên thế giới, được thế giới ngưỡng mộ. Là một người từng tham gia trước Cách mạng tháng Tám, tôi vinh dự được đón ngày Quốc khánh 2/9 đầu tiên của đất nước. Quốc khánh 2/9 là sự đổi đời của cả một dân tộc trong đó có sự đổi đời của từng người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh niên như chúng tôi.
Đến giờ, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn còn nhớ như in cảm xúc của thời khắc ấy, buổi chiều 2/9/1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: Từ sáng sớm ngày 2/9, người dân trong xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, từ trai, gái, già trẻ đều hào hứng chuẩn bị băng rôn, biểu ngữ để chờ đón giây phút Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Thời đó chẳng có thông tin gì ngoài việc chúng tôi biết được, Bác Hồ sẽ đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước |
Để chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng đó, chúng tôi cùng nhau tự làm những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng nong, nia tự tạo với những dòng chữ: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”… Người già thì lấy những chiếc áo vải điều, cắt ra làm cờ Tổ quốc. Tất cả rạo rực như chuẩn bị được đứng trước quảng trường Ba Đình lịch sử. Thời khắc thiêng liêng đó, khi được nghe bản Tuyên ngôn độc lập ở quê nhà, tôi cảm giác như đang được đứng giữa quảng trường Ba Đình lộng gió với những đơn vị quân giải phóng đội mũ ca nô, quân phục nghiêm trang, hàng hàng thẳng tắp trước lễ đài”. Sau này, những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su, thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, từng câu, từng chữ thể hiện tình cảm sâu sắc và ý chí kiên quyết của Bác vẫn như khắc ghi trong tâm tưởng vị tướng già.
Càng nói chuyện, Tướng Thước càng say mê, những hồi ức về Tết Độc lập cứ như ùa về: “Sau thời khắc khó quên đó, niềm tự hào về sự tự do, độc lập của nước nhà dường như đã hun đúc cho tầng lớp thanh niên chúng tôi lòng nhiệt huyết để sau này hết mình chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Từ năm 1946, cả đất nước được đó hai cái tết, một cái tết Cổ truyền dân tộc và một cái tết Độc lập nhưng lúc bấy giờ Tết Độc lập chiếm ngự vị trí thống trị ngày vui nhất của dân tộc. Tết Cổ truyền thì cả gia đình quây quần với nhau còn Tết Độc lập thì là ngày vui của cả cộng đồng, cả dân tộc”. Tết Độc lập trong những năm chiến tranh cũng là những khoảnh khắc ấn tượng của Tướng Thước. Ông kể lại: Những năm chống Mỹ sau đó, quân đội không bao giờ được đón một Tết Độc lập đúng nghĩa của nó bởi lúc đó đất nước còn chia ly. Thời điểm trước và sau 2/9, đơn vị nào cũng chiến đấu hết mình, giành chiến thắng để kỷ niệm niềm vui ngày Quốc khánh. Thậm chí, sau ngày giải phóng miền Nam, Tết Độc lập đầu tiên sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chúng tôi còn gian khổ hơn nhiều bởi lúc bấy giờ quân ngụy vẫn còn đang tìm cách chống phá, chúng tôi phải căng mình ra để bảo vệ người dân được ăn tết vui hơn. Có thể nói, những cái Tết Độc lập trong chiến tranh là lúc tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để tạo nên chiến thắng, thúc đẩy cuộc kháng chiến ngày càng đến gần thắng lợi.
Kỷ niệm khó quên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngày ấy, chúng tôi chuẩn bị xuất quân tiến vào Tây Nguyên. Lúc bấy giờ tôi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24, Mặt trận Tây Nguyên, đơn vị đã đánh bại ba cuộc hành quân của quân ngụy khi thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Tây Nguyên. Ngày 3/9, chúng tôi được tin Bác mất. Cuộc xuất quân của chúng tôi lúc bấy giờ trở thành cuộc đại tang của cả Trung đoàn. Có thể nói rằng, chúng tôi xuất quân với những giọt nước mắt của nghị lực. Sau đó, biến đau thương thành sức mạnh, Trung đoàn 24 đã lập lại thành tích chiến thắng vang dội giữa khu vực Pleiku và Kon Tum”. |
Là nhân chứng lịch sử trong nhiều cuộc chiến tranh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn luôn nhớ như in về kỷ niệm lần đầu tiên được ra Hà Nội gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau 10 năm chiến đấu trong chiến trường miền Nam. Khi đó, với vai trò là Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên được đại diện cho Bộ Tư lệnh ra thủ đô nhận nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh và Quân ủy TƯ để quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Nguyên. Tướng Thước bồi hồi nhớ lại: “Đó là thời điểm đầu tháng 11/1974, khi mà tình hình trên chiến trường miền Nam đang có những diễn biến có lợi cho ta. Tôi có cơ hội được ra Hà Nội lần đầu tiên sau 10 năm chiến đấu ở chiến trường Miền Nam, để gặp trực tiếp Đại tướng, Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ. Lúc ấy, Đại tướng vẫn còn mệt sau chuyến đi chữa bệnh ở nước ngoài về nên tôi đã tới nhà riêng của Đại tướng tại số 30 Hoàng Diệu để làm việc. Tình hình rất khẩn trương nhưng Đại tướng vẫn giữ một phong thái rất bình tĩnh, nhẹ nhàng hỏi chuyện về bản thân tôi. Khi biết tôi vào miền Nam 10 năm mà đây là lần ra Bắc đầu tiên, Đại tướng nói: “10 năm là quá lâu rồi. Chỉ một thời gian ngắn nữa thì cậu sẽ được ra nghỉ dài hơn thôi”. “Sau câu nói động viên ấy, trong tâm tưởng của tôi đã lóe lên một dự cảm nào rằng chiến thắng đã ở rất gần, ngày toàn thắng của dân tộc không còn xa”, Trung tướng Thước nhớ lại.
Qua cuộc gặp Đại tường Võ Nguyên Giáp, Tướng Thước nhận ra được cái tài của nhà cầm quân vỹ đại. Tướng Thước chia sẻ: Chỉ qua lần đầu tiên gặp Đại tướng, tôi đã thấy Đại tướng thể hiện khả năng tiên đoán và tư duy phân tích khoa học quân sự rất chính xác. Đặc biệt là việc Đại tướng tin tưởng và xác định được ngày toàn thắng cho dân tộc chỉ rất gần. Còn việc kịp thời động viên thăm hỏi tâm tư, tình cảm và tinh thần của cán bộ chiến sỹ cấp dưới như với người thân trong gia đình thể hiện chất nhân văn của một nhân cách lớn như Đại tướng. Mặc dù sức khỏe không được tốt nhưng Đại tướng vẫn theo dõi rất sát tình hình của chiến trường miền Nam và cùng với Bộ Chính trị có những quyết sách quan trọng, phù hợp với chuyển biến mau lẹ trên chiến trường. Và rồi, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…
Chia tay chúng tôi, vị tướng già nói như nhắn nhủ, trong những năm tháng hòa bình, chúng ta phải ngày càng phát triển sức mạnh kinh tế để chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh… đảm bảo nền độc lập nước nhà để được tiếp tục đón những ngày Tết Độc lập thực sự yên bình.
Hoàng Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24