Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam trong quý I/2022
Trong đó, xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản quý I/2022, ước đạt 7,27 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 8,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điểm nổi bật trong xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản là xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước tính đạt 900 triệu USD, tăng 41% so với tháng 2/2022 và tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2022 ước đạt tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước |
Cũng trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch đạt 76,18 tỷ USD, tăng 11,6% so với quý I/2021 và chiếm 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, tăng cao nhất trong các nhóm hàng, tăng 67,7% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó xăng dầu, than đá và quặng, khoáng sản khác tăng cao cả về lượng và giá trị do giá các mặt hàng này tăng cao.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD, chiếm 28,87% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,2%; thị trường EU đạt 11,21 tỷ USD, tăng 16,3%; thị trường ASEAN đạt 8,1 tỷ USD, tăng 19,9%; Hàn Quốc đạt 6,26 tỷ USD, tăng 21%; Nhật Bản đạt 5,4 tỷ USD, tăng 10,6%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng quý I/2022 ước tính đạt 87,77 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 29,43 tỷ USD, tăng 13,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 58,3 tỷ USD, tăng 17,1%. Đối với các mặt hàng nhập khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn là những mặt hàng đạt cao nhất với 21,72 tỷ USD, tăng 31% so với quý I/2021.
Tương tự, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng khác cũng ghi nhận mức tăng cao như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng 15,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 18,9%; cao su các loại tăng 33%; bông các loại tăng 40%; than đá tăng 97%; dầu thô tăng 70%; xăng dầu các loại tăng 129%; sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 42,8%; hóa chất tăng 31,8%; phân bón tăng 55,8%...
Đặc biệt, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 23,8 tỷ USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 13 tỷ USD, tăng 9,9%; thị trường ASEAN đạt 9,7 tỷ USD, tăng 30,9%; Nhật Bản đạt 5,1 tỷ USD, tăng 4,8%; thị trường EU đạt 4,1 tỷ USD, tăng 19,7%; Hoa Kỳ đạt 4 tỷ USD, tăng 13%...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu
Tin khác

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu
Thị trường 21/07/2025 21:03

Giá xăng dầu hôm nay (21/7): Giá dầu thế giới quay đầu tăng nhẹ
Thị trường 21/07/2025 08:18

Tỷ giá USD hôm nay (21/7): Giá USD “chợ đen” giảm nhẹ
Thị trường 21/07/2025 07:49

Giá vàng hôm nay (21/7): Vẫn duy trì ở mức cao
Thị trường 21/07/2025 07:48

Giá vàng tuần tới tăng hay giảm?
Thị trường 20/07/2025 20:57

Giá xăng sẽ tiếp tục giảm trong tuần tới?
Thị trường 20/07/2025 16:34

Thị trường du lịch dịp 2/9: Nhiều tour “cháy” sớm, giá cả ổn định
Thị trường 20/07/2025 15:23

Hôm nay (20/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm nhẹ
Thị trường 20/07/2025 07:46

Giá vàng hôm nay (20/7): Vàng trong nước ổn định
Thị trường 20/07/2025 06:28

Tỷ giá USD hôm nay (20/7): Giá bán USD cao nhất ở mức 26.419 đồng/USD
Thị trường 20/07/2025 06:26