-->

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Công nghệ số góp phần quảng bá di tích, di sản Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" với ba nội dung chính: Những dấu mốc lịch sử, Bản gan vững chí và Ký ức không phai. Phần thứ nhất "Những dấu mốc lịch sử" tái hiện chặng đường 80 năm hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài, đầu năm 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam và chỉ đạo thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng), dưới lá cờ đỏ sao vàng, 10 lời thề danh dự quyết tâm chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì sự nghiệp cách mạng đã vang lên. Chỉ ba ngày sau khi thành lập, Đội đã chiến thắng hai đồn địch là Phai Khắt và Nà Ngần, mở đầu cho những chiến thắng vẻ vang sau này.

Trưng bày chuyên đề
Các đại biểu tham quan trưng bày.

Phần thứ hai "Bản gan vững chí" giới thiệu chân dung 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm trong các nhà tù. Đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) - sinh tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giam tại Nhà lao Thừa Phủ (Huế) khi tham gia phong trào học sinh yêu nước. Năm 1944, ông được chọn làm Đội trưởng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Trong giai đoạn 1947 - 1954, ông là Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy của nhiều chiến dịch lớn, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Với tài thao lược xuất chúng và sự sáng tạo trong cách đánh, ông đã góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ông được mệnh danh là "Anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam, vị Tổng Tư lệnh "văn võ song toàn".

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967) nổi tiếng với phát biểu "Mất đất chưa phải là mất nước; chúng ta chỉ sợ mất lòng tin của dân; có lòng tin của dân là có tất cả". Ông không chỉ là vị tướng của trận mạc, mà còn là người phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước trong nông nghiệp và quân đội. Hay Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 1953 - 1978 và là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam.

Bên cạnh đó là Thượng tướng Đình Đức Thiện (1914 - 1987), nhiều lần bị giam tại các nhà tù Nam Định và Hỏa Lò từ 1930 - 1941. Ông có công xây dựng ngành vận tải quân sự, đặc biệt là tuyến đường ống xăng dầu Bắc - Nam. Thượng tướng Song Hào (1917 - 2004), ông có nhiều đóng góp cho công tác Đảng, công tác chính trị của Quân đội và sau này là Bộ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội. Trung tướng Vương Thừa Vũ (1910 - 1980) là Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, có nhiều kỷ niệm gắn bó với Thủ đô. Trung tướng Vũ Xuân Chiêm (1923 - 2012) là cán bộ chủ chốt của ngành Hậu cần, ông đã đảm bảo kịp thời về nhân lực, vũ khí, hậu cần cho chiến trường. Thiếu tướng Trần Tử Bình (1907 - 1967), đã tổ chức cuộc vượt ngục thành công tại Hỏa Lò vào tháng 3/1945. Cuối cùng, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương (sinh năm 1920) có công lớn trong việc vun đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào và là người thực hiện thành công nhiệm vụ quốc tế cao cả theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình".

Những vị tướng kể trên là minh chứng cho tinh thần "Gan vàng dạ sắt" của các chiến sĩ cách mạng, những người đã vượt qua gian khổ của nhà tù đế quốc để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Phần thứ ba "Ký ức không phai" cho thấy một khía cạnh khác của các vị tướng. Dù là những người chỉ huy cao cấp nhưng các vị luôn gần gũi, sẻ chia với đồng đội. Giữa chiến trường khốc liệt, các vị tướng vẫn dành thời gian viết thư, gửi quà về cho gia đình, thể hiện tình cảm sâu nặng với người thân.

Trưng bày "Gan vàng dạ sắt" không chỉ có ý nghĩa lịch sử mà còn là cầu nối giữa các thế hệ, thông qua những chia sẻ đầy xúc động từ con cháu các vị tướng và thế hệ trẻ hôm nay. Ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bày tỏ sự xúc động khi xem lại những hình ảnh, tư liệu, kỷ vật của cha và các vị tướng. Ông đánh giá cao sáng kiến tổ chức trưng bày tôn vinh các vị tướng nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân. Ông cũng gửi gắm thông điệp đến thế hệ trẻ rằng nên đến Hỏa Lò để hiểu thêm về lịch sử, từ đó sống có trách nhiệm và xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ cha ông.

Trong khi đó, con trai Thiếu tướng Trần Tử Bình, ông Trần Việt Trung, đặc biệt ấn tượng với dấu ấn tinh thần mà Nhà tù Hỏa Lò để lại - điều mà ông nhận thấy rất ít nhà tù trên thế giới làm được. Ông bày tỏ niềm tự hào khi chứng kiến Ban Quản lý Di tích thu hút được đông đảo thanh niên đến tham quan, thể hiện sự quan tâm của thế hệ trẻ với lịch sử dân tộc. Ông cũng xúc động khi thấy thế hệ sau đang tôn vinh những nhà cách mạng, nhà quân sự như cha mình - người có cuộc đời gắn liền với bước đi của cách mạng Việt Nam.

Đại diện cho thế hệ trẻ, chiến sĩ Phạm Tiến Đạt từ Đội nghi lễ, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Hà Nội chia sẻ sự xúc động và lòng biết ơn sâu sắc trước những đóng góp, hy sinh to lớn của các vị tướng lĩnh. Anh khẳng định sẽ cùng đồng đội nỗ lực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng vững mạnh, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của thế hệ đi trước.

Những chia sẻ chân thành cho thấy triển lãm đã thực sự chạm đến trái tim của người xem, góp phần kết nối các thế hệ và truyền cảm hứng cho giới trẻ hôm nay tiếp bước cha ông trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 28/2/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động