TRỰC TUYẾN TỪ TÒA NHÀ QUỐC HỘI: Diễn đàn người lao động năm 2023
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - chủ trì diễn đàn. Đồng chủ trì có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội; Nguyễn Khắc Định - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Tham dự Diễn đàn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo các ban đảng Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đặc biệt, tham gia Diễn đàn có 500 đại biểu là cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động của các tỉnh, thành phố, ngành, tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, đại diện cho 11 triệu đoàn viên, hơn 50 triệu người lao động cả nước.
Diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức bởi sự tham mưu, đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mục đích để đại diện cán bộ, công nhân, viên chức, đoàn viên công đoàn, người lao động được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, nêu các ý kiến, kiến nghị với Quốc hội về các vấn đề mà người lao động quan tâm. Đây sẽ là căn cứ để Quốc hội sẽ xem xét, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn trong thời gian tới.
13h30: Trước giờ diễn ra Diễn đàn
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chào đón các đại biểu tham dự Diễn đàn. |
Đại biểu là cán bộ Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động tham dự Diễn đàn. |
Đại biểu đã sẵn sàng tham dự Diễn đàn người lao động năm 2023. |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu mở đầu Diễn đàn. |
Phát biểu mở đầu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Để chuẩn bị cho Diễn đàn ngày hôm nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã triển khai một cách khoa học, bài bản việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và lấy ý kiến đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước.
14h05: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Diễn đàn
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn. |
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh đây là dịp để đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội về chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động công đoàn; đề xuất ý tưởng, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023 và nhiệm kỳ 2021 - 2026, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện khát vọng dân tộc phồn vinh, hạnh phúc.
Diễn đàn cũng là kênh thông tin quan trọng để Quốc hội, các đại biểu Quốc hội làm tốt hơn nhiệm vụ lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.
Với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, các cấp Công đoàn đã lấy ý kiến của công nhân lao động cả nước. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ghi nhận có 1.589 kiến nghị của đoàn viên, người lao động được tổng hợp từ báo cáo của 79 LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc và hơn 3.000 ý kiến từ các cơ quan báo chí, các nền tảng mạng xã hội của các cấp Công đoàn.
“Nhiều vấn đề rất được đoàn viên, người lao động quan tâm như nhà ở; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, việc rút bảo hiểm xã hội một lần; các giải pháp đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng lương tối thiểu, lương cho đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đặc biệt, nhiều ý kiến phản ánh những vấn đề xã hội nhức nhối của công nhân như tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội; những khó khăn trong khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của công nhân, trong sinh hoạt văn hóa, thể thao; khó khăn trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em là con công nhân… Đây cũng là mối quan tâm, trăn trở của Đảng, Nhà nước, của tổ chức Công đoàn”, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết.
Quang cảnh Diễn đàn. |
Cũng theo Chủ tịch Nguyễn Đình Khang, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổng hợp các ý kiến thành 45 vấn đề lớn để gửi tới Quốc hội, Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền. Tại Diễn đàn hôm nay, đại diện đoàn viên, người lao động cả nước là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động và cán bộ Công đoàn sẽ phát biểu, nêu các đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với những vấn đề được đông đảo đoàn viên, người lao động quan tâm. Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định: Đây là lần đầu tiên, Tổng LĐLĐ Việt Nam tham mưu, đề xuất tổ chức Diễn đàn dưới sự chủ trì của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội với kỳ vọng giúp đoàn viên, người lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng trực tiếp tới Quốc hội.
“Đoàn viên, người lao động cả nước tin tưởng và kỳ vọng tại Diễn đàn này, các ý kiến phản ánh sẽ được lãnh đạo Quốc hội, đại biểu Quốc hội và các Bộ, ngành tổng hợp đầy đủ, khách quan, được phân tích, nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn”- Chủ tịch Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.
14h15: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại Diễn đàn. |
Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: Hôm nay, tôi và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang, đồng chí Tổng Thư ký Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường rất vui mừng tham dự và chủ trì Diễn đàn người lao động 2023 do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Văn phòng Quốc hội Việt Nam phối hợp tổ chức với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn”.
Đây là lần đầu tiên, diễn đàn được tổ chức theo sáng kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội chủ trì, có ý nghĩa đặc biệt. Đây là một sáng kiến, sự kiện được tổ chức vào đúng ngày cách đây 94 năm tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập. Điều đặc biệt thứ hai, Diễn đàn được tổ chức tại phòng họp Diên Hồng, nơi thường xuyên tổ chức các kỳ họp Quốc hội thường kỳ, nơi đưa ra các quyết sách về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng. 500 đại biểu dự Diễn đàn hôm nay tương đương với 500 đại biểu Quốc hội thường họp tại căn phòng này.
"Tôi đánh giá cao sáng kiến của đồng chí Chủ tịch và Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Quang cảnh Diễn đàn. |
Theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất thực hiện mọi quyết sách của Quốc hội, lấy người dân và doanh nghiệp làm vị trí trung tâm. Công nhân và người lao động là công dân và là chủ thể quan trọng trong quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ, là chủ thể điều chỉnh cao nhất của các luật. Các cơ quan nhà nước có dịp gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến của đoàn viên, Công đoàn các cấp để hoàn thiện hệ thống pháp luật là việc vô cùng ý nghĩa.
“Trên cơ sở ý kiến của đại diện Công đoàn, người lao động khắp cả nước gửi về, với khoảng 45 nhóm vấn đề lớn, tôi đề nghị những người đại diện cho người lao động tập trung vào 2 nhóm vấn đề lớn: Tập trung tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kiến nghị và đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến lao động, việc làm, sinh kế của người lao động. Nhóm vấn đề thứ 2, chúng tôi cũng mong muốn được lắng nghe, hoàn thiện chính sách, pháp luật… để trong thời gian tới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là liên quan trực tiếp đến người lao động, tổ chức Công đoàn” Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
14h25: Trình chiếu phóng sự ngắn về tình hình việc làm, đời sống người lao động
Đại biểu xem phóng sự tại Diễn đàn. |
14h30: Công nhân lao động nêu ý kiến tại Diễn đàn
Chị Đào Thị Loan - công nhân Công ty TNHH Công nghiệp Hài Mỹ (tỉnh Bình Dương) nêu ý kiến
Biết tin tôi ra Hà Nội dự Diễn đàn người lao động với Quốc hội, nhiều bạn bè, đồng nghiệp nhắn gửi là phải nói được các vấn đề mà rất nhiều công nhân đang quan tâm, trong đó có vấn đề nhà ở. Hiện, công nhân từ miền Bắc, miền Trung và cả miền Tây lên Bình Dương và các tỉnh, thành phố làm việc, hầu hết phải thuê nhà trọ; nhà thuê thường diện tích chật hẹp, ẩm thấp, tạm bợ, khó khăn trong sinh hoạt.
Chị Đào Thị Loan nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Gần đây tôi có đọc báo rất mừng khi được biết Chính phủ có đề án xây 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân và người người có thu nhập thấp. Nhất là gần đây trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội thảo luận, đã cho phép Tổng Liên đoàn được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân. Đây là một tin vui đối với công nhân chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng lo lắng khi báo chí nói các doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở xã hội.
Vì thế, kính mong Quốc hội sớm sửa luật để các doanh nghiệp và Tổng LĐLĐ Việt Nam có điều kiện thuận lợi, triển khai các dự án nhà ở cho công nhân, đồng thời Chính phủ và chính quyền các địa phương dành kinh phí xứng đáng cho nhiệm vụ xây dựng nhà ở cho công nhân và người có thu nhập thấp.
Anh Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC SHOWA Việt Nam (thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội) nêu ý kiến
Qua nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động, chúng tôi thấy anh chị em công nhân vui mừng, trông đợi vào gói hỗ trợ lãi suất tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, áp dụng cho cả chủ đầu tư dự án và người mua, thuê nhà ở xã hội do Chính phủ vừa ban hành trong Đề án 1 triệu căn hộ.
Anh Nguyễn Minh Sơn nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Tuy nhiên, mức lãi suất 8,2%/năm vẫn là rất cao, quá sức chịu đựng của người có thu nhập thấp đô thị; thời gian ưu đãi của gói tín dụng đối với người mua nhà chỉ trong 5 năm là quá ngắn, gây tâm lý bất an cho công nhân, người lao động khi vay. Thực tế gần như công nhân lao động chưa tiếp cận được nguồn vốn này.
Đề nghị Quốc hội giám sát và yêu cầu Chính phủ có giải pháp về vấn đề này để giúp người lao động tiếp cận được nguồn vốn. Đây là ý kiến tôi mong muốn Diễn đàn, Quốc hội lắng nghe.
Anh Nguyễn Việt Anh - đoàn viên Công đoàn Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel nêu ý kiến
Tôi xin có ý kiến thêm về vấn đề nhà ở: Cách đây mấy chục năm về trước, khi đất nước còn rất nghèo, nhưng gần như nơi nào có nhà máy, xí nghiệp đông công nhân thì nơi đó đều có khu tập thể, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa. Đến bây giờ đất nước đã khá giả hơn nhưng rất nhiều khu công nghiệp có vài ba trăm nghìn công nhân nhưng vắng bóng các khu chung cư cho công nhân. Công nhân đành phải thuê nhà dân, do tiền ít nên thuê nhà xập xệ, nhỏ hẹp, thiếu ánh sáng, mất an ninh, an toàn.
Anh Nguyễn Việt Anh nêu ý kiến. |
Chúng tôi chứng kiến nhiều gia đình công nhân 4-5 người ở vẻn vẹn trong hơn 10m2, các con nằm giường, bố mẹ trải chiếu nằm sàn, nhìn vào không ai gọi đó là nhà, mà thực chất chỉ là chỗ ngả lưng; nhiều gia đình không dám cho con ở cùng mà phải gửi về quê, có bạn sắp đến ngày sinh nhưng chủ nhà trọ đòi nhà, có bạn giáp Tết, công ty nợ lương không có tiền về quê ăn Tết, nên ở lại, nhưng không đủ tiền trả tiền nhà, bị chủ nhà trọ yêu cầu dọn đi chỗ khác, may có Công đoàn kịp thời hỗ trợ. Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, vì các dãy nhà trọ san sát nhau, lại chật hẹp, nhiều phòng trọ nhỏ mà có tới 5-6 người thuê, nên dịch lây lan nhanh hơn, số công nhân tử vong cũng nhiều hơn.
Chúng tôi rất mong Quốc hội, Chính phủ quan tâm đặc biệt vấn đề này để công nhân an cư, lạc nghiệp.
Tôi tin là khi công nhân được quan tâm, có nhà thuê đảm bảo giá ưu đãi, chất lượng, chắc chắn anh chị em không phụ lòng sự quan tâm đó, sẽ làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt hơn để đóng góp vào sự phát triển đất nước.
14h40: Đại diện các Bộ, ngành trả lời nhóm kiến nghị về vấn đề nhà ở
*)Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trả lời về gói vay mua nhà ở
Liên quan đến gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ nằm trong Nghị quyết 33 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chính phủ có chương trình đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trả lời về gói vay mua nhà ở. |
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã giao những nhiệm vụ cụ thể cho các địa phương phải dành quỹ đất cho việc xây dựng nhà ở xã hội đồng thời Chính phủ có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Trong đó, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cả nhà đầu tư và đối tượng được mua nhà (công nhân, người lao động có thu nhập thấp) vay với lãi suất ưu đãi từ 1,5 -2% về thời gian được vay với chủ đầu tư 3 năm, người mua nhà 5 năm. Việc hỗ trợ này chắc chắn giúp các nhà đâu tư có nguồn vốn để đầu tư.
Hiện nay Ngân hàng nhà nước đang tích cực triển khai, tuy nhiên cũng còn những vướng mắc về một số thủ tục. Ngoài gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng, thời gian qua, Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 43 về chương trình phục hồi phát triển kinh tế, người lao động có thể vay từ gói 15 nghìn tỷ đồng ở Ngân hàng chính sách xã hội các địa phương. Với hai gói hỗ trợ này chắc chắn công nhân, người lao động thu nhập thấp sẽ có cơ hội để mua và sở hữu nhà ở xã hội.
*) Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trả lời câu hỏi về chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội
Liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng khẳng định: Vấn đề chăm lo, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, công nhân luôn được quan tâm. Vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Nhà ở, một trong những nội dung được sửa đổi quan trọng của Luật là chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và lưu trú cho công nhân lao động ở khu công nghiệp.
Đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội, lưu trú tại khu công nghiệp bao gồm: Người có thu nhập thấp tại đô thị, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp… Bên cạnh đó, để thúc đẩy đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú, dự thảo Luật cũng đưa ra nhiều chính sách như dành ra quỹ đất để phát triển xã hội - đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương phải bố trí quỹ đất phù hợp với nhu cầu tại địa phương mình; có chính sách ưu đãi như miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất cho chủ đầu tư tiếp cận đất đai; chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và các chính sách hỗ trợ khác để phát triển dự án…
Ông Hoàng Thanh Tùng giải đáp ý kiến của công nhân. |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết thêm, trong dự án Luật cũng có đề cập đến có chính sách nhà lưu trú cho công nhân. Đây là chính sách mới, trước đây chưa triển khai và chủ trương về phát triển đô thị có quy định về chính sách riêng hỗ trợ xây dựng nhà ở công nhân coi đây là thiết chế quan trọng của khu công nghiệp.
Theo đó, chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng sẽ đầu tư nhà lưu trú công nhân, sau đó cho công nhân thuê với mức giá ưu đãi để giải quyết chỗ ở cho công nhân ngay trong khu công nghiệp. Các chủ đầu tư xây nhà lưu trú cho công nhân cũng được hưởng chính sách tương tự như xây dựng nhà ở xã hội.
Hiện, Ủy ban Pháp luật Quốc hội đang phối hợp với Bộ Xây dựng tiếp thu các ý kiến đại biểu quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các doanh nghiệp… để hoàn thiện cơ chế, chính sách, sau đó sẽ trình Quốc hội hội thông qua luật này ở kỳ họp thứ 6.
*) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết luận về nhóm vấn đề nhà ở
Để người lao động đảm bảo về chỗ ở, cần quan tâm đến 3 hình thức: Nhà để bán; nhà lưu trú cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp và nhà thuê - mua. Việc này vừa giải quyết được vấn đề chỗ ở của công nhân và người thân của họ. Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chính phủ đã trình chủ thể có thể đứng ra làm chủ đầu tư nhà ở xã hội, tuy nhiên liên quan đến nhiều chính sách, trong đó có Luật Nhà ở, Luật Đất đai, chính sách khác, ý kiến có nhiều khác nhau do đó sẽ tiếp tục được nghiên cứu, làm rõ kỹ lưỡng…
Các dự án Luật sẽ được Quốc hội quyết định một lần trong tháng 10 này, hy vọng sẽ được giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân lao động.
15h00: Công nhân tiếp tục nêu ý kiến
Anh Nguyễn Đức Đại - công nhân Công ty Than Mạo Khê (tỉnh Quảng Ninh) nêu ý kiến:
Anh Nguyễn Đức Đại nêu ý kiến. |
Ngành Than - Khoáng sản chúng tôi làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt, nguy có bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp rất cao. Chúng tôi được biết, Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện đang kết dư rất lớn, khoảng 65.000 tỷ đồng, tuy nhiên các nội dung chi Quỹ này được quy định tại Điều 56 Luật An toàn vệ sinh lao động còn hẹp, thực tế hàng năm chi tối đa không quá 1.000 tỷ đồng. Trong khi người lao động rất cần được chăm sóc sức khỏe như điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và suy giảm sức khỏe; chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ; chi đầu tư các thiết chế phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động; huấn luyện và nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.
Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật An toàn vệ sinh lao động để bổ sung các nội dung nêu trên vào luật.
Anh Đinh Xuân Đức - công nhân Công ty TNHH Khởi Hùng (tỉnh Khánh Hòa) nêu ý kiến:
Tôi cho rằng, bữa ăn giữa ca của người lao động Việt Nam rất quan trọng, không như nhiều nước có thể chỉ là ăn nhanh chiếc bánh mì kẹp thịt. Nếu người lao động được ăn bữa ca đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm thì sẽ có sức khỏe, làm việc tốt hơn.
Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về bữa ăn giữa ca của người lao động cũng như nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp phải lo bữa ăn giữa ca cho người lao động nên chất lượng bữa ăn giữa ca tại nhiều doanh nghiệp còn thấp, mặc dù Công đoàn cũng đã tham gia thương lượng, giám sát.
Anh Đinh Xuân Đức nêu ý kiến. |
Đề nghị Quốc hội quan tâm, trong quá trình sửa đổi, bổ sung luật, có quy định cụ thể về bữa ăn giữa ca và trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong vấn đề này.
15h10: Đại diện các Bộ, Ngành giải đáp nhóm ý kiến trên của công nhân lao động
*) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời câu hỏi liên quan đến Luật An toàn vệ sinh lao động
Liên quan tới Luật An toàn vệ sinh lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây là Quỹ vừa ngắn hạn nhưng có những nội dung dài hạn. Trong thực tiễn thời gian qua Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có kết dư tương đối tốt.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời tại Diễn đàn. |
Những nội dung cơ bản trong mục tiêu Quỹ đặt ra được giải quyết căn bản. Tuy nhiên, trong Luật đặt ra phạm vi chi cho quỹ này hẹp quá, mức chi thấp. Muốn sửa đổi phải sửa luật. Theo quy định, thời gian qua đã thực hiện thu 1%, nhưng Quỹ kết dư lớn nên sau khi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giảm tỷ lệ thu Quỹ xuống 0,5%.
Thời gian vừa qua diễn ra đại dịch Covid-19, đã sử dụng 1 phần kết dư cho những công việc này. Thời gian tới, Bộ sẽ tập trung khuyến khích các đơn vị phòng ngừa, những đơn vị nào phòng ngừa tốt, không để xảy ra tai nạn lao động thì được ưu tiên, khuyến khích. Đồng thời, tăng cường phòng ngừa, giúp người lao động trong quá trình tai nạn được phục hồi, điều dưỡng. Riêng vấn đề sửa Luật này, Bộ sẽ được đăng ký vào kế hoạch năm 2025.
*) Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trả lời kiến nghị của anh Đinh Xuân Đức
Chia sẻ với ý kiến của anh Đinh Xuân Đức đã kiến nghị về việc đưa bữa ăn giữa ca vào Bộ luật Lao động, bà Nguyễn Thúy Anh cho rằng đây là một nguyện vọng rất chính đáng.
Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trả lời kiến nghị của công nhân. |
Theo bà Thúy Anh, Bộ luật Lao động cũng đã có quy định về nội dung đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động sử dụng lao động và đại diện người lao động, Công đoàn. Do vậy, khi người lao động và Công đoàn có quan tâm đến việc bữa ăn giữa ca thì có thể trao đổi với nhau. Bên cạnh đó, cũng có quy định về thương lượng tập thể.
Tôi được biết, hiện nay, tại nhiều Công đoàn đã đưa nội dung về bữa ăn giữa ca vào Thỏa ước lao động tập thể, qua đó bữa ăn ca đã được cải thiện rất đáng kể nhờ thương lượng tập thể. Trong thời gian tới, hi vọng rằng tổ chức Công đoàn sẽ tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo Công đoàn cơ sở đưa nội dung này vào thương lượng tập thể. Các Công đoàn cũng nên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để cải thiện bữa ăn giữa ca cho người lao động.
Về việc quy định trong Luật, chúng tôi cũng xin nghiên cứu, tiếp thu và xem xét. Và để sửa đổi vấn đề này cũng phải có sự đánh giá, tổng kết từ thực tiễn. Chúng tôi hi vọng thực tiễn sinh động của Công đoàn trong việc thực hiện quy định bữa ăn giữa ca sẽ là một nguồn tin rất quan trọng trong việc đánh giá, tổng kết, xem xét.
15h15: Trình chiếu clip về việc làm, chính sách bảo hiểm xã hội với công nhân lao động
15h20: Công nhân lao động tiếp tục nêu ý kiến
Anh Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina (tỉnh Đồng Nai) nêu ý kiến
Anh Phúc cho biết: Công ty tôi hiện có 31.356 người lao động, 100% là đoàn viên công đoàn.
Anh Đinh Sỹ Phúc nêu câu hỏi tại Diễn đàn. |
Hôm nay, tôi rất xúc động và tự hào được có mặt tại Hội trường Diên Hồng của Quốc hội, nơi quyết sách những vấn đề quan trọng của đất nước để đóng vai một cử tri nói lên tâm tư, nguyện vọng của với lãnh đạo Quốc hội. Được ra Hà Nội nhiều lần, nhưng lần này với tôi có một cảm xúc rất đặc biệt và trách nhiệm cũng rất nặng nề, vì nhiều đoàn viên gửi gắm đối với tôi, nhưng thời gian có hạn, tôi xin có 1 ý kiến về vấn đề bảo hiểm xã hội, một vấn đề nóng và công nhân rất quan tâm.
Gần đây, khi một số Công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở lấy ý kiến công nhân lao động về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có nhiều ý kiến băn khoăn như sau: Qua những lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội gần đây, dường như quyền lợi của người lao động đang có xu hướng suy giảm (ví dụ như: Nâng số năm đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động để được hưởng mức tối đa 75% lên 35 năm đối với nam, 30 năm đối với nữ; mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định, người lao động bị giảm 2%, trước đây chỉ giảm 1%). Đây là những băn khoăn, lo lắng người lao động.
Trong lần sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội tới đây, đề nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành các quy định để không làm suy giảm quyền lợi của người lao động; tạo sự linh hoạt, hấp dẫn, thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống bảo hiểm xã hội.
Chị Lương Thị Tho - công nhân Xí nghiệp Quản lý và xử lý chất thải Đình Vũ (thành phố Hải Phòng) nêu ý kiến
Hiện công nhân lao động chúng tôi rất lo lắng, bức xúc trước tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Chị Nguyễn Thị Tho nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Để giảm thiểu tình trạng này, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử phạt người vi phạm, đề nghị Quốc hội khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội cần có các quy định định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội để hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội gia tăng. Pháp luật cần có cơ chế phòng ngừa và giải quyết quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp bị phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn; có cơ chế tín dụng ưu đãi hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn để người lao động không phải chọn rút bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với việc Công đoàn khởi kiện bảo hiểm xã hội, đến nay vẫn bế tắc, mặc dù Công đoàn hết sức cố gắng, nhưng do mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Đề nghị Quốc hội sửa đổi đồng bộ các quy định của pháp luật có liên quan như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn. Đề nghị bỏ quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: Công đoàn khởi kiện phải được người lao động ủy quyền, vì Công đoàn là tổ chức đại diện đương nhiên cho người lao động theo Điều 10 Hiến pháp và Điều l Luật Công đoàn. Nếu yêu cầu người lao động ủy quyền sẽ tăng thêm thủ tục hành chính, đối với những doanh nghiệp đông công nhân, vài chục nghìn người thì sẽ rất tốn kém thời gian, công sức và thiếu tính khả thi, thay vào đó, chỉ cần người lao động đề nghị với Công đoàn thay mặt họ khởi kiện là đủ.
Chị Đặng Hồng Thêm - công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Sơn La nêu ý kiến
Qua báo chí, chúng tôi được biết hiện nay, nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư Quỹ lớn, trong khi đó, chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động còn thấp so với mức lương tối thiểu, việc sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho các nội dung đào tạo, đào tạo lại cho người lao động còn hạn chế.
Chị Đặng Hồng Thêm nêu ý kiến. |
Đề nghị Quốc hội xem xét sửa luật theo hướng giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; tăng quyền lợi cho người lao động như hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề, học nghề; nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, bổ sung quy định hỗ trợ người lao động bị mất, giảm việc làm, do thiên tai, dịch bệnh từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp như chính sách Quốc hội đã từng ban hành trong đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua.
Chị Lê Thị Hà - Chủ tịch Công đoàn Công ty may Minh Anh, tỉnh Nghệ An nêu ý kiến
Là cán bộ Công đoàn, chúng tôi rất bức xúc trước tình trạng nợ bảo hiểm xã hội của nhiều doanh nghiệp khiến cho hàng trăm nghìn người lao động lao đao, có gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.
Chị Lê Thị Hà nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Qua chia sẻ của đồng nghiệp ở nhiều doanh nghiệp cả nước khi phải chứng kiến cảnh rất nhiều nữ công nhân sinh nở không được hưởng tiền thai sản, có bạn công nhân con đã 8 tuổi mẹ vẫn không được hưởng chế độ gì; nhiều người lao động thất nghiệp lâm vào cảnh ốm đau, chết mà không có được trợ cấp thất nghiệp; có người nghỉ hưu 7-8 năm mà vẫn chưa được cầm sổ hưu, có bác về vợ nghi ngờ “hay là gửi lương hưu cho người khác rồi”.
Đó cũng là lý do mà nhiều người mất niềm tin, muốn rút bảo hiểm xã hội một lần để còn lo cho cuộc sống trước mắt. Chả lẽ tất cả chúng ta lại bó tay bất lực trước tình trạng này. Nếu cứ để như thế, chúng ta đang nợ và có lỗi với người lao động, vì họ chỉ biết đóng đủ, chứ họ không biết gì đến lỗi của người khác, còn hậu quả thì chính họ phải gánh chịu.
Rất mong Quốc hội và các cơ quan sớm giải quyết vấn đề này.
Đại diện các Bộ, ngành trả lời các kiến nghị, đề xuất của công nhân lao động
*) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời về sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội
Trả lời về nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong tháng 8 tới, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ được trình Quốc hội xem xét với tinh thần chung là tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội tại phiên chất vấn mới đây là tập trung chỉnh sửa những bất cập và mở hướng phát triển bảo hiểm linh hoạt đa tầng, đồng thời tăng quyền lợi của người lao động.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời tại Diễn đàn. |
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi tập trung 5 nhóm giải pháp chính và 12 nội dung theo Nghị quyết 28 của Trung ương gồm có: Xây dựng hệ thống bảo hiểm đa tầng; hạn chế tối đa rút bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với giải pháp hạn chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần, Dự thảo trình với Thường vụ Quốc hội các phương án khác nhau theo hướng vừa đảm bảo an sinh xã hội đồng thời đảm bảo cho người lao động khi thật sự cần thì vẫn có thể rút nhưng phải hài hòa, đồng thời cũng có chính sách đảm bảo cho người lao động không cần rút bảo hiểm xã hội một lần mà vẫn có chính sách bù đắp hỗ trợ khi khó khăn.
Về chậm đóng, trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tập trung đẩy nhanh triển khai các giải pháp khắc phục việc chậm đóng, trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, trong đó có áp dụng tất cả các giải pháp mà các nước trên thế giới đang áp dụng để ngăn chặn việc trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với bảo hiểm thất nghiệp, đây chính là "bà đỡ" của thị trường lao động, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ được sửa đổi đồng thời với sửa Luật Việc làm trong năm 2025. Kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta hiện nay ở mức độ an toàn, kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta là 100 ngàn tỷ đồng, nhưng đã sử dụng 41 ngàn tỷ đồng hỗ trợ người lao động thất nghiệp trong đại dịch Covid-19, hiện nay, tình hình người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng tăng lên nhiều, nên kết dư Quỹ ở mức độ an toàn, chứ cũng không còn nhiều.
*) Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm rõ thêm về Quỹ kết dư bảo hiểm thất nghiệp
Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, qua quá trình giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động của Quốc hội, Chính phủ trong giai đoạn dịch Covid-19, hiện nay Quỹ kết dư không còn nhiều, tuy nhiên vẫn đảm bảo theo Nghị định 28 của Chính phủ là bằng 2 lần mức chi của năm trước liền kề chi cho thất nghiệp; nhưng cũng không quá dư dật để chi như giai đoạn Nghị quyết 03 của Quốc hội về chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bà Nguyễn Thúy Anh trả lời câu hỏi của công nhân. |
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, theo chương trình định hướng xây dựng Luật của toàn khóa dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung và trình Quốc hội, những kiến nghị của đại biểu sẽ được Ủy ban Xã hội nghiên cứu.
“Phải khẳng định rằng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp không phải chỉ hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp mà điều quan trọng là để cho người lao động nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động. Do đó bên cạnh hỗ trợ về tiền cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định liên quan đến doanh nghiệp, đào tạo nghề… để đảm bảo việc làm an sinh xã hội”, bà Nguyễn Thúy Anh nói.
*) Ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời kiến nghị của công nhân
Liên quan tới vấn đền nợ, chậm đóng BHXH, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: Nếu số nợ chậm đóng BHXH từ năm 2016 là 6% trên tổng thu BHXH trong 1 năm, đến năm 2022 đã giảm xuống còn 2,91% trên tổng thu trong 1 năm. Điều đó cho thấy sự quyết liệt của các ngành, các cấp, đặc biệt là sự chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội và sự phối hợp của BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt Nam…
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh trả lời kiến nghị của công nhân. |
Về tình hình nợ, chậm đóng BHXH, BHXH Việt Nam rất chia sẻ với người lao động và cũng rất trăn trở về vấn đề này. Qua phân tích, BHXH Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này. Trong đó, thường xuyên bám sát và nắm chắc tình hình doanh nghiệp, trên cơ sở đó các dòng tiền ưu tiên đóng trước cho người lao động.
Trên cơ sở dữ liệu sẵn có của BHXH Việt Nam, chúng tôi đã phân tích rủi ro, và nhận diện những doanh nghiệp có khả năng chậm và trốn đóng BHXH. Hiện chúng tôi đã xây dựng ứng dụng BHXH số - VssID. Đặc biệt, từ 1/5/2023, trong ứng dụng này đã báo tình hình chậm đóng BHXH từ 1 tháng trở lên của bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi vậy, người lao động khi cài ứng dụng này, doanh nghiệp nào đang nợ hoặc chậm đóng BHXH sẽ phát hiện ra. Trên cơ sở đó, người lao động sẽ cùng với tổ chức Công đoàn và BHXH Việt Nam đôn đốc doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động.
BHXH Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo thu nợ BHXH. Đồng thời, BHXH Việt Nam đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng sử dụng tất cả các biện pháp khác như: Công khai danh sách nợ, phối hợp với Công an để tiến hành đưa những hồ sơ đủ điều kiện chuyển sang cơ quan Công an để khởi tố… theo quy định.
Việc căn cơ là tới đây khi sửa đổi Luật BHXH cần đưa vào những biện pháp đủ mạnh để doanh nghiệp chấp hành nghiêm việc đống BHXH cho người lao động.
16h00: Công nhân tiếp tục nêu ý kiến
Chị Nguyễn Thị Ngoãn - Chủ tịch LĐLĐ quận 12 LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, Công đoàn có quyền tham gia giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chị Nguyễn Thị Ngoãn nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Để triển khai các hoạt động giám sát, Công đoàn đều phải phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan liên quan. Tuy nhiên, theo quy định của Đảng thì Công đoàn có quyền chủ trì, độc lập giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên. Nhiều trường hợp, Công đoàn cấp trên phát hiện thấy chủ doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật với người lao động, nhưng Công đoàn không tự mình được giám sát. Nếu đợi phối hợp với cơ quan chức năng thì có thể đã dẫn tới tranh chấp lao động, đình công.
Vì vậy, tôi đề nghị trong sửa đổi Luật Công đoàn lần này, Quốc hội cần quy định cho phép Công đoàn chủ động, độc lập trong hoạt động giám sát theo chủ trương và các quy định của Đảng.
Chị H'CHUYÊN NIÊ - công nhân Nông trường cao su Cuôr Đăng, Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk (tỉnh Đắk Lắk) nêu ý kiến
Với người lao động, đi làm trước hết là để có lương nuôi sống bản thân và gia đình, sau đó để cống hiến xây dựng đất nước. Vấn đề lương được tất cả đoàn viên, người lao động quan tâm, nhất là với người lao động trực tiếp.
Chị H'CHUYÊN NIÊ nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Trong những năm qua, Nhà nước đã quan tâm tăng mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng nhằm giảm bớt khó khăn, cải thiện cuộc sống của công chức, viên chức và người lao động. Tuy nhiên trong thực tế, lương chưa tăng thì giá cả đã tăng; gần đây giá thịt lợn, nhiều loại mặt hàng thiết yếu liên tục tăng, mức lương tối thiểu chưa đáp ứng mức sống tổi thiểu của người lao động; lương của phần lớn công chức, viên chức còn cách xa so với nhu cầu cuộc sống cơ bản.
Đề nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm giám sát, có giải pháp tiếp tục cải thiện lương cho công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và mức lương tối thiểu vùng để người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo thêm động lực tiếp tục cống hiến cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đất nước. Thu nhập đủ sống cũng là một giải pháp phòng, chống tham nhũng và giữ chân công chức, viên chức ở lại trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.
Anh Lại Hoàng Dũng - Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Electronic, tỉnh Bắc Ninh nêu ý kiến
Tôi được biết tại kỳ họp Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, Quốc hội đã giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp.
Anh Lại Hoàng Dũng - Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Electronic nêu ý kiến. |
Là Chủ tịch Công đoàn cơ sở, tôi rất hiểu anh chị em công nhân sẽ luôn cố gắng lao động, sản xuất khi đất nước, doanh nghiệp cần (như khi cả nước ta phải chống chọi với dịch bệnh Covid-19 vừa qua). Nhưng hầu hết anh chị em công nhân đều mong muốn được giảm giờ làm để có thêm thời gian chăm sóc gia đình, nhất là con nhỏ và tái sản xuất sức lao động; cũng là quy định để đảm bảo công bằng giữa lao động làm việc trong khu vực Nhà nước (40 giờ/tuần) và khu vực doanh nghiệp (48 giờ/tuần), trong khi hầu hết các nước đã duy trì chế độ làm việc 35 giờ - 40 giờ/tuần.
Việc giảm giờ làm là rất cần thiết cho người lao động, những các đồng chí lãnh đạo cũng hết sức yên tâm, khi các doanh nghiệp cần huy động làm thêm giờ, người lao động luôn sẵn sàng nhằm nâng cao thu nhập và giúp doanh nghiệp đáp ứng đơn hàng. Thậm chí, khi hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm giờ, người lao động cũng rất chia sẻ, như sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, theo đề nghị của Chính phủ, ngày 31/3/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Kính mong Quốc hội quan tâm giám sát, thúc đẩy để vấn đề này sớm trở thành hiện thực.
Chị Nguyễn Thị Thúy Hồng, công nhân Tổng Công ty May 10 nêu ý kiến
Chị Nguyễn Thị Thúy Hồng nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra rất phổ biến khiến cho hàng triệu công nhân lao động thiếu hoặc mất việc làm, dẫn đến thu nhập thấp, cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, nhiều công nhân lao động vướng vào “tín dụng đen”. Chưa khi nào người lao động mong muốn được đi làm như bây giờ.
Đề nghị Quốc hội và Chính phủ có giải pháp mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công để tạo việc làm mới, việc làm bền vững, đảm bảo mức lương đủ sống cho người lao động.
16h20: Đại diện các Bộ, ngành giải đáp kiến nghị, đề xuất của công nhân lao động
*) Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trả lời kiến nghị
Trả lời vấn đề về Luật Công đoàn và các thể chế Công đoàn trong vấn đề vui chơi, giải trí, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Về nội dung liên quan đến vấn đề sửa đổi Luật Công đoàn. Theo quy định tại Điều 10 Hiến pháp, Công đoàn tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát, từ đó Luật Công đoàn được cụ thể hóa từ quy định này.
Tuy nhiên, thời điểm ban hành Luật Công đoàn đúng thời điểm Quy định 218 liên quan đến quyền tham gia giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị xã hội trong đó có tổ chức Công đoàn. Theo đó, các tổ chức chính trị xã hội được độc lập giám sát những vấn đề liên quan đến đoàn viên, hội viên của mình.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trả lời kiến nghị tại Diễn đàn. |
Như vậy, quy định trong pháp luật và quy định trong Đảng có sự khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì các tổ chức chính trị xã hội chỉ được tham gia giám sát do Mặt trận chủ trì, quy định của Đảng thì độc lập. Trên cơ sở này, hiện nay, trong quá trình sửa đổi Luật Công đoàn, chúng tôi đã tiếp cận theo hướng thể chế hóa các quy định của Đảng thành quy định trong pháp luật. Công đoàn tổ chức triển khai giám sát độc lập và chủ động.
Thứ hai, về thể chế Công đoàn trong vấn đề vui chơi, giải trí. Những năm qua, bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất cho đoàn viên, người lao động thì việc chăm lo đời sống tinh thần cũng được tổ chức Công đoàn đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị 52 của Ban Bí thư, các hoạt động văn hóa, văn nghệ được các đơn vị tổ chức thường xuyên, liên tục như phối hợp tổ chức chương trình “Giờ thứ 9+” để đoàn viên, người lao động tham gia. Ngay trong không gian ngày hôm nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng dự kiến phát động Giải bóng đá công nhân viên chức lao động toàn quốc để nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
“Tuy nhiên, việc chăm lo đời sống tinh thần của người lao động cũng cần sự quan tâm của cả hệ thống chính trị. Qua diễn đàn này, tôi cũng đề xuất mong muốn các cơ quan, ban ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, cần quan tâm tham mưu, đề xuất, có được những điều kiện tốt hơn cho người lao động. Hướng tới công nhân của thế kỉ 21 sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, đời sống tinh thần tốt hơn”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đề xuất.
*) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dự kiến tháng 10 này, Trung ương sẽ ban Nghị quyết về chính sách xã hội tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đưa ra các mục tiêu đặt ra rất rõ ràng, phấn đấu đến năm 2023 Việt Nam sẽ là quốc gia tiên phong về chính sách xã hội; đồng thời dự kiến sẽ lựa chọn 3 khâu đột phá liên quan đến vấn đề xã hội và công nhân.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời tại Diễn đàn. |
Thứ nhất là tạo thị trường lao động ổn định, trọng tâm là tạo sinh kế lao động bền vững; thứ hai là tập trung vào các thiết chế tối thiểu về y tế giáo dục đáp ứng yêu cầu của quốc gia thu nhập trung bình cao; thứ ba tập trung phát triển hệ thống nhà ở xã hội, mục tiêu đến năm 2025 xã hội hóa 100 nghìn căn nhà, năm 2030 giải tỏa tất cả các nhà tạm khu vực nông thôn đặc biệt là sẽ tập trung xây dựng 1 triệu căn hộ cho công nhân và người thu nhập thấp.
Đối với về vấn đề cải cách tiền lương, trong thời gian 3 năm dịch Covid-19, khu vực công chức, viên chức không tăng lương tăng, nhưng có 3 đối tượng vẫn được điều chỉnh được tăng lương là công nhân khu vực doanh nghiệp qua điều chỉnh lương tối thiểu vùng và đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, còn từ 1/7 năm nay các đối tượng liên quan cũng đã được điều chỉnh tăng lương theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP tăng mức lương cơ sở.
Đối với lương tối thiểu vùng, dự kiến ngày 8/8 tới, Hội đồng tiền lương Quốc gia cũng sẽ họp nghe ý kiến của các bên: Đại diện doanh nghiệp (VCCI), đại diện người lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) để đánh giá thực trạng tình hình như thế nào: tình hình sản xuất của các doanh nghiệp thế nào, tình hình lao động thế nào, thu nhập của người lao động thế nào… từ đó tính toán xem năm 2023 có thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng không và điều chỉnh ở mức độ nào, và cơ quan quản lý nhà nước sẽ đưa ra phương án chính. Tinh thần là sẽ có sự hài hòa nhất tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và đảm bảo thu nhập, quyền lợi của người lao động.
*) Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội trả lời kiến nghị của người lao động
Trước những giãi bày của công nhân lao động về mong muốn được giảm giờ làm để có thêm thời gian chăm sóc gia đình, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội chia sẻ, quy định khuyến khích chủ sử dụng lao động giảm giờ làm 40 giờ/tuần với người lao động là quy định không mới.
Bộ luật Lao động trước đây đã khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện thời giờ làm việc thấp hơn 48 giờ/tuần. Tuy nhiên, quy định này vẫn chỉ là khuyến khích chủ sử dụng lao động áp dụng. Đây là trăn trở của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan quản lý lao động cũng như Ủy ban Xã hội của Quốc hội.
Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội giải đáp tại Diễn đàn. |
Bà Nguyễn Thúy Anh bày tỏ sự hoan nghênh với tổ chức Công đoàn thông qua Thỏa ước lao động tập thể, khuyến khích người sử dụng lao động giảm thời gian lao động từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần, đã có Công đoàn cơ sở ký kết được thỏa ước này. Tổ chức Công đoàn cũng đã tổ chức hội nghị biểu dương các Công đoàn cơ sở tiêu biểu có Thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có lợi cho người lao động. Trên cơ sở đó, tổ chức Công đoàn cần tiếp tục nhân rộng mô hình, cách làm hay.
Chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện giảm giờ làm cho người lao động, bà Nguyễn Thúy Anh cho rằng việc này cần nhiều yếu tố, năng suất lao động. Dự kiến diễn đàn về kinh tế xã hội của Quốc hội được tổ chức vào tháng 9 năm tới sẽ đề cập đến nội dung này… Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị tổ chức Công đoàn tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn Công đoàn cơ sở tiếp tục quan tâm đến Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp.
*) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến về nhóm vấn đề tiền lương và giảm giờ làm
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, mức lương tối thiểu trong lao động sản xuất và cải cách tiền lương sẽ được thực hiện theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, Quốc hội đã nhiều lần có Nghị quyết về vấn đề này. Trong đó Nghị quyết gần nhất là tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua sau khi giao Chính phủ báo cáo lộ trình cải cách tiền lương cả ở khu vực công và tư. Tại kỳ họp thứ 6 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét lộ trình, cân đối các nguồn lực.
Quang cảnh Diễn đàn người lao động năm 2023. |
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết: Hằng năm chúng ta đều xem xét cải cách tiền lương, khi chưa cải cách căn bản được tiền lương thì sẽ xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng dựa trên nguyên tắc đảm bảo mức sống cơ bản, năng suất lao động, chỉ số lạm phát CPI, giải quyết hài hòa mối quan hệ lao động, ổn định tiến bộ của doanh nghiệp và người lao động. Trên cơ sở đó có hội nghị hiệp thương của Hội đồng tiền lương sẽ tham mưu với cùng các cơ quan liên quan xem xét trình Chính phủ. Ủy ban Xã hội của Quốc hội sẽ tăng cường công tác giám sát để có quyết định phù hợp nhất.
Liên quan đến giảm giờ làm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là mục tiêu dài hạn và đánh giá cao các đơn vị liên quan đã trả lời rất thỏa đáng vấn đề này.
16h45: Công nhân tiếp tục nêu ý kiến
Chị Vi Thị Huyền - Công đoàn Công ty TNHH KSD tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến
Là Tổ trưởng Công đoàn, tôi rất băn khoăn, trăn trở khi đời sống tinh thần của công nhân lao động còn nghèo nàn. Công đoàn và doanh nghiệp đã tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao nhưng phần lớn công nhân vẫn chưa có điều kiện tham gia. Công nhân gần như chỉ quen thuộc với con đường từ máy đến nhà trọ và chiếc điện thoại thông minh.
Kính mong Quốc hội quan tâm giám sát từ khâu quy hoạch đến tổ chức thực hiện, đảm bảo hạ tầng xã hội gần doanh nghiệp, có đầy đủ trường học, nơi khám chưa bệnh, các thiết chế văn hóa, thể thao cho công nhân.
Anh Đoàn Trung Hiếu, công chức ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp nêu ý kiến
Anh Đoàn Trung Hiếu nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Tôi rất băn khoăn, lo lắng, mặc dù tại Diễn đàn Quốc hội, các đại biểu đã lên tiếng cảnh báo nhưng trong nhiều cơ quan nhà nước hiện nay, vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, ngại tham mưu, ngại ký, ngại triển khai thực hiện nhiệm vụ dẫn đến chậm tiến độ công việc, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp và nhân dân. Quá trình cải cách hành chính đang được đẩy mạnh, tuy nhiên vẫn còn một số nơi, một số việc, thủ tục hành chính còn rườm rà, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp và việc làm của người lao động.
Đề nghị Quốc hội và các cơ quan dân cử tăng cường giám sát, kiến nghị xử lý thực trạng này, để cả đất nước cùng nhau vượt khó, nỗ lực đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Chị Hoàng Thị Nguyệt Thu - Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc nêu ý kiến
Chị Hoàng Thị Nguyệt Thu nêu ý kiến. |
Chính sách tinh giản biên chế của Nhà nước là đúng đắn và rất cần thiết. Tuy nhiên có lúc, có nơi, việc triển khai thực hiện chưa đảm bảo mục tiêu giảm, nơi thừa và người yếu. Có cơ quan, trường học còn thiếu nhân lực, cần biên chế mà vẫn phải giảm, không được tuyển mới, dẫn đến áp lực công việc cho các công chức, viên chức rất lớn. Có nơi, không giảm được người có năng lực yếu, dẫn đến bức xúc, không tạo được động lực để cán bộ tích cực phát huy năng lực làm việc. Áp lực rất lớn, công việc thì nhiều, thời điểm ngày làm việc 8h không đủ để giải quyết hết việc công vụ.
Đề nghị Quốc hội quan tâm, giám sát vấn đề này và có các chính sách khoa học, phù hợp trong giảm biên chế.
Anh Nguyễn Văn Trung - Bác sĩ, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa nêu ý kiến
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP bổ sung phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức y tế dự phòng, y tế ở cơ sở có mức phụ cấp ưu đãi nghề từ mức 40 - 70% lên mức 100% trong 2 năm 2022, 2023. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình lại không được hưởng phụ cấp ưu đãi này, mặc dù họ cũng là biên chế của ngành Y tế.
Đây là thiệt thòi của đội ngũ cán bộ dân số làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; bởi: Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, tất cả nhân viên ngành Y, trong đó có cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã không quản hiểm nguy tham gia lấy mẫu bệnh phẩm, tăng cường hỗ trợ tại các ổ dịch xảy ra, tham gia tại cơ sở điều trị Covid-19.
Anh Nguyễn Văn Trung - Bác sĩ, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa nêu ý kiến. |
Quy định này được ban hành nhưng đến nay có nơi chưa có nguồn lực để thực hiện, cán bộ trong ngành mong mỏi, đợi chờ.
Kính mong Quốc hội quan tâm giám sát, đề nghị với Chính phủ có giải pháp tháo gỡ vấn đề này. Nhân đây tôi cũng đề xuất Quốc hội tiếp tục nghiên cứu tăng lương cho công chức, viên chức ngành đặc thù, đó là ngành Y tế.
Anh Trần Mạnh Hùng - Giáo viên huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nêu ý kiến
Bản thân tôi 9 năm công tác xa nhà, phải gửi con ở nhà cho người thân, các đồng nghiệp cũng vậy để lên biên giới cắm bản, thực hiện sự nghiệp giáo dục nơi biên giới. Cuộc sống của các cô giáo mầm non cắm bản rất thiệt thòi khi phải xa con nhỏ, gia đình.
Anh Trần Mạnh Hùng nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Bản thân tôi có 2 mong muốn, đề xuất: Đề xuất Quốc hội quan tâm nhà ở công vụ cho giáo viên tại vùng núi, hải đảo; đề xuất quy định giáo viên mầm non là nghề nặng nhọc, độc hại. Làm thế nào để giáo viên vượt qua khó khăn, yên tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Anh Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nêu ý kiến
Anh Nguyễn Chiến Thắng nêu ý kiến tại Diễn đàn. |
Là một người làm công tác nghiên cứu khoa học, tôi nhận thấy hệ thống chính sách pháp luật về khoa học công nghệ còn nhiều điểm nghẽn, thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, cũng như thúc đẩy trao đổi, mua bán các sản phẩm khoa học công nghệ trên thị trường; thiếu cơ chế hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp đổi mới, ứng dụng công nghệ; quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp còn nhiều bất cập; thiếu cơ chế khoa học mạnh, cơ chế thu hút sự tham gia của chuyên gia đầu ngành có khả năng dẫn dắt các hướng nghiên cứu mới; bất cập trong cơ chế tài chính, thanh quyết toán các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ; thu nhập của cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung còn thấp, nhất là đối với cán bộ trẻ.
Đề nghị Quốc hội quan tâm sớm hoàn thiện các chính sách khoa học công nghệ để nước ta không bị tụt hậu và thực hiện được khát vọng dân tộc phồn vinh, hạnh phúc.
PGS.TS Phạm Thị Huyền - Trưởng Bộ môn Marketing, trường Đại học Kinh tế quốc dân nêu ý kiến
Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học đang từng bước thực hiện tự chủ đại học theo Luật Giáo dục đại học (sửa đổi). Đây là một chủ trương đúng để khơi thông các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, còn vướng mắc về cơ chế, chính sách do sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể đó là giữa Luật Giáo dục đại học với các luật: Luật Viên chức, Luật Đầu tư công, Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách.
PGS.TS Phạm Thị Huyền nêu ý kiến. |
Do vậy mà nhiều nội dung, nhiệm vụ, các trường không thể triển khai được (các bất cập, chồng chéo cụ thể, giữa các luật, chúng tôi đã thể hiện trong báo cáo gửi Tổng Liên đoàn).
Tại Diễn đàn này, tôi trân trọng đề nghị Quốc hội tiến hành rà soát, sớm sửa đổi, hoàn thiện đồng bộ các quy định của pháp luật về thực hiện tự chủ đại học.
Đại diện các Bộ, ngành giải đáp các ý kiến, đề xuất của người lao động
*) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường trả lời tại Diễn đàn
Hiện nay, một số nơi đang xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân né tránh, đùng đẩy trách nhiệm và thoái thác công việc… Để giải quyết vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã có 3 công điện chấn chỉnh.
Hiện Bộ Nội vụ đã phối hợp cơ quan chức năng xây dựng các nghị định, quy định về khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để khích lệ, khơi dậy tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, các bộ, ngành cần thực hiện các chỉ đạo của Bộ Nội vụ, Chính phủ đẩy mạnh, rà soát chính sách, nhất là lĩnh vực kinh tế xã hội còn phát sinh, còn khó khăn vướng mắc.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường trả lời tại Diễn đàn. |
Đặc biệt, với vị trí, chức năng quản lý của nhà nước Bộ Nội vụ sẽ tập trung vào một số nội dung sau: Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi luật cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và nghiên cứu quy định, nghị định quy tắc đạo đức công vụ; khẩn trương hoàn thiện nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách công vụ, để tăng cường kiểm tra các hoạt động công vụ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân né tránh, đùng đẩy trách nhiệm và thoái thác công việc.
Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế, đây là chủ trương lớn của Trung ương và Bộ Chính trị. Thời gian vừa qua, việc tinh giản biên chế được triển khai từ năm 2015 và có nhiều quy định của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ… Từ năm 2015 triển khai tinh giản biên chế, về cơ bản đạt yêu cầu theo mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, khi tổng kết, đánh giá lại thì chưa đạt được chất lượng việc tinh giản, như chưa giảm được những cán bộ, công chức, viên chức kém chất lượng…
Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ có một số giải pháp nhằm làm tốt việc thực hiện tinh giản biên chế. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả; sắp xếp thu gọn đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập, nâng cao chất lượng hoạt động và mức độ tự chủ về tài chính.
*) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời kiến nghị tại Diễn đàn
Trả lời ý kiến của đại biểu Trần Mạnh Hùng - giáo viên huyện Minh Hóa, Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm nhà giáo, nhất là giáo viên công tác, giảng dạy ở vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu xa khó khăn thì có thêm nhiều chính sách ưu đãi khác như: Giáo viên nội trú, bán trú được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,3% mức lương tối thiểu, giáo viên dạy các lớp ghép được hưởng phụ cấp 50%... và nhiều chính sách ưu đãi khác.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời tại Diễn đàn. |
Riêng trong thời gian đại dịch Covid-19, trước tình hình giáo viên mầm non ngoài công lập chịu ảnh hưởng nặng nề, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đã có hơn 50 ngàn giáo viên mầm non ngoài công lập được thụ hưởng chính sách này với số tiền 158 tỷ đồng. Số tiền tuy không lớn nhưng là sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với giáo viên mầm non ngoài công lập.
Tuy nhiên, trên thực tế, so với những vất vả của giáo viên, nhất là giáo viên tại các vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn thì các chế độ, chính sách vẫn cần phải có sự ưu tiên, quan tâm hơn nữa để động viên họ.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tham mưu với Chính phủ thực hiện một số chính sách như: Đẩy mạnh kiên cố hóa trường học, trong đó ưu tiên xây nhà công vụ cho giáo viên làm việc ở các điểm trường khó khăn.
Bộ cũng đang phối hợp Bộ Nội vụ kiến nghị xem xét nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học, bước đầu đã có sự thống nhất và đang phối hợp với các Bộ, ngành khác để chính sách sớm được triển khai trong thời gian tới.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non vào danh sách ngành nghề nặng nhọc để xem xét các vấn đề liên quan đến tuổi nghỉ hưu.
Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trì xây dựng Luật nhà giáo, trong đó lưu ý đến các chính sách đối với nhà giáo khó khăn vùng sâu, vùng xa, khó khăn.
Có một vấn đề tại diễn đàn hôm nay, tôi cũng mong muốn Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan chức năng quan tâm đó là, qua rà soát, hiện cả nước có hơn 16 nhóm trẻ độc lập, phần lớn giáo viên ở các nhóm trẻ này không được đóng bảo hiểm xã hội nên rất mong có các giải pháp, chính sách quan tâm để bảo vệ quyền lợi giáo viên.
Đối với câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Huyền - Đại học Kinh tế quốc dân: Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Năm 2018, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học, Luật 34/2018/QH14 đã được ban hành đây là bộ luật quan trọng
Trong thực tế luật đã đi vào cuộc sống tạo ra tinh thần khí thế mới được đón nhận ghi nhận hiệu quả bước đầu trong triển khai, tuy nhiên còn một số điểm chồng chéo, mâu thuẫn. Trước mắt với thẩm quyền của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đề nghị sửa đổi Nghị định 99 hướng dẫn thi hành Luật 34/2018/QH14 điiều để tháo gỡ các vướng mắc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sửa đổi một số nội dung. Đặc biệt, theo Kế hoạch, Bộ đề xuất năm 2024 sẽ rà soát sửa đổi Luật 34/2018/QH14 để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, chồng chéo.
*) Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời kiến nghị tại Diễn đàn
Vấn đề thứ nhất về ý kiến của đại biểu tỉnh Quảng Ninh liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, Quốc hội cũng đã ban hành Luật an toàn thực phẩm, Chính phủ cũng đã có Nghị định, quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, bộ ngành, địa phương liên quan đến việc đảm bảo sức khỏe, an toàn thực phẩm. Trong đó, có 3 Bộ chính liên quan là: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế…
Thời gian qua, trong trách nhiệm của mình, các hoạt động liên ngành, các Bộ, ngành cũng đã tăng cường nhiều hoạt động giám sát liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thời gian vừa qua cũng còn rất nhiều khó khăn, còn một số vấn đề tồn tại.
Với chức năn quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề y tế, chúng tôi cũng đã tích cực tham mưu và đang có nhiều giải pháp để tăng cường hơn nữa chức năng kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm. Trong đó, có những giải pháp liên quan đến các cơ quan chức năng như Bộ Công an, các cơ quan truyền thông, nâng cao kiến thức, xử lý những vi phạm trong vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải đáp các kiến nghị tại Diễn đàn. |
Vấn đề thứ hai, liên quan đến kiến nghị anh Nguyễn Văn Trung (Bệnh viện Nhi Thanh Hóa), liên quan đến chế độ phụ cấp, tiền lương cán bộ y tế, đảm bảo trang thiết bị liên quan đến khám chữa bệnh. Thứ nhất, người lao động ngành Y tế thực hiện chế độ tiền lương theo thang bảng lương chung cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Trong các chế độ thang bảng lương này có rất nhiều chế độ phụ cấp. Riêng với ngành y đã có phụ cấp ưu đãi theo nghề, đặc thù theo nghề, độc hại nguy hiểm, đặc thù đối với một số bệnh viện, người lao động… Đây là chế độ phụ cấp đã được áp dụng trong những năm qua.
Riêng chế độ phụ cấp theo ngành, đây là chế độ phụ cấp dành cho cán bộ công chức, viên chức làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, phải ưu tiên làm việc do pháp luật quy định, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.
Ý kiến đại biểu có hỏi liên quan đến Nghị định số 05 về chế độ phụ cấp ưu đãi ngành, sửa đổi theo số Nghị định 56 ban hành từ năm 2011 về chế độ phụ cấp đối với cán bộ đang được đang được hưởng phụ cấp từ 40-70%, Chính phủ tăng lên 100%, tôi xin được báo cáo như thế này:
Đối với phụ cấp ưu đãi nghề, ngành y có 6 loại, tùy thuộc vào ngành nghề người lao động đang làm, từ mức 20,30,40,50,60,70%. Trong đó, mức 70% là cao nhất, ưu tiên cho các đối tượng người thường xuyên, trực tiếp làm trong các công việc nặng nhọc như chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân HIV, phong, lao, giám định pháp y…
Khi thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo quy định, sẽ ko có chế độ điều chỉnh phụ cấp theo lương. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19, một số dịch bệnh mới nổi ra, một số đối tượng được ưu tiên trong lĩnh vực y tế, Bộ Chính trị đã có quyết định số 125, trong đó, ưu tiên cho những đối tượng đang hưởng mức phụ cấp 70% thì sẽ được nâng lên là 100%, hưởng trong 2 năm 2022-2023. Còn lại, các đối tượng khác vẫn hưởng theo mức quy định.
Thời gian qua, chúng tôi cũng đã nhận được phản ánh về vấn đề cán bộ dân số không được tăng phụ cấp 100%, chúng tôi xin trả lời là việc nâng lên mức phụ cấp 100% chỉ ưu tiên cho những ngành được Bộ Chính trị cho phép những người làm trực tiếp, thường xuyên trong điều kiện chuyên biệt. Đây là quyết định của Bộ Chính trị để giữ chân cán bộ.
Để giải quyết các kiến nghị của cán bộ dân số, chúng tôi cũng đã báo cáo cơ quan chức năng. Theo đó, Nghị quyết số 99 ban hành trong tháng 6 vừa rồi cũng đã có đề nghị giao cho các bộ ngành tiếp tục nghiên cứu, đề xuất liên quan đến cải cách tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế. Hi vọng các vấn đề liên quan đến chế độ tiền lương liên quan đến nhân viên y tế sẽ được quan tâm, điều chỉnh phù hợp.
Về nội dung cán bộ y tế học dài hơn so với các ngành khác, chúng tôi cũng đã đề xuất, khi bắt đầu vào nghề sẽ được hưởng lương bậc 2, tuy nhiên đây vẫn đang là đề xuất, chờ chính sách cải cách tiền lương nói chung.
Về vấn đề liên quan đến vấn đề đảm bảo chất lượng y tế cho công tác khám chữa bệnh, trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Y tế cũng đã có rất nhiều các giải pháp để giải quyết vấn đề này. Bây giờ cũng đã có rất nhiều Luật, các Nghị định, Thông tư… các vấn đề, khúc mắc trong năm 2022 cơ bản đã được tháo gỡ.
*) Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ của Quốc hội Lê Quang Huy giải đáp ý kiến
Trả lời những kiến nghị của PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ của Quốc hội Lê Quang Huy đánh giá đây là những vấn đề thực tế và hết sức xác đáng liên quan đến 4 nội dung cụ thể. Tôi xin tiếp thu tất cả các ý kiến này.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ của Quốc hội Lê Quang Huy giải đáp ý kiến. |
Chúng tôi sẽ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội hoàn thiện các chính sách pháp luật theo hướng cân nhắc những khía cạnh chung, sẽ chú ý đến: Không phải nghiên cứu hết sẽ thành công hết; sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ; sản phẩm hết sức đặc thù là mô hình… Đồng thời, chúng tôi sẽ lưu ý những khía cạnh đó để thấm vào các công việc của mình trong công tác giám sát.
17h20: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tổng kết Diễn đàn
Phát biểu kết luận diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sau một buổi chiều làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, trao đổi thẳng thắn, xây dựng, Diễn đàn người lao động năm 2023 với chủ đề “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn” đã hoàn thành các nội dung, chương trình đề ra.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tổng kết Diễn đàn. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao công tác tổ chức và chủ đề của Diễn đàn người lao động năm 2023. Theo Chủ tịch Quốc hội, diễn đàn hết sức sôi động, hấp dẫn, lôi cuốn. Hơn 500 đại biểu đã đại diện cho đại diện cho 11 triệu đoàn viên, hơn 50 triệu người lao động cả nước, đại diện cho đầy đủ các thành phần công nhân, viên chức, lao động, công nhân lao động trong các ngành nghề, vùng miền…
Qua 4.600 ý kiến tổng hợp và 21 ý kiến trực tiếp tại diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đánh giá đây là những nhóm phản ánh sát thực tiễn tình hình về đời sống, việc làm; nói lên tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động, thể hiện tinh thần trách nhiệm của giai cấp công nhân đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nội dung thảo luận hôm nay đã tập trung vào các nhóm vấn đề như: Tạo việc làm, duy trì việc làm bền vững, nâng cao thu nhập, đời sống và cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề của người lao động; các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng và tiếp cận về nhà ở, thiết chế văn hóa cho công nhân; an sinh xã hội, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Đặc biệt, các ý kiến cũng phản ánh thực tiễn thi hành và góp ý sâu sắc, cụ thể đối với các chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các dự án luật liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người lao động như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Nhà ở, Luật Công đoàn, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Đất đai…
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan tổ chức Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và trân trọng cảm ơn các ý kiến phát biểu chân tình, thẳng thắn của các đại biểu đại diện cho đoàn viên, người lao động cả nước và bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đối với những khó khăn, vất vả mà anh chị em công nhân, người lao động đang hàng ngày phải đối mặt trong lao động sản xuất và đời sống - lực lượng trực tiếp làm ra của cải vật chất.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tại Diễn đàn hôm nay, các câu hỏi, ý kiến, đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, công nhân, người lao động đã cơ bản được đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, Ban, ngành liên quan trả lời. Đối với những vấn đề bức xúc, bất cập mà cử tri vừa nêu nhưng chưa được giải đáp, đề nghị các cơ quan của Quốc hội và các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp, tiếp thu và khẩn trương giải quyết. Đồng thời, đề nghị các cơ quan thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã trao đổi, thống nhất tại Diễn đàn, tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nội dung kiến nghị về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, người lao động phải được giải quyết triệt để.
Bên cạnh đó, một số vấn đề đề xuất, kiến nghị đã thuộc Chương trình xây dựng luật của Quốc hội nhiệm kỳ XV; đối với một số vấn đề khác chưa có trong Chương trình, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp với Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, nếu cần điều chỉnh, bổ sung ngay thì báo cáo đề xuất để Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Quang cảnh Diễn đàn người lao động năm 2023. |
“Thông tin đến các anh chị em đoàn viên, công nhân, người lao động là tháng 8/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt và triển khai các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, rà soát, đôn đốc việc thực hiện các luật, nghị quyết đã được ban hành từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV và sẽ đưa nội dung này thành hoạt động định kỳ sau mỗi kỳ họp Quốc hội. Đây là quyết tâm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật, để mỗi chính sách, pháp luật nói chung và các chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động nói riêng sẽ thực sự đi vào cuộc sống, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, qua đó, củng cố niềm tin và tạo động lực cho người lao động yên tâm lao động, sản xuất”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ thêm, Diễn đàn người lao động năm 2023 thực sự có ý nghĩa khi được tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Trải qua 94 năm hình thành và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, trở thành tổ chức rộng lớn, đại diện xứng đáng nhất của giai cấp công nhân, là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, gắn bó của giai cấp công nhân và người lao động.
Thời gian qua, Công đoàn Việt Nam cũng có rất nhiều đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động, thể hiện sự quan tâm sâu sắc với người lao động. Sau diễn đàn này, Chủ tịch Quốc hội mong Tổng LĐLĐ Việt Nam nghiên cứu tổ chức định kỳ hơn; nhận được các ý kiến tâm huyết của người lao động để thực hiện khát vọng hùng cường 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước.
Lưu ý năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cũng là thời điểm các cấp Công đoàn đang tổ chức đại hội, hướng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, tổ chức Công đoàn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, chất lượng để tổ chức thành công Đại hội… đề ra được những giải pháp căn cơ, toàn diện để tổ chức Công đoàn thực sự vững mạnh toàn diện, xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết người lao động; góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.
17h35: Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu đáp từ
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang trân trọng cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Quốc hội và cá nhân đồng chí Chủ tịch Quốc hội đối với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và tổ chức Công đoàn.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu đáp từ tại Diễn đàn. |
“Những lời động viên, chia sẻ và tiếp thu của lãnh đạo Quốc hội và lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành là động lực để đoàn viên, người lao động cả nước hăng say lao động sản xuất và cống hiến; là định hướng quan trọng để tiếp tục chăm lo, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” - Chủ tịch Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cho biết: “Thời gian tới, công nhân, người lao động nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về việc làm bền vững, thu nhập, đời sống, kỹ năng nghề nghiệp, về năng suất lao động... Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm mà đồng chí Chủ tịch Quốc hội vừa chỉ đạo, chúng tôi xin trân trọng tiếp thu, xin hứa sẽ quán triệt và triển khai thực hiện bằng những hành động cụ thể, thiết thực; trong đó tập trung trí tuệ để tham gia tích cực và có trách nhiệm trong xây dựng chính sách, pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; đồng thời động viên đoàn viên, người lao động cả nước tiếp tục nỗ lực vượt khó, thi đua lao động sáng tạo, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Quốc hội giao”.
17h45: Trao quà cho đoàn viên, người lao động có nhiều thành tích trong sản xuất, công tác; và đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà cho đoàn viên, người lao động xuất sắc. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trao quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn. |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội tặng quà lưu niệm cho Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. |
18h00: Phát động Giải vô địch bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023
Thay mặt lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Trưởng ban Tổ chức Giải bóng đá công nhân toàn quốc phát động Giải vô địch bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023.
Các đại biểu thực hiện nghi thức phát động Giải vô địch bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023. |
Theo đồng chí Nguyễn Mạnh Kiên, công nhân lao động là lực lượng chính tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn, cường độ làm việc cao, căng thẳng, thu nhập thấp, thiếu thốn cơ sở, vật chất, thiết chế phục vụ tập luyện thể dục, thể thao và sinh hoạt văn hóa tinh thần. Thấu hiểu điều đó, nhằm tạo sân chơi bổ ích, rèn luyện sức khỏe cho công nhân lao động cả nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi trẻ thống nhất phối hợp tổ chức Giải Vô địch bóng đá công nhân toàn quốc.
Cầu thủ tham gia thi đấu là công nhân lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, ưu tiên công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Giải thi đấu theo thể thức 2 vòng: Vòng loại khu vực và Vòng chung kết toàn quốc. Thời gian thi đấu từ tháng 8-11/2023. Trong khuôn khổ Giải đấu, còn có các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần được tổ chức thành “Ngày hội công nhân” với các hoạt động như: Gian hàng giảm giá, bốc thăm trúng thưởng, giao lưu văn hóa, văn nghệ, gặp gỡ những nghệ sĩ, cầu thủ nổi tiếng….
18h10: Bế mạc Diễn đàn
Các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động dự Diễn đàn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Thời sự 23/01/2025 18:59
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22